intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018" xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực học sinh như: tư chất bẩm sinh, khả năng tự rèn luyện, môi trường sống, môi trường giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 PREDISPOSING FACTORS TO STUDENT CAPACITY DEVELOPMENT AS REQUIRED BY THE GENERAL EDUCATION PROGRAM 2018 TRẦN THANH NGUYỆN, TRƯƠNG VĂN TUẤN Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, ttnguyen@iemh.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 09/9/2022 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là xu thế Ngày nhận lại: 10/9/2022 tất yếu của các nền giáo dục hiện nay. Công cuộc đổi mới giáo Duyệt đăng: 10/10/2022 dục phổ thông ở nước ta đã xác định: “Chuyển nền giáo dục Mã số: TCKH-SĐBT10-B12-2022 nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn ISSN: 2354 - 0788 diện cả về phẩm chất và năng lực”. Những yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh đã được xác định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu này, việc đầu tiên là cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực học sinh như: tư chất bẩm sinh, khả năng tự rèn luyện, môi trường sống, môi trường giáo dục. Từ khóa: Năng lực, yếu tố ảnh hưởng, giáo ABSTRACT dục phổ thông. Teaching based on developing students' capacity is an trend of today's education systems. General education in our country has determined "changing an education that is heavy on knowledge to an education that develops quality and Key words: capacity". The requirements for the development of students' Capacity, Influencing Factors, quality and capacity have been identified in the 2018 general General Education. education program. To ensure this requirement is fulfilled, the first thing to do is to identify the influencing factors to students' capabilities such as innate qualities, self-training ability, living environment, educational environment. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trên các phương diện: khái niệm, vai trò, các Phát triển năng lực học sinh là một quan thành phần năng lực, các giải pháp phát triển môi điểm, định hướng giáo dục đúng đắn trong bối trường dạy học theo định hướng phát triển năng cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Đã có rất nhiều lực [8]. Nhưng phải thấy rằng phát triển năng lực công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về cho học sinh là một việc không dễ vì nhiều lý do. vấn đề này. Trong một công trình nghiên cứu Do đó, nhận diện sâu sắc những yếu tố ảnh trước đây, chúng tôi đã có dịp đề cập đến vấn đề hưởng đến sự phát triển năng lực của học sinh là 4
  2. TRẦN THANH NGUYỆN – TRƯƠNG VĂN TUẤN việc làm cần thiết, để từ đó, có các giải pháp phù các phương diện: Là kiến thức, kỹ năng và các hợp triển khai thành công yêu cầu dạy học phát giá trị khác như: Sức khỏe, ý chí, thái độ… của triển năng lực học sinh theo Chương trình giáo học sinh; được hình thành trong quá trình sống, dục phổ thông mới (2018). học tập và rèn luyện; được huy động để giải 2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC quyết thành công một nhiệm vụ; gắn với hoạt HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH động thực tiễn trong học tập, trong cuộc sống. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 2.2. Phát triển năng lực học sinh 2.1. Khái niệm năng lực Phát triển là một phạm trù triết học để khái Năng lực (Competence) là một khái niệm quát một quá trình vận động từ thấp lên cao, từ mở, có tính đa nghĩa và cấu trúc các thành phần đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến của nó được nhìn nhận tùy thuộc vào bối cảnh hoàn thiện hơn. Đặc trưng của phát triển là tạo sử dụng. Trong tiếng Anh, “competence” có ra được cái mới, có sự tăng trưởng về hình thức nghĩa là năng lực hay khả năng, hoặc còn có và nội dung, có cấu trúc đa dạng hơn, có thêm nghĩa là thẩm quyền. Theo Từ điển tiếng Việt, vai trò, chức năng mới để có giá trị cao hơn, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc thích hợp hơn trong hệ thống. tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào Như vậy, việc phát triển năng lực của học đó; là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con sinh phải đạt đến các ý nghĩa sau: Các hoạt động người khả năng hoàn thành một loại hoạt động giáo dục của nhà trường phải tạo được sự phát nào đó với chất lượng cao [9, tr.660-661]. triển ngày càng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ Theo tác giả Lê Quân, David C. cho học sinh theo hướng tiếp cận được với thực McClelland là người đầu tiên đưa ra khái niệm tiễn; học sinh có khả năng vận dụng được kiến năng lực trong bài viết “Testing for competence thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết được các vấn rather than for intelligence” (Kiểm tra năng lực đề trong học tập, trong thực tiễn đời sống hiện tốt hơn trí thông minh)[10]. Từ kết quả nghiên tại và cả trong tương lai. cứu, David C. McClelland cho rằng các bài kiểm Theo đó, phát triển năng lực học sinh là tra ở trường lớp dường như không liên quan thực việc tăng cường hệ thống các biện pháp giáo sự đến năng lực. Ông cho rằng sẽ hữu ích hơn dục nhằm tạo được sự gia tăng các giá trị ở từng trong việc đánh giá các năng lực gắn với việc cá nhân học sinh, khơi gợi và phát huy những giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống. tiềm năng ở bản thân mỗi học sinh giúp các em Về sau, trong các công trình nghiên cứu của một vận dụng giải quyết được các tình huống trong số tác giả cũng đã đưa ra nhiều khái niệm khác cuộc sống. về năng lực [10, tr.16-17]. 2.3. Năng lực của học sinh theo chương trình Trong Chương trình giáo dục phổ thông giáo dục phổ thông 2018 2018, năng lực được thừa nhận là “thuộc tính cá Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn ban hành ngày 26/12/2018 tại Thông tư số có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tạo, năng lực của học sinh phổ thông được xác và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, định gồm các năng lực chung và các năng lực niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại đặc thù. hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn 2.3.1. Các năng lực chung trong những điều kiện cụ thể” [1a, tr.37]. Các năng lực chung bao gồm: năng lực tự Từ những quan niệm trên, trong bài viết chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, này, năng lực của một học sinh được hiểu trên năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 5
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 Học sinh phải có năng lực tự chủ, biết tự phổ thông). Học sinh có năng lực nhận thức công khẳng định, có ý thức bảo vệ quyền và nhu cầu nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, chính đáng; có ý thức tự học, tự hoàn thiện bản đánh giá công nghệ và thiết kế kỹ thuật; thực thân; biết tự điều chỉnh thái độ, tình cảm, hành hiện chủ đạo qua môn Công nghệ. vi; biết thích ứng với cuộc sống và định hướng Học sinh biết sử dụng và quản lý các được nghề nghiệp của mình. phương tiện công nghệ thông tin và truyền Học sinh phải nhận ra được ý nghĩa của thông; biết ứng xử phù hợp trong môi trường số; giao tiếp; xác định được mục đích, nội dung, giải quyết các vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ phương tiện và thái độ trong giao tiếp, trách thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ nhiệm của bản thân trong giao tiếp; biết thiết lập thông tin và truyền thông trong học và tự học; và phát triển các mối quan hệ; biết điều chỉnh và thực hiện chủ đạo qua môn Tin học. Học sinh có hóa giải các mâu thuẫn; xác định được mục đích năng lực nhận thức các yếu tố thẩm mĩ, phân và phương thức hợp tác, nhu cầu và khả năng tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ; tái hiện, sáng của người hợp tác; biết tổ chức thuyết phục tạo và ứng dựng các yếu tố thẩm mĩ; thực hiện người khác; đánh giá được hoạt động hợp tác; có chủ đạo qua các môn Âm nhạc, Mĩ thuật và Ngữ hiểu biết và tham gia vào các hoạt động hợp tác văn. Học sinh biết chăm sóc sức khỏe, có năng quốc tế. lực vận động cơ bản; tham gia các hoạt động thể Học sinh nhận ra được ý tưởng mới, phát dục, thể thao; thực hiện chủ đạo qua môn Giáo hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai dục thể chất. Tất cả những năng lực trên được được ý tưởng mới; biết đề xuất các giải pháp và hình thành, phát triển thông qua các môn học và tổ chức thực hiện; có khả năng tư duy độc lập. hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của 2.3.2. Các năng lực đặc thù nhà trường. Các năng lực đặc thù bao gồm năng lực 2.3.3. Hai giai đoạn phát triển năng lực học sinh ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực Giai đoạn giáo dục cơ bản: là giai đoạn giáo thẩm mỹ, năng lực thể chất; được hình thành, dục gồm 9 năm đầu tiên của giáo dục phổ thông phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, (từ lớp 1 đến lớp 9) nhằm trang bị cho học sinh tri phù hợp với đặc điểm của mỗi môn. thức, kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các Học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt và phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị ngoại ngữ qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết; tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi thực hiện chủ đạo qua môn học Ngữ văn và Ngoại nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; ngữ. Học sinh có năng lực tính toán thể hiện quan đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở các hoạt động: nhận thức kiến thức toán học, tư theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học duy toán học và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động. học; thực hiện chủ đạo qua môn Toán. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề Học sinh có năng lực nhận thức khoa học, nghiệp: Là giai đoạn giáo dục 3 năm cuối của tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội và vận dụng giáo dục phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12) nhằm được kiến thức, kỹ năng đã học; thực hiện chủ phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng đạo qua các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, sống lao động. Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học 6
  4. TRẦN THANH NGUYỆN – TRƯƠNG VĂN TUẤN 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ra. Theo Piaget (2009), trẻ em sinh ra với một cấu HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG trúc tâm trí rất căn bản (được di truyền rồi tiến LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG hoá), đó là cơ sở cho mọi việc học và hình thành HIỆN NAY kiến thức về sau [6]. Nhà xã hội học người Mỹ Phát triển không chỉ là sự vận động tự thân gốc Nga là Urie Bronfenbrenner (1917-2005), của vật, việc, hiện tượng. Mọi thực thể luôn tồn (Lý thuyết Sinh thái học (Bioecological Theory) tại trong một môi trường chung nhất và riêng của Urie Bronfenbrenner cho rằng sự phát triển biệt. Vì thế, sự phát triển của vật, việc, hiện của con người phụ thuộc vào: 1) Hệ thống vi mô: tượng ngoài yếu tố tự thân bên trong còn phải gia đình, nhà trường, bạn bè; 2) Hệ thống trung chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Khảo mô: khung cảnh mới, một quan hệ mới, tương tác sát của chúng tôi trên online với 325 người là mới mà cá nhân đang tham gia; 3) Môi trường bên cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường phổ ngoài và 4) Hệ thống vĩ mô bao gồm các chính thông ở nhiều khu vực trên cả nước cho biết các sách công, nền văn hóa và các tiểu văn hóa của xã yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hội) trong cuốn Sinh thái học về phát triển con năng lực học sinh hiện nay bao gồm: 1) Tư chất; người (1979) cũng cho rằng đây là một trong các 2) Hoàn cảnh, điều kiện sống ở gia đình; 3) Giáo yếu tố thuộc hệ thống vi mô ảnh hưởng đến sự dục của gia đình; 4) Môi trường học tập ở nhà phát triển của con người. trường; 5) Công tác giáo dục của nhà trường; 6) Tư chất có vai trò cần thiết trong quá trình Môi trường xã hội và 7) Sự tự giác học tập, rèn hình thành và phát triển năng lực của một người. luyện của bản thân học sinh. Trong đó, 89,3% ý Người có tư chất thông minh, đĩnh ngộ là người kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý các yếu tố trên có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, ghi nhớ có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát giỏi, khôn khéo, tài tình trong ứng đáp, rất dễ triển năng lực học sinh (số còn lại cho là ít ảnh thành công trong mọi việc. Thực tế xung quanh hưởng hoặc phân vân, chưa rõ). ta thỉnh thoảng vẫn bắt gặp một vài con người như 3.1. Tư chất (Personality) thế, trong nhà trường cũng vậy. Kết quả thống kê Tư chất là tính chất có sẵn của một người, từ khảo sát của chúng tôi cho thấy: có 84,62% ý là cái riêng, thuộc về cá nhân mỗi người. Dân kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng yếu tố tư gian vẫn thường gọi là “thiên tính”, là tính vốn chất có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực của có, do trời phú cho. Tư chất phần lớn chính là học sinh. gene di truyền, được thừa hưởng từ bố mẹ, sinh Hiểu được sự ảnh hưởng của tư chất là có ra đã có. Ta thường nói một đứa trẻ có tư chất thật đối với năng lực học sinh, dưới góc độ giáo thông minh là từ ý nghĩa này. Nguyễn Du cũng dục và quản lý giáo dục, nhà trường cần biết phát đã từng khẳng định vẻ đẹp, sự thông minh của hiện tư chất bẩm sinh trong mỗi học sinh và tạo nàng Kiều là “vốn sẵn tính trời”. các điều kiện thuận lợi để phát triển được các Tư chất cũng được hiểu là cả toàn bộ cơ thể năng lực phù hợp với tư chất đã có của mỗi em. của một con người khi chưa bị tác động bởi các Ảnh hưởng của tư chất cũng được xem xét để yếu tố khác từ bên ngoài, tạo nên sự khác biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ giữa người này với người khác. Cũng từ đây mà trong các bữa ăn bán trú của nhà trường. tâm lý học hành vi phân chia khí chất con người, Tuy nhiên, tư chất chỉ là điều kiện ban đầu đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, thành bốn loại: giúp cho quá trình tiếp thu tri thức, hình thành kỹ khí chất nóng nảy, khí chất linh hoạt, khí chất năng một cách nhanh chóng, thuận lợi. Năng lực bình thản, khí chất ưu tư. Bốn khí chất này như của một người như đã nói trên bao hàm nhiều yếu đã được định hình sẵn trong mỗi người từ lúc sinh 7
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 tố và được hình thành, phát triển qua nhiều giai thị 11/CT-TTg ngày 29/3/2017 của Chính phủ đoạn nên không thể chỉ những gì sẵn có là đủ. “Về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống 3.2. Hoàn cảnh, điều kiện sống ở gia đình trong gia đình” cũng đã chỉ ra cho thấy tình (Living Condition) trạng ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình… đang Sau yếu tố di truyền thì hoàn cảnh, điều có chiều hướng gia tăng gây ra nhiều lo lắng, kiện sống của gia đình là yếu tố khách quan tác bức xúc trong xã hội [13]. Điều này cũng khẳng động trực tiếp, sớm nhất đối với việc hình thành định mặt trái của những ảnh hưởng từ điều kiện và phát triển năng lực của một người. Đã có sống, hoàn cảnh sống của gia đình đối với sự không ít công trình nghiên cứu trong và ngoài phát triển năng lực học sinh. nước về ảnh hưởng của hoàn cảnh, điều kiện Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy có sống đối với nhân cách con người. Tác giả Khuất 90,4 % ý kiến được khảo sát đồng ý và hoàn toàn Văn Quý (2021) cho rằng gia đình là môi trường đồng ý rằng yếu tố hoàn cảnh sống, điều kiện sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con sống ở gia đình có ảnh hưởng đến sự phát triển người. Ông cũng cho biết các nghiên cứu trên năng lực của học sinh. Đây là một nguyên nhân thế giới đã chỉ ra có những cá nhân dù không gặp khách quan nhưng lại có tác động rất lớn đến sự các yếu tố thuận lợi vẫn có thể đạt được thành phát triển nhân cách của học sinh mà quá trình tựu trong cuộc sống mà đa phần là do nhận được giáo dục của nhà trường, của gia đình không thể sự hỗ trợ và đồng hành từ phía gia đình [11]. xem nhẹ. Về cơ bản, những đứa trẻ lớn lên trong một 3.3. Giáo dục của gia đình (Family Education) gia đình có hoàn cảnh, điều kiện sống thuận lợi Trong lịch sử khởi thủy của nhân loại, gia thì sự phát triển nhân cách cũng thuận theo các đình là nơi đầu tiên và duy nhất đảm nhiệm vai quy chuẩn xã hội, cả về thể chất, như một hạt trò giáo dục. Mở đầu cuốn Sổ tay giáo dục gia giống được nảy mầm, lớn lên tươi tốt trên một đình Nhật Bản có viết: “Nếu nhìn nhận giáo dục mảnh đất phù sa màu mỡ. Ngược lại, những gia ở nghĩa rộng, gia đình sẽ là ngôi trường đầu tiên đình có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn thường rất và ở đó cha mẹ là những nhà giáo dục vỡ lòng vất vả trong quá trình nuôi dưỡng và con cái lớn có sức ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất tới trẻ” [3, lên thường phát triển không đầy đủ về nhiều mặt. tr.4]. Giáo dục gia đình từ rất lâu cũng được xem Nhưng một thực tế hiện nay là không hẳn là một quan điểm nền tảng trong nguyên lý của những gia đình có điều kiện, hoàn cảnh tốt đều giáo dục Việt Nam: “Giáo dục nhà trường kết có ảnh hưởng tốt đến nhân cách của mỗi thành hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. viên trong gia đình. Nhất là trong bối cảnh hội Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy có nhập toàn cầu, kinh tế đang phát triển, nhiều giá 78,85% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng trị truyền thống đã biến đổi đang tác động rất giáo dục gia đình có ảnh hưởng đến sự phát triển lớn đến đời sống của từng gia đình. Có thể thấy năng lực của học sinh. các mối quan hệ trong gia đình hiện nay đang Thực tế cũng cho thấy ngay cả nhiều gia lỏng lẻo; không gian, thời gian sinh hoạt chung đình có hoàn cảnh, có điều kiện khó khăn mà vẫn đang thu hẹp dần; người lớn vì công việc nên nuôi dạy được những đứa trẻ nên người. Điều ưu tiên cho những quan hệ bên ngoài nhiều hơn; này chứng tỏ giáo dục trong mỗi gia đình vẫn trẻ con có nhiều thú vui riêng, dành nhiều thời đóng vai trò quan trọng hơn đối với điều kiện, gian hơn cho các mạng truyền thông, game hoàn cảnh sống. Thậm chí, giáo dục gia đình còn online… dẫn đến nhiều xung đột trong quan có vai trò quyết định đối với sự phát triển phẩm điểm kéo theo sự rạn nứt tình cảm, gia tăng mâu chất, năng lực của một đứa trẻ ít nhất trong suốt thuẫn trong gia đình. Đánh giá về việc này, Chỉ giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành. 8
  6. TRẦN THANH NGUYỆN – TRƯƠNG VĂN TUẤN Chính gia đình mới có nhiều ưu thế trong tác nhà trường. Nhận thức được điều này, nhà động, ảnh hưởng đến mỗi cá nhân vì những lý trường cần chủ động, tích cực trong công tác do sau đây: phối hợp với gia đình học sinh trên các phương Gia đình là nơi tập hợp những người gắn bó diện như: nâng cao nhận thức cho cha mẹ học với nhau do hôn nhân, có quan hệ huyết thống sinh hiểu được vai trò của gia đình, nắm được mà từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với những yêu cầu học tập, rèn luyện của học sinh; nhau một cách tự nhiên hoặc/và theo luật định. tư vấn cho cha mẹ học sinh các biện pháp giáo Gia đình là nơi có quan hệ nuôi dưỡng mà từ đó dục phù hợp; kết hợp với cha mẹ học sinh trong phát sinh tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn, tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. có trách nhiệm và bổn phận chăm sóc lẫn nhau. 3.4. Môi trường học tập ở nhà trường (Study Gia đình là nơi mọi thành viên có thời gian gần Environment) gũi nhau rất nhiều, hơn cả ở trường học, ở xã hội, Môi trường học tập ở nhà trường là nơi diễn từ đó, phát sinh mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, ảnh ra quá trình học tập của học sinh bao gồm cả môi hưởng qua lại, có trách nhiệm giữ gìn các quan trường vật chất và môi trường tinh thần có tác hệ bền vững. động rất lớn đến các hoạt động dạy học/ giáo dục Gia đình là nơi để lại những dấu ấn đầu tiên trong nhà trường. Khảo sát của chúng tôi cho và lưu giữ theo suốt cuộc đời, làm nền tảng cho thấy có 100% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng sự phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi người ý rằng môi trường học tập ở nhà trường có ảnh về sau. Gia đình là nơi hình thành những hành hưởng đến sự phát triển năng lực của học sinh. vi, thói quen, những giá trị, những kỹ năng đầu Vai trò tác động của môi trường học tập đối đời theo kiểu “học ăn, học nói, học gói, học mở” với người học trong mối quan hệ tương tác với và dõi theo những bước tự lập đầu tiên trong đời người dạy được chúng tôi biểu diễn trong mô của một người. Gia đình là thành trì vững chắc hình sau: cho mỗi người trước những tác động không tốt của xã hội, là nơi cội nguồn quay về trước những khó khăn, vấp ngã. Những quy ước ứng xử trong gia đình, hành vi, thói quen, thái độ, cách sống của cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái trong suốt cuộc đời và còn mang theo tiếp nối trong cả gia đình riêng Hình 1. Tác động của môi trường học tập đến mối sau này. Những giá trị truyền thống và nghề quan hệ tương tác trong dạy học nghiệp của gia đình cũng được lưu truyền bằng Theo đó, thái độ của người học có hứng thú, nhiều cách khác nhau, trở thành vốn sống cho tích cực hay không, tinh thần học tập có ý thức mỗi người trong quá trình phát triển. Gia đình trách nhiệm hay không, kết quả học tập đạt đến còn là nơi phối hợp với nhà trường trong việc đâu, khả năng tương tác với người dạy như thế giúp học sinh thực hiện các hoạt động theo yêu nào... tất cả đều đặt trong một bối cảnh học tập. cầu của chương trình giáo dục từ mầm non đến Đó là môi trường vật chất với thời gian, không trung học phổ thông. gian, thời tiết, các thiết bị, bàn ghế, tài liệu dạy Như vậy, hầu hết những phẩm chất và năng học... Các yếu tố này, một mặt tác động trực tiếp lực của một học sinh như: tình yêu thương, sự đến người học; mặt khác cũng được người học chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm, tính tự lập… thích nghi, tận dụng, tạo dựng thêm để phục vụ đều hình thành bắt nguồn từ giáo dục gia đình và cho việc học của mình. Cũng theo đó, thái độ của phát triển song hành với quá trình giáo dục của 9
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 người dạy, phương pháp giảng dạy, kế hoạch bài học sinh, với các tổ chức, cá nhân bên ngoài nhà dạy, nội dung dạy học... được người dạy triển trường tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho các khai như thế nào cũng được đặt trong bối cảnh hoạt động trong nhà trường. Nếu môi trường vật đó theo cách bị ảnh hưởng và chủ động thích chất chỉ là điều kiện cần có, giúp thúc đẩy quá nghi tương tự. trình phát triển năng lực thì môi trường xã hội có Chúng ta còn nhớ trong thư gửi ngành giáo vai trò chi phối đến xu hướng phát triển năng lực dục lần cuối (1968), Bác Hồ cũng đã căn dặn: người học. “Các cô, các chú, các cháu phải cùng Về ảnh hưởng của môi trường xã hội đến nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh việc hình thành và phát triển nhân cách con thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng người, từ ngàn xưa, kinh nghiệm dân gian đã cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Nhiệm vụ khẳng định: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Ăn trông nồi, vang. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. ngồi trông hướng”.... Những câu chuyện thực Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ tiễn giáo dục cũng chứng tỏ điều này. Câu nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chuyện về Mạnh Tử (372-289 tr.CN) mồ côi chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa cha, được sự giáo dục nghiêm khắc của mẹ là học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà Chương Thị, nhiều lần phải chuyển chỗ ở để trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi tránh những tác động xấu từ môi trường là một nhiệm vụ đó” [7, tr. 402-404]. Lời căn dặn này minh chứng khá rõ ràng. Khảo sát của chúng tôi thể hiện mối quan tâm của Người đến việc xây cho thấy có 84,62 % ý kiến đồng ý và hoàn toàn dựng, vun đắp một môi trường giáo dục tốt nhất đồng ý rằng môi trường xã hội có ảnh hưởng đến trong nhà trường. Quan điểm đó đã chi phối sự phát triển năng lực của học sinh. xuyên suốt đối với thực tiễn giáo dục nước ta qua Hiện nay, người dạy, người học, các nhà các thời kỳ. quản lý phải nhận thức rõ nhà trường không chỉ Ngày nay, phát triển một môi trường dạy là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục nói chung học với ứng dụng các thành tựu của công nghệ mà quan trọng hơn đó còn là môi trường có tác và kỹ thuật hiện đại theo xu hướng hội nhập toàn động rất lớn đến sự thành bại trong việc thực cầu nhằm phát triển tối ưu năng lực của người hiện mục tiêu giáo dục. Cho nên cần xây dựng học đang đem đến những thay đổi đột phá trong các cơ chế, quy định, điều kiện nhằm đảm bảo giáo dục. Vì vậy, xây dựng một môi trường vật sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa mọi thành chất đầy đủ, tiện nghi, hướng đến hiện đại; xây viên, mọi tổ chức, các lực lượng bên trong và dựng một môi trường tinh thần thân thiện, tích ngoài nhà trường; xây dựng các quan hệ hợp tác, cực, hướng đến hạnh phúc là việc càng phải thân thiện, tích cực trong và ngoài nhà trường để được chú trọng. hình thành được một môi trường xã hội có ảnh 3.5. Môi trường xã hội (Social Environment) hưởng tốt nhất đến sự phát triển năng lực của Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan học sinh. hệ có tác động trực tiếp/ gián tiếp tới hoạt động 3.6. Công tác giáo dục của nhà trường (School dạy và học của nhà trường. Ở tầm vĩ mô, trước Education) hết, đó là thể chế giáo dục, cơ chế, chính sách Bản chất của giáo dục là “hoạt động nhằm của xã hội, nền triết lý giáo dục của đất nước có tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tác dụng chi phối đến mục tiêu, xu hướng phát tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm triển của nhà trường; sau nữa là các mối quan hệ cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm với chính quyền địa phương sở tại, với cha mẹ chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [9, tr.394]. 10
  8. TRẦN THANH NGUYỆN – TRƯƠNG VĂN TUẤN Đó là quá trình hình thành cho con người những Giáo dục chính là yếu tố có sức ảnh hưởng kiến thức, kỹ năng, thái độ ban đầu và không lớn nhất đến nhân cách mỗi người. Khảo sát của ngừng củng cố, bổ sung, phát triển, gồm cả luyện chúng tôi cho thấy có 100% ý kiến đồng ý và tập, vận dụng trong nhiều môi trường khác nhau hoàn toàn đồng ý rằng công tác giáo dục của nhà để đạt được những giá trị gọi chung là nhân cách. trường ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát Hoạt động giáo dục của nhà trường tác triển năng lực của học sinh. động đến học sinh thông qua việc thực hiện Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật công tác giáo dục của nhà trường cần không Giáo dục và điều lệ của nhà trường. Đó là việc ngừng đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học các môn học và thực hiện các đổi mới các hình thức hoạt động, tăng cường hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, bảo cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần vệ môi trường, lao động công ích, giáo dục chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến hướng nghiệp,... nhằm hướng đến mục tiêu phát thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, 3.7. Sự tự giác học tập, rèn luyện của học sinh xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; (Student's Self-discipline) chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi Ngày nay, vai trò tự nhận thức, tự rèn luyện, vào cuộc sống lao động. Không chỉ thế, trong tự học của cá nhân được đánh giá rất cao, có tính quá trình tổ chức các hoạt động, nội dung giáo quyết định trong quá trình phát triển năng lực dục, đặc biệt là phương pháp giáo dục cũng tác của mỗi người. Đó là khả năng tự chủ, tự điều động mạnh mẽ, sâu sắc đến từng học sinh theo khiển, tự quản lý hành vi mà không cần sự thúc cách mà chính Luật Giáo dục cũng đã quy định đẩy hoặc kiểm soát của người khác. Suy cho tại Khoản 2, Điều 7: Nội dung giáo dục phải cùng, hành vi của mỗi người đều xuất phát từ phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, một động cơ, động lực bên trong mà chỉ chính tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học. người đó mới hiểu rõ được. Mọi tác động từ bên Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy ngoài, ngay cả giáo dục, cũng chỉ là tác nhân tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo kích thích để thúc đẩy thực hiện hành vi. của người học; bồi dưỡng cho người học năng Một học sinh biết tự giác trong học tập, rèn lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng luyện là một học sinh có ý thức về giá trị bản say mê học tập và ý chí vươn lên. thân, có lòng tự trọng, hiểu biết về bản thân, có Ngay từ thời cổ đại, Khổng Tử (551 – 479 phong thái tự tin, có kế hoạch trong mọi việc, có tr.CN) đã là người đầu tiên xác định vai trò của thể làm chủ mọi tình huống trong học tập, trong giáo dục đối với con người. Theo ông, bản tính cuộc sống. Yêu cầu của giáo dục ngày nay đòi ban đầu của người ta gần giống nhau, nhưng do hỏi học sinh không thể chỉ biết đến những nội quá trình học tập mà tạo nên những con người dung sẵn có trong sách giáo khoa, không thể lệ khác nhau: “Tính tương cận giã, tập tương viễn thuộc duy nhất vào bài giảng trên lớp của giáo giã” (Luận ngữ). Cũng đề cập đến vấn đề này, viên. Nhiều tình huống trong cuộc sống, trong năm 1942, khi nhìn người bạn tù đang ngủ trong học tập rất khó khăn, đầy thách thức, có khi quá nhà lao ở Quảng Tây, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ sức mình, không được quyền trợ giúp đòi hỏi Chí Minh đã viết: “Ngủ thì ai cũng như lương học sinh phải tự giải quyết; thành hay bại tùy thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. 11
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 10 – 2022 thuộc rất lớn vào khả năng tự học, tự rèn luyện biệt quan tâm. Giáo dục/dạy học trong nhà của bản thân học sinh. trường phải tôn trọng quyền tự chủ của cá nhân, Chính vì ý nghĩa đó mà Nghị quyết 29/NQ- giúp cho mỗi học sinh hình thành được tinh thần TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và tự giác, ý chí, nghị lực và các phương pháp học đào tạo đã xác định một trong các mục tiêu cụ tập phù hợp; đồng thời tạo các điều kiện để thúc thể của đổi mới giáo dục là: “Phát triển khả năng đẩy tinh thần tự học, tự rèn luyện của học sinh. sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” 4. KẾT LUẬN [5]. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng Về mặt biện chứng mà nói, con người là sản đặt ra yêu cầu nhà trường phải “giúp học sinh phẩm của tự nhiên, con người là sản phẩm của làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu xã hội và con người cũng là sản phẩm của chính quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự bản thân mình. Xác định các yếu tố ảnh hưởng học suốt đời”; phương pháp dạy học của giáo đến phẩm chất, năng lực của học sinh cần được viên cũng phải “khuyến khích học sinh tích cực xem xét dưới nhiều góc độ: tự nhiên, xã hội, tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài… từ năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện đó, có những giải pháp phù hợp với đặc điểm, thói quen và khả năng tự học”; học sinh được tổ vai trò của từng yếu tố. Là một yếu tố có vai trò chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc chủ đạo, công tác giáo dục trong nhà trường cần làm việc chung cả lớp đều phải bảo đảm mỗi học hướng đến những giải pháp phù hợp mang tính sinh được tự mình thực hiện các nhiệm vụ học toàn diện, đồng bộ nhằm phát huy tính tích cực, tập [1a]. chủ động, sáng tạo của từng học sinh, tránh kiểu Khảo sát của chúng tôi cho thấy: 86,54% ý giáo dục nhồi nhét, áp đặt, kiềm hãm sự phát kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng sự tự giác triển của học sinh. Đó là con đường phát triển học tập, rèn luyện của bản thân học sinh có ảnh thuận tự nhiên, theo quy luật, phù hợp với chuẩn hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực xã hội. Và đó cũng chính là con đường phát triển học sinh. Đây là yếu tố mà nhà trường cần đặc năng lực bền vững cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1a] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội. [1b] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Ban hành Điều lệ trường tiểu học, Hà Nội. [1c] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội. [2] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2017 Ban hành thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” [3] Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (2015), Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản, Nxb Phụ nữ. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 12
  10. TRẦN THANH NGUYỆN – TRƯƠNG VĂN TUẤN [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013, Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [6] Jean Piaget (2009), Lý thuyết phát triển nhận thức, https://www.simplypsychology.org/piaget.html, truy cập ngày 18-8-2022. [7] Hội đồng xuất bản (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, t.12, tr 402-404. [8] Trần Thanh Nguyện (2019), Phát triển môi trường dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [9] Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [10] Lê Quân (2016), Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [11] Khuất Văn Quý (2019), Gia đình và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (S.6) [12] Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, Luật số 43/2019/QH13. [13] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/3/2017 về đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, Hà Nội. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2