JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 125-133<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0038<br />
<br />
YÊU CẦU CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG<br />
VÀ NHỮNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO<br />
CẦN CÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM<br />
Nguyễn Thị Kim Dung1 , Trần Thị Tuyết Mai2<br />
1 Viện<br />
<br />
Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Trung học cơ sở Quyết Tâm, Thành phố Sơn La<br />
<br />
2 Trường<br />
<br />
Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một trong những khía cạnh đổi mới<br />
quan trọng được đề cập đến trong đổi mới giáo dục phổ thông. Những đặc trưng cơ bản của<br />
HĐTNST là: Sự trải nghiệm và sáng tạo của người học; sự đa dạng, tích hợp và phân hóa<br />
cao về nội dung hoạt động; Sự đa dạng về hình thức và phương pháp tổ chức; linh hoạt về<br />
quy mô và địa điểm; sự phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà<br />
trường; sự đa dạng và phong phú các mối quan hệ giao tiếp của học sinh;. . . Sự thay đổi<br />
này đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nói chung và sinh viên<br />
sư phạm nói riêng. Bài viết đi sâu phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông<br />
và những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng<br />
tạo.<br />
Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh viên sư phạm, năng lực, đổi mới giáo dục.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29<br />
đề ra là “. . . Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,<br />
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; . . . Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy<br />
tốt, học tốt, quản lí tốt;. . . ”. Để đạt được mục tiêu này, Nghị quyết cũng xác định một trong những<br />
giải pháp quan trọng là phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo<br />
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học,. . . Chuyển từ học chủ yếu trên<br />
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu<br />
khoa học... [3]. Để cụ thể hóa những mục tiêu và giải pháp trên trong Đề án đổi mới chương trình<br />
và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề xuất “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (HĐTNST) là<br />
một trong 3 thành phần chính và là một trong 9 nội dung học tập cơ bản của chương trình giáo dục<br />
phổ thông mới [2].<br />
Trường sư phạm với tư cách đào tạo những giáo viên tương lai – phải đi trước, đón đầu<br />
trong việc chuẩn bị cho giáo sinh ra trường đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.<br />
HĐTNST là nội dung giáo dục không phải mới hoàn toàn, đã có trong nội dung đào tạo môn Giáo<br />
Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 25/2/2017.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com<br />
<br />
125<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Mai<br />
<br />
dục học với tên gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, với mức độ quan trọng của<br />
nó được xếp tương đương với môn học và những thay đổi về nội dung và phương thức tổ chức thì<br />
rất cần có học phần riêng về vấn đề này. Chính vì vậy, cần phải bổ sung những nội dung đào tạo<br />
nhằm phát triển năng lực thiết kế, tổ chức HĐTNST cho sinh viên sư phạm để khi ra trường các<br />
em có thể đáp ứng các yêu cầu mới của nhà trường phổ thông. Bài viết đi sâu phân tích những yêu<br />
cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổ<br />
chức HĐTNST.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông về hoạt động trải nghiệm<br />
sáng tạo<br />
<br />
2.1.1. Vị trí của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông<br />
mới<br />
sau:<br />
<br />
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã xác định vị trí của HĐTNST như<br />
<br />
Hoạt động TNST dành cho tất cả học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 12 là hoạt động giúp các<br />
em vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm<br />
của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Bên cạnh việc hình thành và phát triển<br />
các năng lực chung của chương trình giáo dục, HĐTNST còn tập trung hình thành, phát triển các<br />
năng lực đặc thù cho HS, đó là: năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống,<br />
năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.<br />
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các phẩm<br />
chất nhân cách, những thói quen, kĩ năng sống cần thiết. . . Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS<br />
được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạt<br />
động lao động, các loại hình câu lạc bộ... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa<br />
là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS không<br />
những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách<br />
tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai<br />
đoạn này, mỗi HS cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ<br />
bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.<br />
Ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTNST được tổ chức gắn với nghề<br />
nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. HS sẽ được<br />
đánh giá về năng lực, hứng thú. . . và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai<br />
đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. HS được trải nghiệm với các ngành nghề<br />
khác nhau dưới các hình thức khác nhau [2].<br />
<br />
2.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
(i) Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br />
Theo Đinh Thị Kim Thoa: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông<br />
qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà<br />
trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa<br />
thành năng lực” [6].<br />
Tác giả Nguyễn Thị Hằng và nhóm nghiên cứu cho rằng: “HĐTNST là một loại hình hoạt<br />
126<br />
<br />
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...<br />
<br />
động giáo dục tích cực, tự giác có mục đích, được tổ chức theo phương thức trải nghiệm nhằm tạo<br />
điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu, nhằm hình thành<br />
và phát triển ở các em những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những<br />
năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, . . . . và phát huy khả năng sáng tạo ra cái mới<br />
có giá trị đối với bản thân và xã hội” [4].<br />
Nhìn chung, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất<br />
ở một điểm: HĐTNST là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và sáng<br />
tạo nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh (HS). HĐTNST coi trọng các hoạt động thực<br />
tiễn, mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân của HS, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển<br />
sự sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được<br />
tổ chức gắn liền với kinh nghiệm và cuộc sống của HS. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương<br />
pháp tổ chức HĐTNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Thuật ngữ<br />
“HĐTNST” vừa chứa đựng nội dung, đặc điểm, tính chất và phương thức tiến hành hoạt động.<br />
(ii) Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo [4-6]<br />
a) Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu đặc trưng cơ bản, chỉ rõ bản chất và phương thức<br />
hoạt động<br />
HĐTNST tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trong thực tiễn để tích lũy và chiêm<br />
nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của mình. HĐTNST<br />
có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ<br />
thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa<br />
tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm,<br />
ý tưởng sáng tạo; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản<br />
thân, được đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn. . . từ<br />
đó phát triển ở các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.<br />
b) Nội dung HĐTNST rất đa dạng, mang tính tích hợp và phân hóa cao<br />
Nội dung HĐTNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của<br />
nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo<br />
dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục<br />
lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo<br />
dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội,... Điều này làm cho các nội dung giáo dục thiết<br />
thực và gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em<br />
vận dụng những hiểu biết của mình vào việc giải quyết các vấn đề, những tình huống gặp phải<br />
trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, việc được tự nguyện lựa chọn<br />
tham gia nhiều loại hình HĐTNST đa dạng, phong phú, phù hợp với sở trường, sở thích, được thể<br />
hiện năng khiếu của mình giúp cho HS phát huy được thế mạnh, năng lực sáng tạo riêng của mỗi<br />
cá nhân.<br />
c) Hoạt động TNST được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phương pháp khác<br />
nhau [1]<br />
HĐTNST bao gồm các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mĩ,<br />
thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kĩ thuật, lao động công ích,... được tổ chức dưới nhiều<br />
hình thức, phương pháp khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu<br />
tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình<br />
nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm,<br />
kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng,<br />
127<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Mai<br />
<br />
phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn,<br />
không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của<br />
HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTNST, cả giáo viên lẫn HS đều có<br />
cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của<br />
các hình thức tổ chức hoạt động.<br />
d) Hoạt động TNST được tổ chức với quy mô và địa điểm linh hoạt, phù hợp với ngữ cảnh,<br />
điều kiện, yêu cầu của từng nội dung, loại hình hoạt động<br />
HĐTNST có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối<br />
lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế<br />
hơn về nhiều mặt như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia được nhiều<br />
hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh. HĐTNST có thể tổ<br />
chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng<br />
đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di<br />
tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân,<br />
các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ<br />
đề hoạt động.<br />
đ) Hoạt động TNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và<br />
ngoài nhà trường<br />
HĐTNST cần thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và<br />
ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban<br />
Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ,<br />
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp<br />
ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa<br />
phương,... Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt<br />
động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối<br />
hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (như: hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ<br />
chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do<br />
vậy, HĐTNST tạo điều kiện cho HS được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục;<br />
được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau.<br />
Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động.<br />
e) Tổ chức HĐTNST là quá trình tổ chức các mối quan hệ giao tiếp phong phú, đa dạng cho<br />
học sinh.<br />
Khi tham gia vào các loại hình hoạt động, các mối quan hệ giao lưu/ giao tiếp của HS càng<br />
trở nên phong phú, các em được giao tiếp, tương tác với những con người khác nhau: với bạn bè<br />
trong lớp, trong trường và với các trường học khác; với đại diện các lực lượng xã hội và vì thế<br />
quan hệ xã hội trở nên phong phú, giúp hình thành ở các em các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp<br />
tác. . . tóm lại là hình thành nên các giá trị, kĩ năng sống cho bản thân.<br />
h) Hình thành xúc cảm tích cực là nét đặc trưng quan trọng của HĐTNST<br />
Trải nghiệm trong hoạt động mang đến cho con người không chỉ tri thức mà có đánh giá của<br />
chủ thể, cảm xúc, thái độ. Thông qua hoạt động, HS được trải nghiệm xúc cảm khác nhau, hình<br />
thành được những xúc cảm tích cực. Xúc cảm là yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành nên tình<br />
cảm, thái độ, giá trị, niềm tin, hứng thú, say mê, quyết tâm. . . Như vậy, thông qua HĐTNST, HS<br />
sẽ được giáo dục xúc cảm, làm cơ sở để hình thành niềm tin, thái độ, giá trị của các em. Xúc cảm<br />
cũng là yếu tố quan trọng tạo động cơ, hứng thú cho hoạt động nói chung và sáng tạo nói riêng.<br />
128<br />
<br />
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh<br />
viên sư phạm<br />
<br />
2.2.1. Khung năng lực tổ chức hoạt động sáng tạo cần có đối với sinh viên sư phạm<br />
Trên cơ sở phân tích làm rõ quan niệm, mục tiêu và bản chất của HĐTNST, chúng tôi xác<br />
định khung năng lực tổ chức HĐTNST đối với sinh viên sư phạm – giáo viên tương lai bao gồm<br />
ba nhóm năng lực:<br />
(i) Nhóm năng lực lập kế hoạch: Năng lực xác định mục tiêu, nội dung HĐTNST; Năng lực<br />
lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức HĐTNST; Năng lực huy động các nguồn lực trong và<br />
ngoài nhà trường.<br />
(ii) Nhóm năng lực thiết kế HĐTNST: Năng lực xây dựng kế hoạch HĐTNST; Năng lực thiết<br />
kế từng loại hình HĐ TNST.<br />
(iii) Nhóm năng lực tổ chức HĐTNST: Năng lực tổ chức HĐTNST; Năng lực kiểm tra, đánh<br />
giá HĐTNST.<br />
<br />
2.2.2. Các yêu cầu cụ thể ở từng năng lực<br />
(i) Nhóm năng lực lập kế hoạch<br />
* Năng lực xác định mục tiêu, nội dung HĐTNST<br />
Mục tiêu chung của HĐTNST là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các<br />
năng lực tâm lí – xã hội. . . , giúp HS tích lũy kinh nghiệm trong các mối quan hệ, hoạt động, ứng<br />
xử, giải quyết vấn đề. . . cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân người học làm tiền đề<br />
cho cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống sau này. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, từng<br />
bậc học có những mục tiêu đặc thù và ngay trong từng trường, từng lớp mục tiêu HĐTNST cũng<br />
có những nét riêng.<br />
Nội dung HĐTNST được xây dựng thành các chủ đề mang tính chất mở, linh hoạt và tương<br />
đối độc lập với nhau dựa trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản xuất, khoa học công nghệ,<br />
giáo dục, văn hoá, chính trị xã hội,... của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để học sinh<br />
và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả. Ở mỗi bậc học, nội dung<br />
HĐTNST có những trọng tâm riêng, đặc thù của lứa tuổi.<br />
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:<br />
- Trình bày, phân tích được các mục tiêu, nội dung của HĐTNST bao gồm mục tiêu, nội<br />
dung chung và mục tiêu, nội dung từng bậc học;<br />
- Biết cách và xác định được mục tiêu chương trình HĐTNST cho lớp mình phụ trách trong<br />
giai đoạn thực tiễn nghề nghiệp (thực hành, thực tập sư phạm);<br />
- Biết cách và xác định được nội dung HĐTNST cho lớp mình phụ trách trong giai đoạn<br />
thực tiễn nghề nghiệp (thực hành, thực tập sư phạm),.<br />
* Năng lực lựa chọn các hình thức và phương pháp, phương tiện tổ chức HĐTNST<br />
Hình thức, phương pháp tổ chức HĐTNST ở cấp học rất phong phú, đa dạng. Cùng một<br />
chủ đề, nội dung giáo dục nhưng HĐTNST có thể được tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động<br />
với nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy theo điều kiện cụ thể<br />
của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Mỗi hình thức tổ chức HĐTNST đều có những đặc<br />
thù riêng, nhưng có một đặc trưng chung là mềm dẻo, linh hoạt và mở về không gian, thời gian,<br />
quy mô, đối tượng và số lượng người tham gia.<br />
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:<br />
129<br />
<br />