intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân bằng acid sulfuric

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân bằng acid sulfuric được đánh giá thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ acid sulfuric và thời gian thủy phân có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính chống oxy hóa, độ deacetyl và hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân bằng acid sulfuric

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CHITOSAN THỦY PHÂN<br /> BẰNG ACID SULFURIC<br /> ANTIOXIDATIVE ACTIVITY OF CHITOSAN HYDROLYSATE PREPARED<br /> BY USING SULFURIC ACID<br /> Huỳnh Nguyễn Duy Bảo1, Phan Đình Thụy2<br /> Ngày nhận bài: 12/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 22/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân bằng acid sulfuric được đánh giá thông qua khả năng khử gốc tự<br /> do DPPH và tổng năng lực khử. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ acid sulfuric và thời gian thủy phân có ảnh hưởng<br /> đáng kể đến hoạt tính chống oxy hóa, độ deacetyl và hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân. Chitosan thủy phân bằng acid<br /> sulfuric 250 mM trong 24 giờ ở 30 ± 2oC có độ deacetyl là 89,1 ± 0,3%, hiệu suất thu hồi là 67 ± 3% và hoạt tính chống<br /> oxy hóa cao nhất.<br /> Từ khóa: Chitosan, Chống oxy hóa, Độ deacetyl, Thủy phân<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The antioxidative activity of chitosan hydrolyzed by sulfuric acid was evaluated by the DPPH radical scavenging<br /> activity and total reducing capacity. The results showed that sulfuric acid concentration and hydrolysis time significantly<br /> affected the antioxidant activity, degree of deacetylation and recovery of chitosan hydrolysate. Chitosan hydrolyzed by<br /> using 250 mM sulfuric acid for 24 hours at 30 ± 2°C had the highest antioxidative activity. The degree of deacetylation and<br /> recovery of chitosan hydrolysate prepared under this condition were 89.1 ± 0.3% and 67 ± 3%, respectively.<br /> Keywords: Chitosan, Antioxidant, Degree of deacetylation, Hydrolysis<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chitosan là sản phẩm deacetyl hóa chitin, một<br /> polymer hữu cơ phổ biến trong thiên nhiên được tạo<br /> ra trung bình 20 g trong 1 năm/1 m2 bề mặt trái đất.<br /> Chitosan và dẫn xuất của chúng có rất nhiều ứng<br /> dụng trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp,<br /> công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, y dược,... Nhờ<br /> có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và khả<br /> năng tạo màng nên chitosan được ứng dụng để bảo<br /> quản trái cây, rau quả, thịt, cá, trứng, sữa và một số<br /> sản phẩm thực phẩm khác (Jeon và cộng sự, 2002).<br /> Nhiều nghiên cứu cho thấy chitosan có khả năng<br /> ức chế một số loài vi sinh vật như Staphylococcus<br /> aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli, Proteus<br /> vulgaris, Alternaria sp., Penicillium sp. và Cladosporium sp.<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> (Balicka-Ramisz và cộng sự, 2005). Thời hạn bảo<br /> quản của một số loại trái cây, rau quả như lê, đào,<br /> kiwi, vải, dưa chuột, bí, ớt chuông, dâu tây, cà<br /> chua,… tăng lên khi chúng được phủ lớp màng<br /> chitosan bên ngoài. Trong trường hợp này, màng<br /> chitosan không chỉ có tác dụng ức chế sự phát<br /> triển của vi sinh vật mà nó còn có tác dụng làm<br /> chậm quá trình chín, kiểm soát sự chuyển ẩm, hạn<br /> chế tiếp xúc với oxy và ngăn ngừa phản ứng nâu<br /> hóa. Chất lượng cá hồi phi lê đông lạnh và thịt bò<br /> được cải thiện đáng kể khi được bọc bởi màng bao<br /> chitosan. Nghiên cứu của Darmadji và Izumimoto<br /> (1994) cho thấy chitosan có thể ngăn chặn quá trình<br /> oxy hóa ở thịt bò trong quá trình bảo quản lạnh. Tác<br /> dụng chống oxy hóa của chitosan cũng đã được thử<br /> <br /> TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br /> Phan Đình Thụy: Sinh viên Khóa 49 Ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 10 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> nghiệm trên cá trích (Clupea harengus) nấu chín,<br /> bảo quản ở 40C trong 8 ngày, so sánh với các mẫu<br /> đối chứng sử dụng butylated hydroxyanisol (BHA)<br /> và butylated hydroxytoluene (BHT) (Kamil và cộng<br /> sự, 2002). Kết quả nghiên cứu của Jeon và cộng sự<br /> (2002) cho thấy cả ba mẫu chitosan có độ deacetyl<br /> (DA) và khối lượng phân tử (Mw) khác nhau<br /> (DA = 86,4%, Mw = 1,8 × 103 kDa; DA = 89,3%,<br /> Mw = 9,6 × 102 kDa; DA = 91,3%, Mw = 6,6 × 102 kDa)<br /> đều có hiệu quả ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid<br /> trên cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) và cá<br /> trích (C. harengus) bảo quản ở 4oC trong 12 ngày.<br /> Kim và Thomas (2007) đã nghiên cứu kéo dài thời<br /> hạn bảo quản của cá hồi bằng cách xử lý với chitosan có khối lượng phân tử 30, 90 và 120 kDa ở<br /> các nồng độ thay đổi từ 0,2 - 1%. Nhiều nghiên cứu<br /> cho thấy khối lượng phân tử và độ deacetyl có ảnh<br /> hưởng đáng kể đến hoạt tính chống oxy hóa của<br /> chitosan, chitosan có khối lượng phân tử thấp và độ<br /> deacetyl càng cao thì hoạt tính chống oxy hóa càng<br /> tăng (Xia và cộng sự, 2011).<br /> Việt Nam là nước xuất khẩu tôm nên có tiềm<br /> năng lớn về sản xuất và ứng dụng chitosan từ phế<br /> liệu chế biến tôm. Nhiều nghiên cứu sản xuất thành<br /> công chitin, chitosan từ phế liệu chế biến tôm ở Việt<br /> Nam và ứng dụng của chitosan sản xuất được vào<br /> bảo quản hạt giống, xử lý nước thải, bảo quản quản<br /> một số loại thực phẩm như thịt bò, mực, sữa, trứng<br /> gà, cà chua,... (Trung và cộng sự, 2011). Tuy nhiên,<br /> những nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa của<br /> chitosan còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này đã<br /> đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy<br /> phân bằng acid sulfuric ở các nồng độ và trong các<br /> khoảng thời gian khác nhau để làm cơ sở thiết lập<br /> quy trình sản xuất chitosan có hoạt tính chống oxy<br /> hóa nhằm nâng cao giá trị sử dụng của chitosan.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Nguyên vật liệu và hóa chất<br /> Chitosan sử dụng trong nghiên cứu này được<br /> chiết tách từ vỏ tôm thẻ chân trắng có các chỉ tiêu<br /> chất lượng như sau:<br /> - Màu sắc: trắng ngà;<br /> - Độ deacetyl: 80,66%;<br /> - Độ ẩm: 11,95%;<br /> - Hàm lượng tro: 0,92%;<br /> - Hàm lượng protein: 0,95%.<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> Gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)<br /> có độ tinh khiết 85%, được sản xuất bởi công ty<br /> hóa chất Sigma-Aldrich, Hoa Kỳ. Các hóa chất gồm<br /> NaOH, H2SO4 và CH3COOH có độ tinh khiết lần lượt<br /> là 99%; 96,5% và 99,9%, tất cả đều được sản xuất<br /> bởi công ty Hóa chất Guanghua, Trung Quốc.<br /> 2. Thủy phân chitosan bằng H2SO4<br /> Hòa tan 2g chitosan trong 100 ml dung dịch acid<br /> acetic 1% tạo thành dung dịch keo chitosan 2%.<br /> Mỗi mẫu thí nghiệm sử dụng 100 ml dung dịch keo<br /> chitosan 2% trộn với 100ml dung dịch acid H2SO4<br /> có nồng độ lần lượt là 100mM, 300 mM và 500mM.<br /> Các mẫu hỗn hợp sau khi phối trộn được khuấy<br /> đều rồi đưa đi thủy phân ở 30 ± 2oC trong khoảng<br /> thời gian từ 12 - 72 giờ. Hỗn hợp sau khi thủy phân<br /> được trung hòa bằng dung dịch NaOH có nồng độ<br /> tương ứng là 100 mM, 300 mM và 500 mM. Kết tủa<br /> chitosan tạo thành được tách ra khỏi hỗn hợp, rửa<br /> đến pH trung tính, sấy khô rồi đưa đi phân tích hoạt<br /> tính chống oxy hóa, độ deacetyl và hiệu suất thu hồi<br /> chitosan thủy phân.<br /> 3. Phương pháp phân tích<br /> - Hiệu suất thu hồi được xác định theo công<br /> thức sau:<br /> Hiệu suất thu hồi = (W/Wo) × 100 (%)<br /> Wo: khối lượng chitosan đem đi thủy phân (g).<br /> W: khối lượng chitosan thủy phân thu được (g).<br /> - Độ deacetyl của chitosan được xác định theo<br /> phương pháp của Alonso và cộng sự (1993).<br /> - Khả năng khử gốc tự do DPPH của chitosan<br /> được xác định theo phương pháp của Fu và cộng<br /> sự (2002).<br /> - Tổng năng lực khử của chitosan được xác<br /> định theo phương pháp của Oyaizu (1986).<br /> 4. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Số liệu trình bày trong bài báo này là giá trị<br /> trung bình của 3 lần thí nghiệm. Sử dụng phần mềm<br /> Microsoft Excel 2003 để tính giá trị trung bình và<br /> vẽ đồ thị. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê<br /> (p < 0,05) của các giá trị trung bình được phân tích<br /> trên phần mềm thống kê R phiên bản 2.13.1.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân<br /> Hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân bằng acid<br /> sulfuric ở các nồng độ khác nhau theo thời gian<br /> được trình bày trên đồ thị hình 1.<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 11<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> <br /> Hình 1. Ảnh hưởng của nồng độ acid sulfuric và thời gian<br /> thủy phân đến hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân<br /> <br /> Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ acid sulfuric và thời gian<br /> thủy phân đến độ deacetyl của chitosan thủy phân<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ở đồ thị hình 1 cho thấy<br /> hiệu suất thu hồi chitosan giảm dần theo thời gian<br /> thủy phân. Khi tăng nồng độ acid sulfuric dùng để<br /> thủy phân đã làm giảm đáng kể hiệu suất thu hồi<br /> chitosan. Hiệu suất thu hồi chitosan sau 12 giờ thủy<br /> phân bằng acid sulfuric 250 mM chỉ còn 69 ± 4%,<br /> trong khi đó hiệu suất thu hồi ở các mẫu thủy phân<br /> bằng 150 mM và 50 mM lần lượt là 81 ± 2% và<br /> 89 ± 2%. Nguyên nhân là do trong môi trường acid<br /> sulfuric loãng, chitosan bị thủy phân cắt mạch<br /> polymer tạo ra các sản phẩm khác nhau bao gồm<br /> chitosan có khối lượng phân tử thấp, oligochitosan<br /> hoặc glucosamin (Zamani và Taherzadeh, 2010). Tỷ<br /> lệ giữa các thành phần này phụ thuộc vào nồng độ<br /> acid và thời gian thủy phân. Khi tăng nồng độ acid<br /> và kéo dài thời gian thủy phân, lượng oligochitosan<br /> và glucosamin tạo ra càng nhiều nên bị thất thoát<br /> trong quá trình kết tủa và rửa càng lớn, dẫn đến<br /> hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân giảm.<br /> <br /> Zamani và Taherzadeh (2010) đã chứng minh<br /> rằng quá trình deacetyl xảy ra đồng thời với quá<br /> trình thủy phân cắt mạch polymer của chitosan khi<br /> xử lý bằng acid sulfuric loãng. Kết quả nghiên cứu<br /> ở đồ thị hình 2 cho thấy độ deacetyl của chitosan<br /> tăng lên đáng kể sau 24 giờ thủy phân ở các nồng<br /> độ acid sulfuric khác nhau. Mức độ deacetyl của<br /> chitosan trong quá trình thủy phân phụ thuộc<br /> rất nhiều vào nồng độ acid sulfuric. Độ deacetyl<br /> của chitosan sau 24 giờ thủy phân bằng 50µM,<br /> 150µM và 250µM acid sulfuric đạt lần lượt là<br /> 85,3 ± 0,6%; 87,4 ± 0,4% và 89,1 ± 0,3%. Khi kéo<br /> dài thời gian thủy phân đến 48 giờ độ deacetyl của<br /> chitosan ở các mẫu đều không tăng thêm (p > 0,05).<br /> <br /> 2. Độ deacetyl của chitosan thủy phân<br /> Độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng acid<br /> sulfuric ở các nồng độ khác nhau theo thời gian<br /> được trình bày trên đồ thị hình 2.<br /> <br /> 3. Hoạt tính chống oxy hóa của chitosan<br /> thủy phân<br /> Hoạt tính chống oxy hóa của chitosan được<br /> đánh giá dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH và<br /> tổng năng lực khử. Khả năng khử gốc tự do DPPH<br /> và tổng năng lực khử của chitosan thủy phân bằng<br /> acid sulfuric ở các nồng độ khác nhau theo thời gian<br /> được trình bày trên đồ thị hình 3.<br /> <br /> Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ acid sulfuric và thời gian thủy phân đến<br /> khả năng khử gốc tự do DPPH (a) và tổng năng lực khử (b) của chitosan thủy phân<br /> <br /> 12 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng khử<br /> gốc tự do DPPH (hình 3a) và tổng năng lực khử<br /> (hình 3b) của chitosan thủy phân bằng acid sulfuric<br /> tăng dần theo thời gian thủy phân và nồng độ acid<br /> sulfuric. Khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng<br /> năng lực khử của chitosan đạt cực đại sau 24 giờ<br /> thủy phân ở các nồng độ acid sulfuric khác nhau.<br /> Xie và cộng sự (2001) chứng minh rằng khả năng<br /> khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử của<br /> chitosan phụ thuộc vào nhóm amino (-NH2) trong<br /> phân tử chitosan, số lượng nhóm amino trong phân<br /> tử chitosan càng nhiều thì khả năng khử gốc tự do<br /> DPPH và tổng năng lực khử của chitosan càng lớn.<br /> Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng<br /> khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử của<br /> chitosan thủy phân phụ thuộc vào độ deacetyl. Độ<br /> deacetyl của chitosan càng cao thì khả năng khử<br /> gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử càng lớn.<br /> Từ kết quả nghiên cứu trên đề xuất quy trình<br /> sản xuất chitosan thủy phân có hoạt tính chống oxy<br /> hóa như sơ đồ hình 4.<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> Thuyết minh quy trình:<br /> Hòa tan chitosan trong dung dịch acid acetic<br /> 1% tạo thành dung dịch keo chitosan 2%. Sau<br /> đó, trộn dụng dịch H 2SO 4 500 mM với dung dịch<br /> chitosan 2% theo tỷ lệ thể tích dung dịch H 2SO 4<br /> 500 mM/dung dịch chitosan 2% là 1/1. Hỗn hợp<br /> sau khi phối trộn được khuấy đều rồi đưa đi<br /> thủy phân ở ở nhiệt độ 30 ± 2 oC trong 24 giờ.<br /> Hỗn hợp sau khi thủy phân được điều chỉnh về<br /> pH = 8 bằng dung dịch NaOH 500 mM. Kết tủa<br /> chitosan tạo thành được lọc tách ra khỏi hỗn<br /> hợp, rửa đến pH trung tính, sấy khô thu được<br /> chitosan thủy phân có hoạt tính chống chống<br /> oxy hóa (hình 5).<br /> <br /> Chitosan<br /> <br /> Chuẩn bị dung dịch chitosan 2%<br /> trong acid acetic 1%<br /> <br /> Thủy phân bằng H2SO4 250 mM<br /> trong 24 giờ ở 30 ± 2oC<br /> <br /> Kết tủa bằng NaOH 500 mM<br /> ở pH = 8<br /> <br /> Lọc tách kết tủa<br /> <br /> Rửa kết tủa đến pH trung tính<br /> <br /> Sấy khô<br /> <br /> Chitosan thủy phân có hoạt tính<br /> chống oxy hóa<br /> Hình 4. Sơ đồ quy trình sản xuất chitosan thủy phân có hoạt<br /> tính chống oxy hóa<br /> <br /> Hình 5. Sản phẩm chitosan thủy phân có hoạt tính chống<br /> oxy hóa<br /> <br /> IV. KẾT LUẬN<br /> Chitosan thủy phân bằng acid H2SO4 có hoạt<br /> tính chống oxy hóa. Điều kiện thủy phân thích hợp<br /> để thu được chitosan có hoạt tính chống oxy hóa là:<br /> - Nồng độ acid H2SO4: 250 mM;<br /> - Thời gian thủy phân: 24 giờ;<br /> - Nhiệt độ thủy phân: 30 ± 2oC.<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 13<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 4/2012<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Tiếng Việt<br /> 1.<br /> <br /> Trang Sĩ Trung, Trần Thị Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng Phương, 2011. Chitin-chitosan từ phế liệu thủy sản và<br /> ứng dụng. NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Alonso, I. G., Peniche-Covas, C., Nieto, J. M., 1993. Determination of the degree of acetylation of chitin and chitosan by<br /> thermal analysis. Journal of Thermal Analysis and Calorimetry, 28, 193-198.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Balicka-Ramisz, A., Wojtasz-Pajak, A., Pilarczyk, B., Ramisz, A., Laurans, L., 2005. Antibacterial and antifungal activity of<br /> chitosan. ISAH - Warsaw, Poland, 2, 406-408.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Darmadji, P., Izumimoto, M., 1994. Effect of chitosan in meat preservation. Meat Science, 38(2), 243-254.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Fu, H., Shieh, D., Ho, C., 2002. Antioxidant and free radical scavenging activities of edible mushrooms. Journal of Food<br /> lipids, 9, 35-46.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Jeon, Y. I., Kamil, J. Y. V. A., Shahidi, F., 2002. Chitosan as an edible invisible film for quality preservation of herring and<br /> Atlantic cod. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 20, 5167-5178.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Kamil, Y. V. V. A., Jeon, Y. J., Shahidi, F., 2002. Antioxidative activity of chitosans of different viscosity in cooked<br /> comminuted flesh of herring (Clupea harengus). Food Chemistry, 79, 69-77.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Kim, K. W., Thomas, R. L., 2007. Antioxidative activity of chitosans with varying molecular weights. Food Chemistry, 101,<br /> 308-313.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Oyaizu, M., 1986. Studies on products of browning reactions: antioxidative activities of products of browning reaction<br /> prepared from glucosamine. Japanese Journal of Nutrition, 44, 307-315.<br /> <br /> Tiếng Anh<br /> <br /> 10. Xia, W., Liu, P., Zhang, J., Chen, J., 2011. Biological activities of chitosan and chitooligosaccharides. Food Hydrocolloids,<br /> 25 (2), 170-179.<br /> 11. Xie, W., Xu, P., Liu, Q., 2001. Antioxidant activity of water-soluble chitosan derivatives. Bioorganic & Medicinal Chemistry<br /> Letters, 11, 1699-1701.<br /> 12. Zamani, A., Taherzadeh, M. J., 2010. Production of low molecular weight chitosan by hot dilute sulfuric acid. BioResources,<br /> 5 (3), 1554-1564.<br /> <br /> 14 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0