intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân. Trong các niên vụ gần đây, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu hơn 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xuất khẩu cà phê đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thu hút nhiều nguồn đầu tư vào địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK EXPORTS ACTIVITI BEANS COFFEE IN DAK LAK PROVINCE Võ Xuân Hội, Lê Thế Phiệt, Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên Email: vxhoi@ttn.edu.vn Tóm Tắt Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân. Trong các niên vụ gần đây, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu hơn 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xuất khẩu cà phê đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thu hút nhiều nguồn đầu tư vào địa phương. Cùng với đó, công tác quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột ngày càng được quan tâm; Tuy nhiên những hạn chế trong công tác xuất khẩu cà phê nhân cũng được đề cập đến là: các cơ sở chế biến cà phê ở Đăk Lăk đều có quy mô nhỏ, thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp lạc hậu; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột và việc quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê nhân đã được phân tích bao gồm: (1) Năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu; (2) Chất lượng sản phẩm; (3) Thị trường tiêu thụ; (4) Chính sách hỗ trợ của các cơ quan và các hiệp hội ngành hàng; Một số giải pháp đã được đưa ra là: (1) Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ; (2) Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu; (3) Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Đắk Lắk; (4) Tăng cường các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của các hiệp hội ngành. Từ khóa: Cà phê, xuất khẩu Abstract Coffee is one of the main export products of the Central Highlands region in general and of Dak Lak province in particular. In which, green coffee accounts for the majority of coffee exported. In recent crops, Dak Lak’s coffee has been exported to more than 75 countries and regions all over the world. Coffee export contributes significantly to Dak Lak's export turnover and attracts investment to the locality. In addition, the management and the use of geographical indications of Buon Ma Thuot coffee are increasingly concerned; However, the limitations in the export of green coffee are also mentioned including: coffee processing enterprises in Dak Lak are small-scale; the enterprises’ equipments and technologies are anachronistic; human resources are cannot adapt to the requirements; geographical indication of Buon Ma Thuot coffee and coffee brand promotion are not developed. Factors affecting green coffee export have been analyzed including: (1) Capacity of exporting enterprises; (2) Qualities of products; (3) Consumer market; (4) Supporting policies of agencies and industry associations. Some solutions have been proposed including: (1) Enhancing the capacity of export producing enterprises, especially small and medium enterprises; (2) Improving qualities of exported coffee beans; (3) Building and developing Dak Lak coffee brand; (4) Strengthening supporting policies of the State and industry associations. Keywords: bean coffee, export 1. Giới thiệu Đắk Lắk là trung tâm kinh tế chính trị khu vực Tây Nguyên, là thủ phủ cà phê của Việt Nam hiện là nơi sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng trên 30% tổng diện tích và sản lượng của cả nước. Trong các niên vụ gần đây, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu hơn 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, riêng niên vụ 2016-2017 cà phê Đắk Lắk xuất khẩu hơn 60 thị trường. Hoạt động xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk diễn ra sôi động và phát triển khá mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 cà phê tăng 88 triệu USD so với niên vụ 2015-2016. Xuất khẩu cà phê đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thu hút nhiều nguồn đầu tư vào địa phương. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê ở đây vẫn còn nhiều hạn chế, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh gặp các rủi ro trong kinh doanh phải thu hẹp hoạt động; Xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là cà phê nhân; Cà phê nhân xô đã 362
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 được các chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn và các doanh nghiệp ngoại tỉnh thu mua, chế biến và xuất đến công ty mẹ đóng tại các địa phương khác. Điều này là nguyên nhân làm cho sản lượng thu hoạch tăng cao nhưng lượng xuất khẩu lại giảm. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê Đắk Lắk chịu sự ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới, mà thị trường thế giới thì biến động thất thường do vậy ngành xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk chưa thực sự phát triển bền vững. Vì vậy việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê nhân tại các doanh nghiệp từ đó có những đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là thật sự cần thiết. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp đánh giá lợi thế so sánh Phương pháp đánh giá lợi thế so sánh trong xuất khẩu sản phẩm chỉ ra rằng một nước cần chuyên môn vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí thấp tương đối và nhập khẩu những sản phẩm có chi phí tương đối cao so với sản phẩm cùng loại của nước khác. Để đo mức độ lợi thế so sánh của sản phẩm này với sản phẩm khác, người ta dùng hệ số biểu thị lợi thế so sánh (The Conefficient of Revealed Comparetive Advantage, viết tắt là RCA). Hệ số RCA chỉ ra khả năng xuất khẩu của 1 quốc gia về 1 sản phẩm xác định trong mối tương quan với mức xuất khẩu thế giới của sản phẩm đó. Hệ số RCA được xác định theo công thức sau: RCA= : Trong đó: E1: Giá trị xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia A. EC: Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia A. E2: Giá trị xuất khẩu sản phẩm X của toàn thế giới. EW: Tổng giá trị xuất khẩu của toàn thế giới. Sản phẩm X của quốc gia A có LTSS khi tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của đó trong tổng giá trị xuất khẩu của cả quốc gia lớn hơn tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm đó trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn thế giới, tức là RCA >1. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng hệ số RCA để đánh giá lợi thế so sánh trong xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk. Với giả định E1 là gía trị xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk; EC là tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk; E2 là giá trị xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của cả nước; EW (EVN) là tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh nguồn cung cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk - Tổng sản lượng cà phê thu hoạch: Là số lượng cà phê thu hoạch được tính theo tấn. Thu hoạch được diện tích cà phê cho sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kí hiệu là Q (tấn) - Giá thu mua cà phê nhân bình quân trên địa bàn tỉnh: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền những chi phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ. ∑ Z(sp)=∑ Trong đó: Z(sp) : Giá thành sản phẩm Σz: Tổng giá thành sản phẩm 363
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 ΣQ: Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành - Cơ cấu nguồn cung cà phê: Nguồn cung cà phê gồm nguồn cung trong địa bàn tỉnh và nguồn cung ngoài địa bàn tỉnh. Cơ cấu là % nguồn cung cà phê trong địa bàn tỉnh và % nguồn cà phê thu mua ngoài tỉnh. - Cơ cấu sản lượng sản phẩm cà phê nhân: Số lượng sản phẩm cà phê nhân được sản xuất và chế biến trong tỉnh và số lượng sản phẩm cà phê nhân được thu mua ngoài tỉnh. 2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh: Số doanh nghiệp tham gia vào ngành xuất khẩu cà phê nhân. - Tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu: Tổng sản lượng cà phân nhân được xuất khẩu từ địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Giá xuất khẩu cà phê nhân: Dựa trên giá cà phê xuất khẩu trên thị trường London và giá xuất khẩu tại cảng FOB.HCM - Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu: Trên địa bàn Đắk Lắk chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân xô và cà phê hòa tan. - Cơ cấu khối lượng cà phê nhân xuất khẩu theo thị trường: Gồm số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân trên top 10 thị trường nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của tỉnh. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.1.1. Thị trường Trong những niên vụ cà phê gần đây, cà phê Đắk Lắk xuất khẩu hơn 75 nước trên thế giới, riêng niên vụ 2016-2017, cà phê Đắk Lắk xuất khẩu hơn 60 thị trường, giảm 7 thị trường so với niên vụ trước là Estonia, Genoa, Genova, Guatemala, Montenego, Nicaragua và Panama. Đạt kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất trong niên vụ này là thị trường Nhật Bản với 73,511 triệu USD, xếp sau đó là Đức 34,104 triệu USD… Có 34 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD, trong đó có 12 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD. Bảng 1: Top 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tỉnh Đắk Lắk Niên vụ 2015-2016 Niên vụ 2016-2017 STT Thị trường Số lượng (tấn) Kim ngạch (1.000 USD) Số lượng (tấn) Kim ngạch (1.000 USD) 1 Nhật Bản 32.249 56.598 34.022 73.511 2 Đức 22.085 37.551 15.266 34.104 3 Mỹ 13.818 23.040 15.125 31.173 4 Italy 12.789 21.828 13.254 28.865 5 Tây Ban Nha 5.425 11.255 11.412 24.464 6 Thụy Sỹ 23.180 41.043 9.465 20.112 7 Ấn Độ 7.513 15.664 8.381 20.273 8 Hàn Quốc 5.425 9.267 8.030 17.286 9 Mexico 3.330 5.227 6.935 14.422 10 Thụy Điển 336 575 6.797 14.138 Tổng cộng 126.150 222.048 128687 278.348 Nguồn: Sở công thương Đắk Lắk 364
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Niên vụ 2016-2017, kim ngạch 10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của tỉnh đạt 278.348 triệu USD, chiếm hơn 62% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn tỉnh. Qua thống kê có thể thấy các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk đã chủ động đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới nhưng số thị trường mới đạt kết quả chưa cao, mà vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống. Việc này sẽ dẫn đến tính cạnh tranh không cao và nguy cơ rủi ro tăng lên. So với niên vụ trước có 3 thị trường mới lọt vào top 10 thị trường có kim ngạch kim ngạch xuất khẩu cà phê cao là thị trường Hàn Quốc, Mexico, Thụy Điển. Thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất Nhật Bản tăng 16,913 triệu USD, tiếp đến là Thụy Điển tăng 13,31 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu giảm nhiều nhất là thị trường Thụy Sỹ đã giảm 20,931 triệu USD so với niên vụ trước. Đức tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê và nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong niên vụ này. Trong top 10 thị trường năm nay, Đức đã trở lại vị trí thứ 2 xếp sau Nhật Bản khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ giảm mạnh. Nhìn chung cà phê Đắk Lắk vẫn tập trung xuất khẩu sang các thị trường truyền thống lâu nay như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Italia… 3.1.2. Hình thức xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh Có hai hình thức xuất khẩu sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Nhưng thời gian gần đây, các doanh nghiệp luôn cố gắng hướng đến hình thức xuất khẩu trực tiếp và giảm dần hình thức xuất khẩu trung gian, để tối đa hóa lợi nhuân của mình. Điển hình là Công ty TNHH một thành viên XNK 2/9 Đắk Lắk, thì bắt đầu từ năm 2008 công ty đã thay đổi chiến lược. Thay vì xuất khẩu qua trung gian là các nhà thương mại thì công ty tiến hành xuất khẩu trực tiếp cho các nhà rang xay lớn trên thế giới, như Tập đoàn Nestle, Lavazza, DEMB, Mondelez, Ahold… Chiến lược này đã đem lại thành công và đột phá cho Simexco (Công ty TNHH một thành viên XNK 2/9 Đắk Lắk) trong hoạt động xuất khẩu. Hiện 50% bán trực tiếp cho nhà rang xay, 40% bán qua trung gian và 10% thị trường trong nước. Đa số các doanh nghiệp còn lại vẫn xuất khẩu gián tiếp theo loại hình FOB (Free on broad). 3.1.3. Tổ chức hoạt động xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk a. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê địa bàn tỉnh Đắk Lắk STT Tên đơn vị Số lượng 1 Doanh nghiệp thuộc Vinacafe 01 2 Doanh nghiệp địa phương 06 3 Doanh nghiệp FDI 03 4 Chi nhánh doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 01 Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk Số lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp: Công ty TNHH XK MTV 2/9 Đắk Lắk, Công ty TNHH Dakman Việt Nam, Chi nhánh Công ty CP tập đoàn Intimex – Buôn Ma Thuột và Công ty TNHH Cà phê Hà Lan – Việt Nam. Trong đó, Công ty TNHH một thành viên XNK 2/9 Đắk Lắk tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về xuất khẩu cà phê với 102.028 tấn, đạt kim ngạch 217,897 triệu USD; tiếp đến là Công ty TNHH Cà phê Hà Lan – Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 33.361 tấn; kim ngạch xuất khẩu 69.063 triệu USD. Hiện nay, tỉnh có 02 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hòa tan (Công ty TNHH Cà phê Ngon và Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Thái) trong tổng số 11 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh. Còn lại các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân xô. Đắk Lắk hiện có 260 cơ sở chế biến cà phê. Trong đó có 95 cơ sở chế biến cà phê nhân. Niên vụ 2016-2017, chế biến cà phê nhân đạt 360 nghìn tấn, số lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt 196.192 tấn, đạt kim ngạch 415.407 nghìn USD. So với niên vụ 2011-2012, thì chế biến cà phê nhân đạt 480 nghìn tấn, số lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt 365
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 295.703 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 614.701 nghìn USD. Niên vụ 2011-2012 được xem là niên vụ được mùa nhất từ giai đoạn trước đó đến niên vụ hiện tại. b. Tạo nguồn nguyên liệu Nguồn cung cà phê nhân cho các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh chủ yếu từ các hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn. Nhưng cũng có một phần không nhỏ nguồn cung cà phê từ các tỉnh khác. Qua các niên vụ cà phê từ năm 2011 đến năm 2017, tỉnh ta đã thu mua được hàng trăm tấn cà phê nhân xô mỗi năm với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Tìm hiểu việc thu mua để xuất khẩu từ đầu niên vụ cà phê 2012 đến 2017 được biết, nhiều doanh nghiệp thu mua cà phê xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như Công ty cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu 2-9, Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk... đều không mua được đủ nguồn hàng cà phê xuất khẩu theo kế hoạch. Thậm chí, không ít doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cà phê trong nước còn bị động, vỡ hợp đồng vì không có đủ nguồn hàng giao cho các đối tác theo đúng kế hoạch. Qua ba niên vụ gần nhất thì niên vụ cà phê 2014-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đã thu mua cà phê ngoại tỉnh khá cao là 80.904 tấn cà phê nhân xô từ các tỉnh lân cận với tổng trị giá 3.177 tỷ đồng. Tấn 500000 444121 454810 447810 450000 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 80904 50000 58000 50000 0 2014-2015 2015-2016 2016-2017 Niên vụ Trong tỉnh Ngoài tỉnh Hình 1: Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk c. Khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh Bảng 3: Khối lượng xuất khẩu cà phê nhân theo niên vụ của tỉnh Đắk Lắk Lượng cà phê nhân Sản lượng cà phê nhân Tỷ lệ khối lượng xuất khẩu Niên vụ xuất khẩu (tấn) xô thu hoạch (tấn) so với sản lượng (%) 2011-2012 297 068 487 748 60,91 2012-2013 223 474 412 182 54,22 2013-2014 196 391 462 433 42,47 2014-2015 171 419 444 121 38,60 2015-2016 192 411 454 810 42,31 2016-2017 201 126 447 810 43,92 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk 366
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Trong niên vụ cà phê 2011-2012, sản lượng cà phê nhân xô đạt 487.748 tấn. Đây được xem là niên vụ được mùa của cà phê Đắk Lắk và cả nước. Nhờ có diện tích cà phê cho thu hoạch tăng 12.000 ha so với niên vụ trước, thời tiết ổn định giảm được 1 phần chi phí sản xuất thất thoát trong thu hoạch. Đến niên vụ 2012-2013, sản lượng cà phê nhân xô đạt 412.182 tấn, giảm 15,5% so với niên vụ trước. Năng suất và sản lượng của niên vụ 2012-2013 đều sụt giảm do gặp thời tiết bất lợi vào kì thu hoạch gây rụng trái, diện tích trồng cà phê tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm, diện tích cho thu hoạch cũng giảm do diện tích già cỗi cần thanh lý và tái canh tăng. Niên vụ 2016-2017 diện tích cà phê tăng nhưng diện tích cho sản phẩm và năng suất bình quân giảm dẫn đến sản lượng giảm so với niên vụ trước. Sự tăng giảm sản lượng cà phê nhân xô thu hoạch được phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và hiện này diện tích cà phê già cỗi hết chu kì kinh doanh cần tái canh trên toàn tỉnh chiếm tương đối lớn. Mặt khác, lượng cà phê hòa tan xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đang dần tăng, có thể thấy các doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc sản xuất cà phê bột cà phê hòa tan. Điều này làm tỷ lệ cà phê nhân xô xuất khẩu so với lượng cà phê nhân thu hoạch được giảm dần. Từ niên vụ 2011-2012 cà phê nhân xuất khẩu chiếm tỷ lệ 60,81% đến niên vụ 2016-2017 còn 43,92%. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, niên vụ cà phê 2016-2017, xuất khẩu cà phê đạt 201.126 nghìn tấn, tăng 4.771 tấn so với niên vụ 2015-2016 (tăng 4,2%), chiếm tỷ trọng 13,5% so với cả nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 445,258 triệu USD tăng 88,779 triệu USD so với niên vụ trước (tăng 24,9%), chiếm tỷ trọng 13,3% so với cả nước. Nếu so với niên vụ 2015-2016, lượng cà phê xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đều tăng hơn so với cả nước (Niên vụ cà phê 2015-2016, số lượng cà phê xuất khẩu chiếm tỷ trọng 11,26% và kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng 11,3% với cả nước). Thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau: Lượng Kim ngạch 350000 612570 700000 300000 600000 504435 466598 445258 250000 500000 364139 356479 200000 400000 150000 298181 300000 100000 224728 228368 201126 200000 177097 196391 50000 100000 0 0 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 Niên vụ Lượng Kim ngạch Hình 2: Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk Từ biểu đồ xuất khẩu qua các niên vụ có thể thấy số lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh sụt giảm liên tục từ niên vụ 2011-2012 và bắt đầu tăng trở lại từ niên vụ 2015-2016, đáng chú ý là niên vụ 2014-2015 là niên vụ xuất khẩu cà phê của tỉnh đạt thấp nhất về cả số lượng và kim ngạch. Niên vụ 2016-2017 lượng cà phê xuất khẩu tăng hơn 4000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng hơn 88 triệu USD so với niên vụ 2015-2016. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng là do giá cà phê trong niên vụ 2016-2017 tăng, giá cà phê tăng dần từ đầu niên vụ duy trì ở mức trên dưới 42 triệu đồng/tấn, tăng 16,7% so với đầu niên vụ trước và tiếp tục tăng đến giữa niên vụ, thời điểm cao nhất đạt 47,4 triệu đồng/tấn sau đó chững lại và giảm nhẹ vào cuối niên vụ, tuy nhiên vẫn đạt ở mức cao hơn so với niên vụ 2015-2016. 367
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Nhìn chung xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là cà phê nhân, cà phê hòa tan trong các niên vụ gần đây số lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. d. Diễn biến giá xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh Trong các niên vụ gần đây, giá cà phê xuất khẩu trực tiếp tới các nhà rang xay bình quân đều ở mức cao trên 2000 USD/tấn. USD/tấn 2500 2000 2208 2214 2040 2073 2056 1500 1815 1000 500 0 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 Niên vụ Hình 3: Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk Niên vụ có giá cà phê xuất khẩu trực tiếp bình quân cao nhất là niên vụ 2012-2014 đạt 2208 USD/tấn. Niên vụ thấp nhất là niên vụ 2015-2016, giảm mạnh ở mức 1815 USD/tấn, đến niên vụ 2016- 2017 giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng trở lại, đạt 2214 USD/ tấn, tăng 399 USD/tấn so với niên vụ 2015-2016 (tăng gần 22%) và là mức tăng cao nhất trong vòng 5 niên vụ cà phê gần đây. Thể hiện rõ qua biểu đồ sau. Giá xuất khẩu bình quân trực tiếp tới các nhà rang xay thường cao hơn giá trên thị trường London Về giá trên thị trường London thì giá cà phê Robusta trên thị trường London trong niên vụ 2016-2017 bình quân là 2.090 USD/tấn, tăng 29,9% so với niên vụ 2015-2016 (giá bình quân niên vụ 2015-2016 là 1.609 USD/tấn). USD/tấn 2300 2202 2200 2145 2141 2161 2143 2119 2069 2086 2100 2037 2004 1982 2000 Giá FOB 2000 2058 2067 2057 2033 2015 Gía London 1900 1993 1965 1974 1958 1800 1918 1905 1898 1700 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tháng Hình 4: Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk 368
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Từ những tháng đầu niên vụ (từ 10/2016 đến tháng 3/2017), giá cà phê trên thị trường London đã ở mức cao và đang trên đà tăng theo giá thị trường thế giới, trong nước đang trong vụ mùa thu hoạch, nguồn cung tăng nên các nhà nhập khẩu đã chào mua giá FOB tại thành phố Hồ Chí Minh với mức trừ lùi trung bình từ 100-150 USD/tấn, đỉnh điểm tháng 11/2016 bình quân mỗi tấn cà phê xuất khẩu tại cảng FOB.HCM có giá thấp hơn giá trên thị trường London đến 152 USD/tấn. Từ giữa tháng 4/2017, khi giá cà phê có dấu hiệu chững lại và bắt đầu giảm thì mức trừ lùi giữa giá London và giá FOB.HCM giảm xuống và dao động ở mức từ 63-90 USD/tấn cho đến hết niên vụ là tháng 6/2017 (63 USD/tấn). e. Cơ cấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu Chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được chia làm ba chủng loại chính gồm: Cà phê nhân sàng 18, sàng 16, sàng 13 như bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu chủng loại sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk Đvt:% Loại 2015 2016 2017 S18 13 15.50 13 S16 43 46 41.50 S13 44 38.50 45.50 Tổng (%) 100 100 100 Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk Cà phê nhân sàng 18 có khối lượng xuất khẩu ít nhất nhưng thường được bán với giá cao (giá xuất khẩu bình quân năm 2017 là ); cà phê sàng 16 và sàng 13 chủ yếu là cà phê R2 tuy có số lượng xuất khẩu cao nhưng giá bán thấp hơn so với cà phê nhân loại R1 – sàng 18. Các doanh nghiệp Đắk Lắk xuất khẩu cà phê nhân phần lớn qua các nhà trung gian nên chưa có nhiều sự tiếp cận trực tiếp được với các rang xay trên thế giới và còn khó khăn trong tiếp cận với Sàn giao dịch cà phê London (Liffe). Ngoài ra do chưa xây dựng được thương hiệu cà phê chất lượng cao nên chủng loại xuất khẩu đơn điệu, chủ yếu là loại cà phê R2 (chiếm khoảng 60% tổng loại cà phê xuất khẩu). Các doanh nghiệp chủ yếu bán sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng dựa trên hợp đồng đã ký kết và phương thức bán hàng chủ yếu là hợp đồng giao sau có kỳ hạn. Chủ định của nhà nhập khẩu là mua cà phê nhân (chủ yếu là loại R2) với chất lượng trung bình và thấp của các doanh nghiệp để chế biến lại và làm nguyên liệu pha trộn vào sàn phẩm cà phê khác. 3.1.4. Lợi thế so sánh trong xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Để đo mức độ lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk so với cả nước, ta dùng hệ số biểu thị lợi thế so sánh RCA, hệ số này chỉ ra khả năng cạnh tranh xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk về sản phẩm cà phê nhân trong mối tương quan với mức xuất khẩu cả nước. Bảng 5: Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk so với cả nước (Đvt 1.000 USD) Chỉ tiêu 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 GTXK cà phê nhân 612.570 466.598 504 .35 364.139 356.479 445.258 Đắk Lắk GTXK cà phê nhân 3.394.000 2.962.760 2.938.000 2.600.000 3.154.000 3.344 000 cả nước Tổng GTXK Đắk 730.000 593.000 615.000 473.000 550 000 575.000 Lắk Tổng GTXK cả nước 11.457.000 13.220.000 15.010.000 16.211.000 17.594.000 21 .77.000 RCA 2,83 3,51 4,19 4,80 3,62 4,95 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Sở Công Thương Đắk Lắk 369
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Qua những niên vụ gần đây khi cà phê thế giới có sự chuyển biến mạnh về giá và lượng thì chỉ số RCA của mặt hàng cà phê Đắk Lắk nhìn chung đều tăng qua các năm, từ 2,83 niên vụ 2011-2012 đến 4,95 niên vụ 2016-2017, một mức tăng đáng kể, tuy nhiên ngành cà phê của tỉnh chịu tác động không nhỏ từ khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới làm chỉ số RCA tăng trưởng không đều. Niên vụ 2014-2015, chỉ số RCA là 4,8 nhưng đến niên vụ kế tiếp giảm mạnh còn 3,6 và niên vụ gần nhất lại tăng cao. Tuy nhiên chỉ số RCA mặt hàng cà phê nhân của Đắk Lắk đều lớn hơn 2,5 điều này phần nào nói lên rằng cà phê Đắk Lắk là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thế nhưng sự tăng giảm của chỉ số này có thể thấy cà phê Đắk Lắk vẫn chưa có khả năng đứng vững trước biến động của thị trường thế giới. 3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu a. Nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong tỉnh Trong chế biến: năm 2017, toàn tỉnh Đắk Lắk có 260 đơn vị chế biến cà phê, có 95 cơ sở chế biến cà phê nhân, 163 cơ sở chế biến cà phê bột, trong đó có 3 doanh nghiệp FDI tham gia chế biến cà phê bột, gồm: Công ty TNHH Dak Man, Công ty TNHH Olam tại Đắk Lắk, Công ty TNHH An Thái và 2 cở sở chế biến cà phê hòa tan. Trong kinh doanh xuất khẩu: Hiện nay trong tỉnh có 11 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê nhân, trong đó có: công ty TNHH 1 thành viên 2-9 Đắk Lắk, Công ty TNHH Anh Minh, Công ty TNHH Đắk Man Việt Nam, Công ty TNHH cà phê Hà Lan – Việt Nam, Chi nhánh Công ty CP XNK Intimex – Buôn Ma Thuột, Công ty TNHH Thương mại Nam Nguyệt, Công ty cà phê Phước An, Công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Ea Pốk và Công ty TNHH cà phê. b. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong tỉnh Khả năng năng tài chính của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khá ổn định. Tuy nhiên, vào một số thời điểm nguồn cung hoặc cầu về cà phê nhân tăng mạnh thì các doanh nghiệp khó xoay kịp vốn. Nhưng trong những năm gần đây, các doanh ngiệp đã được các ngân hàng thương mại cung ứng vốn vay kịp thời theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh. c. Khả năng nghiên cứu phát triển Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh đã biết chủ trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiêu thụ, và bán hàng trực tiếp cho các nhà rang xay, người tiêu thụ cuối cùng tại các quốc gia trên thế giới. Nhưng cũng còn có nhiều doanh nghiệp XNX trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên chưa thể đáp ứng tiêu chuẩn này. d. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật Các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn đã có sẵn cơ sở máy móc, thiết bị sản xuất cà phê nhân quy mô. 25 doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến ướt, năng lực chế biến chiếm 20% sản lượng cà phê toàn tỉnh với tổng công suất chế biến hàng năm trên 300.000 tấn cà phê/ năm. Bên cạnh đó, công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2/ 9 đã xây dựng khu tổng kho và nhà máy tại khu công nghiệp Hòa Phú - Thành phố Buôn Ma Thuột với tổng trị giá 13 tỉ đồng. Đầu năm 2009, công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu cà phê Tây Nguyên cũng đã khởi công xây dựng kho ngoại quan tại khu công nghiệp Hòa Phú với tổng nguồn vốn đầu tư 160 tỉ đồng. Những doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, như: Công ty cà phê Việt Thắng, Công ty cà phê Tháng 10, Công ty liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Buôn Ma Thuột,… đang tiếp tục đầu tư nguồn vốn trên 70 tỉ đồng để xây dựng hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến (ướt, khô), sàng phân loại, hệ thống bắn màu, máy sấy,… theo công nghệ hiện đại để chế biến cà phê nhân xuất khẩu. 3.2.2. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm hiện nay là một yếu tố quan trọng. Thị trường xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của ta đa số là thị trường khó tính như Đức, Nhật, Mỹ,… Các thị trường này luôn có tiêu chuẩn 370
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 nghiêm ngặt cho sản phẩm cà phê nhập khẩu. Hiện nay tiêu chuẩn mới (TCVN 4193 : 2005) được thừa nhận được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới. 3.2.3. Thị trường Trước tiên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác từ các tỉnh sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê từ các tỉnh khác trong Việt Nam như: Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước, Sơn La. Việc xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk nói riêng hay của cả nước Việt Nam nói chung còn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường nước ngoài. Thêm vào đó việc các doanh nghiệp còn xuất khẩu nhiều theo hình thức trung gian làm gia tăng sự phụ thuộc. Khi giá cà phê thế giới hay rõ hơn là giá trên thị trường London tăng hoặc giảm thì giá ở Đắk Lắk cũng thay đổi tương tự. Khi cung cà phê khan hiếm (giá thị trường thế giới tăng) thì họ sẵn sàng mua với giá cao, còn khi giá thị trường thế giới giảm thì họ ép giá thu mua, trong khi vẫn mua cà phê ở nước khác với mức giá cao. 3.2.4. Chính sách hỗ trợ của các cơ quan và các hiệp hội ngành hàng Có nhiều chính sách hỗ trợ nhà nước cho hoạt động xuất khẩu nói chung hay xuất khẩu cà phê nói riêng. Các chính sách về thuế quan, chính sách từ các Ngân hàng nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thu mua cà phê phục vụ xuất khẩu, nhất là nguồn vốn để tự tái canh cây cà phê. Niên vụ 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thu hút được 14 dự án đầu tư vào ngành chế biến cà phê với tổng vốn đầu tư 2.923 tỷ đồng, trong đó 10 dự án đã đi vào hoạt động, 04 dự án đang xây dựng. Có 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng nguồn vốn đầu tư là 1.462,9 tỷ đồng và 10 dự án đầu tư trong nước với tổng nguồn vốn đầu tư là 1.460,45 tỷ đồng. Nhìn chung các dự án này đều có chủ trương đầu tư từ 2014 trở về trước. 3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.3.1. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và phương thức quản trị tiên tiến theo cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp với từng thị trường và năng lực của doanh nghiệp; tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất – vận chuyển – chế biến – bảo quản – tiêu thụ, giữa nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học (trong nông nghiệp) , giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại thông qua phát triển hệ thống thông tin thương mại thị trường và tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo hỗ trợ doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp). Cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. 3.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu thì phải nâng cao từ khầu trồng trọt, chăm sóc, sản xuất, chế biến. Doanh nghiệp xuất khẩu, nhà chế biến phối hợp với người trồng cà phê. 371
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Doanh nghiệp hỗ trợ giống, vốn, khoa học kĩ thuật cho người trồng cà phê người trồng cà phê bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Như vậy vừa đảm bảo chất lượng cà phê nhân vừa đảm bảo nguồn cung sản phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Cải tiến kĩ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến, các doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến (ướt, khô), sàng phân loại, hệ thống bắn màu, máy sấy,… theo công nghệ hiện đại để chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Xây dựng năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu. Như là tổ chức chứng nhận VSCB Thúc đẩy hướng dẫn các tiêu chuẩn riêng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính như Đức, Nhật Bản, Mỹ,… Phát triển cà phê bền vững là xu hướng tất yếu của ngành để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Vì vậy, Nhà nước và địa phương cần khuyến khích hình thức liên kết phát triển cà phê bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Ngày 13 tháng 7 năm 2017, Nghị quyết “Phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được ban hành. Nghị quyết chỉ ra đầy đủ quan điểm, định hướng phát triển , mục tiêu, giải pháp thực hiện… Nghị quyết chỉ rõ mục tiêu chung: Xây dựng ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, tiến tới phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Tập trung các nguồn lực, chính sách đầu tư cho các vùng sản xuất cà phê theo quy hoạch, ưu tiên vùng có chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết dọc, liên kết ngang trong ngành hàng. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các khâu sản xuất, chế biến và tổ chức quản lý sản xuất; Nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. 3.3.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xác lập được thương hiệu cho cà phê nhân Robusta của tỉnh. Vào tháng 10 năm 2005, sản phẩm cà phê nhân Robusta của tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ Việt Nam cấp đăng bạ tên gọi Xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột (nay là Chỉ dẫn Đại lí (CDĐL) cà phê Buôn Ma Thuột). Vùng cà phê mang CDĐL Buôn Ma Thuột bao gồm diện tích 100.000 ha, với sản lượng cà phê nhân bình quân 250.000 tấn/ năm. Cà phê Buôn Ma Thuột là một sản phẩm nông sản được công nhận CDĐL lớn nhất Việt Nam, vì vậy, để quản lý và phát triển nó đòi hỏi phải có những bước đi khoa học, hợp lí. Cụ thể: - Hình thành tổ chức Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê nhân Buôn Ma Thuột. Sự ủng hộ và nhất trí của các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội này sẽ đảm bảo chất lượng ổn định, tạo uy tín bền lâu trên thị trường cho sản phẩm cà phê nhân mang CDĐL Buôn Ma Thuột. - Xây dựng mô hình và hệ thống quản lí CDĐL để hoàn thiện và mở rộng phương pháp tổ chức quản lí sản phẩm mang CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột. - Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm, theo đó sản phẩm mang CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột sẽ được kiểm tra, giám sát chất lượng theo tiêu chuẩn cụ thể và có thể truy nguyên, tránh sự lạm dụng làm mất uy tín của sản phẩm cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. - Nghiên cứu thị trường, ngành hàng và xây dựng hệ thống thương mại cho sản phẩm cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. - Xây dựng trang Web để thông tin về sản phẩm cà phê nhân mang CDĐL Buôn Ma Thuột. Đồng thời, quảng bá sản phẩm cà phê nhân Buôn Ma Thuột ra thị trường thế giới. 372
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê “Buon Ma Thuot Coffee” ở 17 nước đang xin đăng ký đến năm 2030 mở rộng ở một số nước tiêu thụ cà phê khác trên thế giới. 3.3.4. Tăng cường hỗ trợ của cơ quan liên quan và của các hiệp hội ngành. Theo kiến nghị của hiệp hội Vicofa, thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/NĐ-CP ngày 17/03/2013, cho sửa đổi bổ sung Nghị định 54/2013/NĐ- CP theo nghị quyết 02/2013/NQ-CP của Chính phủ và Nghị định số 75/2011/NĐ-CP gia hạn thời gian vay vốn tốn đa là 36 tháng đối với vay tín dụng xuất khẩu cà phê không cân đối được với nguồn vốn trả nợ theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) và kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét khoanh nợ và cho vay mới đối với các doanh nghiệp có nợ xấu (tổng mức nợ xấu của ngành cà phê khoảng 3 tỷ đồng) đang tiến hành tái cơ cấu nợ và tiếp tục gia hạn cho ngành cà phê vay ngoại tệ có lãi suất thấp hơn so với vay đồng tiền Việt Nam. Bản thân Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng TMCP thúc đẩy giải ngân, giúp người sản xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư cho trồng, chăm sóc, chế biến và vốn để thu mua xuất khẩu cà phê. Xúc tiến thương mại: Các hoạt động xúc tiến thương mại là là hoạt động nhằm quảng bá, phát triển thương hiệu cà phê nhân Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của tỉnh với các nhà rang xay cà phê trên thị trường nước ngoài, hạn chế các hoạt động trung gian, tăng thu lợi nhuận trực tiếp. Trong hoạt động xúc tiến thương mại, vai trò của Hiệp hội rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của thương hiệu. Chính vì vậy phải nhanh chóng thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê nhân Buôn Ma Thuột. Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột được thành lập năm 2010 Hiệp hội kết hợp với các ban ngành liên quan tổ chức Lễ hội cà phê để quảng bá sản phẩm cà phê nhân tới các đối tác trong và ngoài nước. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các hiệp hội xây dựng hệ thống thông tin phân tích, dự báo về cung cầu, giá cả thị trường quốc tế, kết nối với các hệ thống cơ sở dự liệu thị trường, xúc tiến thương mại của các Bộ, ngành liên quan để cung cấp cho các doanh nghiệp hội viên. 3.3.5. Sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu Tại thị trường khó tính như Đức hay Nhật Bản, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có trình độ công nghệ thông tin cao nên thương mại điện tử được sử dụng khá nhiều. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân trong tỉnh cần tăng cường sử dụng loại hình này nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Để tiến hành thương mại điện tử việc đầu tiên phải làm là xây dựng trang web thông tin về công ty, về sản phẩm cà phê nhân, cập nhật những thông tin liên quan để đối tác có được những thông tin cần thiết. Tiếp theo, doanh nghiệp phải tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kĩ năng, kinh nghiệm trong thương mại điện tử. Thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh có cơ hội xuất khẩu trực tiếp với đối tác, giảm bớt chi phí trung gian. Tuy nhiên, khi tiến hành thương mại điện tử các doanh nghiệp trong tỉnh phải tìm hiểu kĩ các nguồn luật điều chỉnh nó, như tại Đức thì các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu được quy định trong Bộ luật dân sự. 4. Kết Luận Hoạt động thu mua cà phê nhân diễn ra trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh ta luôn cố gắng vận động các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua hoàn toàn cà phê trong tỉnh. Điều này giúp hỗ trợ nâng cao đời kinh tế người dân trong tỉnh và góp phần nâng cao thương hiệu cà phê xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk. Đối với khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại. nhưng tốc độ còn chậm và chưa ổn định. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu cà phê hòa tan và giá cà phê còn phụ thuộc quá nhiều vào giá thế giới hay giá London. 373
  13. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Giá cà phê xuất khẩu của tỉnh ta dựa vào giá FOB và giá London. Ta khó mà chủ động trong giá cà phê này. Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh ngày càng hoạt động mạnh mẽ. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã từng bước mở rộng hoạt động, thay đổi cách thức hoạt động để hội nhập với ngành xuất khẩu cà phê thế giới. Thay đổi dần từ xuất khẩu gián tiếp đến xuất khẩu trực tiếp. Giải pháp của tỉnh được đưa ra sát theo các khó khăn còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu cà phê của tỉnh. Hướng giải pháp đến xuất khẩu sản phẩm cà phê có thương hiệu về chất lượng hơn là số lượng. Tóm lại, để nâng cao cũng như cải thiện khả năng xuất khẩu cà phê nhân của tỉnh cần có sự kết hợp chặt chẽ từ các doanh nghiệp xuất khẩu, các hộ trồng cà phê trong tỉnh và các ban ngành, cơ quan nhà nước có liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBND Tỉnh Đắk Lắk (2016). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2015-2016 và kế hoạch niên vụ cà phê 2016- 2017. 2. UBND Tỉnh Đắk Lắk (2017). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2016-2017 và kế hoạch niên vụ cà phê 2017- 2018. 3. UBND tỉnh Đắk Lắk (2016). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạt phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo ANQP tháng 11/2016 và triển khai nhiệm vụ tháng 12/2016. 4. UBND tỉnh Đắk Lắk (2017). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạt phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo ANQP năm 2017 và phương hướng năm 2018. 5. Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê nhiệm kỳ VII (2011-2014) và phương hướng nhiệm kỳ VIII (2014-2017) của Vicofa. 6. Bộ Thông tin (2010), Thông tư Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010. 7. Báo đầu tư, Doanh nghiệp cà phê yếu vì thiếu kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế, http://doanhnghieptrunguong.vn/don-vi-truc-thuoc/nong-nghiep/201206/doanh nghiep-ca-phe-yeu-vi-thieu- kinh-nghiem-trong-giao-dich-quoc-te-2163501/, 13/06/2012. 8. Mai Ca, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê: Cần mạnh tay đầu tư cho công nghệ!, http://baocongthuong.com.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-ca-phe-can-manh-tay-dau-tu-cho-cong-nghe.html, 18/04/2011. 9. Giá cà phê, Các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, http://giacaphe.com/47877/danh-sach-cac-nuoc- xuat-khau-ca-phe-hang-dau-gioi/, 02/2016. 10. Đỗ Lan, Xuất khẩu cà phê: Tập trung củng cố thị trường truyền thống, http://baodaklak.vn/channel/3483/201604/xuat-khau-ca-phe-tap-trung-cung-co-thi-truong-truyen-thong- 2429906/, 02/04/2016. 11. Ngô Thị Mỹ (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam, Đại học Thái Nguyên. 12. Minh Thông, Khẳng định thương hiệu trên thị trường xuất khẩu cà phê, http://baodaklak.vn/channel/3483/201608/khang-dinh-thuong-hieu-tren-thi-truong-xuat-khau-ca-phe- 2447934/, 20/08/2016. 13. Tuệ Văn, Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam, http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/De- xuat-thanh-lap-Quy-Phat-trien-Ca-phe-Viet-Nam/248998.vgp, 04/03/2016. 14. Gabrielle Dunlevy, The Indonesian coffee growers turning profit into progress, http://sea- globe.com/indonesian-coffee-growers/, 25/07/2016. 15. Julia Symmes Cobb, Luis Jaime Acosta, Colombian 2017 coffee output could hit 24-yr high-federation head, http://www.cnbc.com/2017/01/19/reuters-america-interview-colombian-2017-coffee-output-could- hit-24-yr-high-federation-head.html, 19/01/2017. 374
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1