intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học cách xài tiền

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

129
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyện là vầy... Thầy hỏi bọn tớ: “Tiết kiệm để làm gì?” Cả lớp cứ ngớ người ra. Thiệt tình là tụi tớ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện tiết kiệm cả, chỉ khi không phải mua sắm gì nữa thì mới lấy tiền dư cất đi. Nhưng đây được xem là một đề bài, và tụi tớ bắt buộc phải có đáp án. Có bạn bảo tiết kiệm để dùng cho những trường hợp nguy cấp, tai nạn, đau ốm... Mấy đứa lo xa thì nghĩ tới chuyện đầu tư cho tương lai, du học, du lịch, kinh doanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học cách xài tiền

  1. Học cách xài tiền Chuyện là vầy... Thầy hỏi bọn tớ: “Tiết kiệm để làm gì?” Cả lớp cứ ngớ người ra. Thiệt tình là tụi tớ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện tiết kiệm cả, chỉ khi không phải mua sắm gì nữa thì mới lấy tiền dư cất đi. Nhưng đây được xem là một đề bài, và tụi tớ bắt buộc phải có đáp án. Có bạn bảo tiết kiệm để dùng cho những trường hợp nguy cấp, tai nạn, đau ốm... Mấy đứa lo xa thì nghĩ tới chuyện đầu tư cho tương lai, du học, du lịch, kinh doanh nhỏ... Nhưng sôi nổi nhất là để... mua sắm quần áo, he he... Thầy gom hết những lí do đó lại rồi chia làm hai nhóm: mục tiêu dài hạn (thời gian thực hiện trên một năm) và ngắn hạn (một năm đổ lại). Thầy bảo xác định được mục tiêu tiết kiệm rồi, thì phải lên kế hoạch thực hiện ngay. Số tiền dành để tiết kiệm được trích ra từ đầu, phải cam kết và quyết tâm lắm lắm! Nhưng có một cánh tay đưa lên: “Không đủ tiền xài sao mà tiết kiệm được thưa thầy?” Nghe thì có lí thiệt ha, nhưng thầy bảo cái “lí thuyết” này đúng là họ Ngụy tên Biện rồi! Bởi vì á, có rất nhiều cách để tụi mình tiết kiệm. Tiết kiệm không chỉ là “dành dụm”, mà còn là cắt giảm các chi phí không cần thiết, tập làm người tiêu xài thông minh. Thầy ví dụ nè: không biết trả giá thì đừng đến mấy khu chợ treo giá tuốt luốt trên trời, mà chỉ nên đến những cửa hàng,
  2. siêu thị uy tín thôi. Còn nữa, chỉ mang vừa đủ số tiền dành cho sản phẩm mà mình muốn mua, bỏ thói quen chuộng hàng ngoại. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, tụi tớ hoàn toàn có thể tìm việc làm thêm như gia sư, phục vụ bàn, nhân viên soát vé tại các cụm rạp lớn, CTV cho các báo đài, biên tập các chương trình cho teen... Những công việc này vừa giúp bọn tớ có thể dành dụm ít nhất là 500k/ tháng, vừa có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống thú vị. Một ý kiến khác nữa: Có cách cất giữ “của để dành” nào khác ngoài bỏ ống heo? Cả lớp lại xôn xao. - Bỏ ống heo không an toàn tí nào. Con heo của tớ bị “chọc tiết” mấy lần rồi! - Gửi ngân hàng an toàn hơn, lại có lãi suất, nhưng thủ tục rườm rà quá! - Gửi ở “ngân hàng ba má” thì chẳng cần thủ tục gì cả, nhưng vừa không có lãi suất, lại vừa... khó “giải ngân” à nha! - Mua vàng á? Mua ngoại tệ á? Coi chừng rủi ro cao! Cuối cùng, thầy túm lại một câu: cách nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, tùy tình hình và khả năng của bản thân mà bọn tớ có thể chọn được cách tốt nhất cho mình. Quan trọng là, qua được khâu khó nhất là “để dành tiền”, chắc chắn bọn tớ sẽ qua tiếp khâu thứ hai, dễ hơn, là “cất tiền ở đâu?” thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0