intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học nghề luật ở đâu?

Chia sẻ: Nguyen CCC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hành nghề luật, bạn sẽ phải trải qua hai giai đoạn đào tạo là đào tạo pháp luật cơ bản và đào tạo nghề. Đào tạo pháp luật cơ bản Để làm nghề luật bạn phải có những kiến thức pháp luật cơ bản ở trình độ cử nhân luật trở lên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học nghề luật ở đâu?

  1. Học nghề luật ở đâu? Để hành nghề luật, bạn sẽ phải trải qua hai giai đoạn đào tạo là đào tạo pháp luật cơ bản và đào tạo nghề. · Đào tạo pháp luật cơ bản Để làm nghề luật bạn phải có những kiến thức pháp luật cơ bản ở trình độ cử nhân luật trở lên. Tức là các bạn phải tốt nghiệp những cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Ba cơ sở đào tạo cử nhân luật lớn nhất trong cả nước là Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tham gia đào tạo cử nhân luật còn có một số cơ sở đào tạo khác như: Viện Đại học Mở Hà Nội, Khoa Luật Trường Đại
  2. học Khoa học Huế và Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ và mới đây là Khoa Luật Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn những cơ sở chỉ đào tạo một chuyên ngành luật nhất định như Trường Đại học Kinh tế quốc dân đào tạo cử nhân luật kinh tế, Học viện An ninh nhân dân đào tạo cử nhân luật chuyên ngành Điều tra tội phạm. Chương trình đào tạo cử nhân luật kéo dài 4 năm với rất nhiều các môn học chuyên ngành luật khác nhau: Luật hiến pháp, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hành chính, Luật thương mại, Luật lao động, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật công pháp quốc tế, Luật tư pháp quốc tế, Luật thương mại quốc tế.v... Nếu có khả năng ngoại ngữ và điều kiện tài chính, bạn nên tới học tại khoa luật ở những trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Harvard (Mỹ), Oxford (Anh) hay MGU (Nga)... Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn làm quen và học hỏi trong những cái nôi đào tạo luật nổi tiếng thế giới. Còn nếu không có khả năng theo học luật hệ chmh quy, các bạn hoàn toàn có thể đăng ký học tại chức luật theo hai hệ trung cấp luật và đại học luật. Hệ trung cấp luật được tổ chức ở một số địa phương để cung cấp nguồn cán bộ pháp luật cho các cơ quan cấp cơ sở như ủy ban nhân dân xã, phường v.v... Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, bạn đã có thể trở thành các
  3. chuyên gia pháp lý làm việc ở tất cả những nơi có nhu cầu, như các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các trường học, viện nghiên cứu, các tổ chức kinh tế v.v... Tuy nhiên, để được Nhà nước bổ nhiệm vào một số chức danh đặc thù như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, ngoài việc tốt nghiệp đại học luật, bạn còn phải trải qua một khóa đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp. Hiện nay, thời gian học tại đây được quy định như sau: - Muốn trở thành thẩm phán và kiểm sát viên, các bạn phải học nghề 12 tháng; - Muốn trở thành luật sư, phải học nghề 6 tháng, sau đó làm luật sư tập sự 2 năm ở các văn phòng luật sư và công ty luật. Nói là luật sư tập sự nhưng bạn có thể làm gần như mọi việc của một luật sư chính thức; - Muốn trở thành chấp hành viên, bạn phải học nghề 6 tháng; - Muốn trở thành công chứng viên, bạn phải học nghề 4 tháng. Hiện nay, Học viện Tư pháp đang áp dụng các chương trình đào tạo riêng biệt cho từng đối tượng. Nhưng từ năm 2007, Học viện sẽ đào tạo chung một chương trình cho những người muốn trở thành thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư. Còn nếu muốn tiến xa hơn nữa trên con đường học vấn, bạn có thể tiếp tục học cao học, nghiên cứu sinh để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ luật học ở các cơ sở
  4. đào tạo luật kể trên. Viện Nhà nước và Pháp luật cũng là một đơn vị tham gia đào tạo sau đại học chuyên ngành luật rất có uy tín.
  5. Bạn quyết định Chào mừng bạn đã đến và ở lại với Hàng ghế số 8. Đây là hàng của ghế của chính bạn, bạn trẻ say mê và lựa chọn nghề luật. Cũng như rất nhiều ngành khoa học xã hội khác, ngành luật đòi hỏi một quá trình học hỏi và tích lũy kiến thức lâu dài. Trước tiên, hãy dành nhiều thời gian hơn cho môn giáo dục công dân. Bên cạnh đó, bạn hãy thử tự mình đánh giá các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày một cách thật khách quan. Hãy đừng ngại ngần khi hỏi ý kiến thầy cô cũng như đưa ra ý kiến của mình. Như vậy là bạn đang tập diễn đạt và nâng cao khả năng giao tiếp của mình đấy. Theo thời gian, những kiến thức xã hội phong phú từ nhiều nguồn khác nhau sẽ đến với bạn, trang bị cho bạn bao điều bổ ích để bạn tự tin đến với nghề luật.
  6. Bạn muốn biết · Danh nhân nghề luật Việt Nam * Phan Văn Trường (1876 - 1933) Ông là tiến sĩ luật đầu tiên của Việt Nam, luật sư Việt Nam đầu tiên, nhà báo nổi tiếng uyên bác và trên hết ông là người Cộng sản có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Với ý thức “phải có tri thức mới có cách mạng”, năm 1908, ông lên đường sang Pháp du học. Sau hai năm, ông đã đỗ đồng thời cử nhân luật và cử nhân văn chương. Phan Văn Trường đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật tại đại học Sorbonne với đề tài “Lược khảo về Bộ luật Gia long”. Năm 1924, ông trở về Sài Gòn, làm báo Tiếng chuông rè nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước và chống đế quốc, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. * Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996) Tốt nghiệp cử nhân luật khoa với tấm bằng xuất sắc tại Pháp, luật sư Nguyễn Hữu Thọ quyết định trở về góp sức xây dựng quê hương. Là một trí thức yêu nước, ông sớm giác ngộ cách mạng và nhận ra rằng: “Đúng là cách mạng và chỉ có cách mạng mới có sức mạnh cải tạo xã hội vĩ đại đến như vậy”. Với trái tim của một người cộng sản và vũ khí của một luật sư, ông đã bênh vực đấu tranh giúp trả tự do cho nhiều chiến sĩ cách mạng. Bản thân ông cũng đã trải qua nhiều lần bị bắt và lưu đày. Ông từng là chủ tịch Uỷ ban trung ương mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chủ tịch Hội
  7. đồng cố vấn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, chủ tịch Quốc hội... * Ngô Bá Thành - người phụ nữ thiên niên kỷ (1931 - 2004) Năm 1998, bà Ngô Bá Thành được Viện tiểu sử Hoa Kỳ chọn là “Người phụ nữ của năm 1998” vì những cống hiến to lớn cho xã hội và nghề nghiệp. Năm 2000, Trung tâm tiểu sử Quốc tế (IBC) bầu chọn bà Ngô Bá Thành là Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ. Bà Ngô Bá Thành (tên thật là Phạm Thị Thanh Vân) là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên nhận ba bằng tiến sĩ luật tại ba trường đại học danh tiếng trên thế giới: Đại học Paris, Đại học Barcelona và Đại học Columbia. Bà thông thạo ba hệ thống pháp luật, ba ngoại ngữ: tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Bà được Trường Đại học quốc tế Paris mời làm giảng viên luật và sau đó là Giám đốc nghiên cứu khoa học kiêm Giám đốc tổ chức. Năm 1963, bà từ giã quyền cao chức trọng tại Trường Đại học quốc tế Paris trở về Sài Gòn với mong muốn mang kiến thức của mình góp phần giải quyết tình hình xung đột vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Nhiệt tình tham gia các hoạt động đòi thống nhất đất nước, bà đã bị chính quyền Sài Gòn bắt và cầm tù. Năm năm bị giam cầm, bốn lần bị đưa ra tòa xét xử, cuối cùng, bà được tòa tuyên trắng án. Trở lại tự do, bà tiếp tục hoạt động tích cực đòi hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. · Một số địa chỉ đào tạo cử nhân luật
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 87 Đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội http://www.hlu.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 2-4 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Q.4, TP. Hồ Chí Minh http://www.hcmulaw.edu.vn KHOA LUẬT, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 144 Đường Xuân Thuỷ, Hà Nội http://www.vnu.edu.vn KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ Số 2 Lê Lợi , Thành phố Huế KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Đường 3/2, TP. Cần Thơ http://www.ctu.edu.vn KHOA LUẬT KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
  9. 207 đường Giải Phóng, Hà Nội http://www.neu.edu.vn · Cơ sở đào tạo nghề luật HỌC VIỆN TƯ PHÁP Phố Phan Văn Trường, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội http://www.hocvientuphap.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2