intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp - những vấn đề đặt ra

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến nhất thế giới với hàng loạt ưu điểm như: Mềm dẻo, tính chủ động cao của người học, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học,... Tuy nhiên, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như: Kiến thức bị cắt vụn, chệch hướng động cơ học tập, thời gian học tập của sinh viên bị gò bó,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp - những vấn đề đặt ra

  1. 395 HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SV. Trần Thị Hoàng Lan TS. Trần Quang Thái Tóm tắt. Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến nhất thế giới với hàng loạt ưu điểm như: mềm dẻo, tính chủ động cao của người học, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học,... Tuy nhiên, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như: kiến thức bị cắt vụn, chệch hướng động cơ học tập, thời gian học tập của sinh viên bị gò bó,... Với những ưu điểm như thế chúng ta nên tiếp thu và phát huy hơn nữa, còn đối với những nhược điểm trên đòi hỏi cần phải có những giải pháp để khắc phục làm tăng thêm tính ưu việt cho phương thức đào tạo này. Từ khóa: Học tập, tín chỉ, học chế tín chỉ, sinh viên, giáo dục chính trị, công tác xã hội,... 1. Đặt vấn đề Có thể nói rằng, cách học của chúng ta khi học ở đại học sẽ hoàn toàn khác với cách học ở phổ thông. Nếu ở phổ thông chúng ta được thầy cô ưu tiên theo cách thầy đọc – trò chép thì ở giảng đường đại học chúng ta sẽ không còn được ưu tiên như thế nữa, bởi vì ở môi trường đại học phương thức đào tạo không còn theo niên chế như ở phổ thông nữa mà là đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ. Để học một cách hiệu quả những chương trình ở bậc đại học ta cần thích nghi nhanh chóng với phương thức đào tạo này. Đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm, giảng viên chỉ đóng vai trò làm người hướng dẫn. Vì vậy, để thích ứng một cách nhanh chóng phương thức này chúng ta cần nắm rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế của phương thức này để hoàn thành chương trình giáo dục ở bậc đại học một cách thuận lợi. Với tư cách là một sinh viên ngành Giáo Dục Chính Trị, khoa Giáo Dục Chính Trị - Công Tác Xã Hội, Trường Đại Học Đồng Tháp, tôi muốn chia sẻ một số vấn đề về ưu điểm, nhược điểm của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và tìm ra những giải pháp khắc phục cho những hạn chế của phương thức này nhằm giúp sinh viên yên tâm hơn trong quá trình học tập ở giảng đường đại học. 2. Học tập theo học chế tín chỉ: Ưu điểm và hạn chế Ở Việt Nam, ngay từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khuyến khích các trường chuyển đổi sang học chế tín chỉ, tuy nhiên số trường áp dụng mô hình này cũng chưa nhiều, mặc dù đầu năm 2001, Bộ đã yêu cầu các trường đại học phải có lộ trình chuyển đổi sang mô hình này và hoàn thiện cho đến năm 2010. Riêng Trường Đại Học Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và Công văn số 5830/VPCP – KGVX ngày 04/09/2008 về việc đổi tên Trường Đại Học Sư Phạm Đồng Tháp thành Trường Đại Học Đồng Tháp. Và kể từ năm 2008 trường đã chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo phương thức hệ thống tín chỉ nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người học. Cho đến nay trường đã hoạt động thành công mô hình này và đạt được những thành tích đáng kể. [1]
  2. 396 2.1. Ưu điểm Thứ nhất, học tập theo học chế tín chỉ có tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao, mang lại hiệu quả rất tích cực trong học tập, quản lí giáo dục, chi phí đào tạo giảm. Với mô hình học tập này, sinh viên được tự do lựa chọn chương trình và thời gian học phù hợp với điều kiện bản thân, từ đó tăng tính chủ động cho sinh viên, tăng tính tự học, tự tạo ra kiến thức. Bởi vì, học tập theo học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức này, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Người học là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội. Trong phương thức đào tạo truyền thống, vai trò của người dạy được coi trọng - lấy người dạy làm trung tâm. Ngược lại, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, vai trò của người học được đặc biệt coi trọng - lấy người học làm trung tâm. Việc lấy người học làm trung tâm là nội dung tất yếu và quan trọng trong phương thức đào tạo hệ thống tín chỉ. [3] Thứ hai, học tập theo học chế tín chỉ chuyển quyền lựa chọn, quyết định mục tiêu giáo dục, kế hoạch học tập, môn học… từ nhà trường sang cho người học, tức là sinh viên được quyền lựa chọn những môn học mà mình thích hoặc có thể học thêm những môn ngoài chuyên ngành trên cơ sở nhà trường công khai số lượng tín chỉ cần tích luỹ, các môn học cần tích luỹ được công nhận và trao văn bằng tốt nghiệp của trường khi sinh viên đã tích lũy đủ số tín chỉ mà nhà trường quy định, do vậy sinh viên có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực của bản thân. Các môn học đã được sinh viên tích luỹ ở trường, của văn bằng này có thể được bảo lưu, sử dụng tiếp cho văn bằng khác, ở trường khác nếu chương trình theo quy định của văn bằng, nhà trường chứa các môn học, tín chỉ đã tích luỹ, các cơ sở đào tạo có hệ thống chương trình đào tạo thống nhất và công nhận lẫn nhau. Như vậy, học chế tín chỉ mang lại hiệu quả học tập cao do giá thành học tập thấp, độ mềm dẻo, khả năng linh hoạt của chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu học tập suốt đời của mỗi người trong xã hội hiện đại, hiệu quả về quản lý cao do tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người học và người dạy trong hệ thống đào tạo không ngừng được củng cố và nâng cao. Ưu điểm này góp phần giảm tải chương trình đào tạo trùng lặp trong các chuyên ngành của trường, tạo cơ hội lớn cho người học chuyển đổi ngành nghề, học được nhiều văn bằng đại học để thích nghi tốt hơn với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho đất nước… [2] Thứ ba, học tập theo học chế tín chỉ thể hiện đầy đủ tính thích ứng, tính mở của hệ thống giáo dục đại học trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và hội nhập quốc tế về giáo dục. Trong hệ thống đào tạo đại học theo tín chỉ, ngoài các môn bắt buộc còn có nhiều môn học cho sinh viên tự chọn và khi đã đưa vào chương trình các môn học này đảm bảo có người dạy. Do đó, số môn học mà nhà trường tổ chức giảng dạy cho một chương trình để cấp văn bằng bao giờ cũng có tổng số tín chỉ lớn hơn số tín chỉ quy định mà một sinh viên phải tích luỹ để hoàn thành chương trình đó. Căn cứ vào hệ thống tín chỉ, với sự hướng dẫn của giảng viên hay cố vấn học tập, sinh viên có thể xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với riêng mình, xác định rõ kế hoạch về: địa điểm, lịch trình, phương pháp học cụ thể của từng môn học. Những thế mạnh của
  3. 397 học chế tín chỉ này tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Ngoài ra, hệ thống tín chỉ còn cho phép sinh viên tích luỹ tín chỉ bằng nhiều hình thức khác nhau, tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình cho từng môn học. Như vậy, học tập theo học chế tín chỉ tối đa hoá cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người dạy, người học, góp phần thực hiện công bằng và nâng cao phúc lợi xã hội, tối ưu hoá được cơ hội học tập cho tất cả mọi thành viên trong xã hội. [2] 2.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương thức học tập theo học chế tín chỉ cũng có những hạn chế nhất định gây khó khăn, cản trở cho sinh viên khoa Giáo Dục Chính Trị - Công Tác Xã Hội nói riêng và toàn thể sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp nói chung. Trước hết, học chế tín chỉ dựa trên nền tảng các modun được lắp ghép linh hoạt với nhau nên nếu không xây dựng rà soát một cách khoa học sẽ dẫn đến sự cắt vụn kiến thức. Một môn học chỉ kéo dài một học kỳ thậm chí diễn ra trong một, hai tuần hay còn gọi là thỉnh giảng (tuỳ theo số tín chỉ và lịch học), và sinh viên thường học 4 đến 5 môn học trong một đợt, 8 đến 10 môn học/một học kỳ, và để đạt một văn bằng sinh viên học khoảng 40 môn học. Trong khi đó đặc trưng của học chế tín chỉ là lấy người học làm trung tâm với nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy và kênh thông tin khai thác. Khi thời gian học môn học ngắn, thời lượng 2 – 3 tín chỉ thì cả người dạy và người học đều phải chạy đua với thời gian ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thầy lẫn trò. [2] Vấn đề thứ hai là động cơ học tập của sinh viên. Như chúng ta đã biết, hệ thống tín chỉ nếu không được tuyên truyền, phổ biến để đảm bảo các đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo đại học hiểu và làm đúng với nội dung thực chất của nó thì sự thiếu hiểu biết và làm sai hệ thống đào tạo này, nhất là đối với sinh viên sẽ làm méo mó động cơ học tập của sinh viên. Biết rằng, chuyển đổi sang học chế tín chỉ là tạo sự chủ động cho sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận sinh viên chưa thật sự chủ động trong công việc học tập của mình. Chúng ta có thể thấy rằng nhiều sinh viên khi được tạo điều kiện tổ chức học anh văn cụ thể là văn bằng TOEIC thì một bộ phận gần như đã lãng quên môn học này. Và đối với sinh viên thì TOEIC giống như một hình phạt tâm lý đối với họ. Họ nhìn nhận trình độ học vấn quy định cho một văn bằng như là sự tích luỹ các tín chỉ hơn là học tập vì mục tiêu cuối cùng của nó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức cuộc sống và việc làm của các cá nhân hài hoà với các chuẩn mực chung của xã hội. [2] Vấn đề thứ ba là việc rút ngắn thời gian học tập cho sinh viên giỏi hay sinh viên có nhu cầu học vượt là vô cùng khó khăn, nhất là đối với sinh viên ngành sư phạm. Sinh viên không thể học xong chương trình sớm hơn bốn năm vì phần thực tập sư phạm chỉ tổ chức ở học kỳ hai, sinh viên phải mất thêm thời gian cho việc hoàn thành phần thực tập sư phạm. Do đó cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sẽ bị hạn chế. Đây là một thực tế cần được giải quyết. [6] 3. Một vài giải pháp khắc phục Qua việc nghiên cứu cho thấy, học tập theo học chế tín chỉ có những ưu điểm tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định. Để việc học tập theo học chế tín chỉ được hoàn thiện hơn, chúng ta cần:
  4. 398 + Cần xây dựng các môn học có số tín chỉ lớn (5 đến 8 tín chỉ), thời gian học cả học kỳ. Để tích luỹ kiến thức sinh viên cần có thời gian dài hơn, kiến thức sẽ được hệ thống hơn, việc bố trí lịch học, giảng dạy, cố vấn học tập, phải tuân thủ tối đa nguyên tắc đào tạo theo học chế tín chỉ, tránh đào tạo tín chỉ theo hình thức, bố trí số đơn vị tín chỉ cho các môn học quá nhỏ (2 đến 3 tín chỉ), thời gian ngắn, lựa chọn, đăng ký tín chỉ, cố vấn học tập hình thức làm mất đi ưu điểm của phương thức đào tạo này. + Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các bộ phận chức năng của tổ chức giáo dục và đào tạo đại học phổ biến kiến thức về hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ để từng đối tượng đều hiểu và thực hiện đúng đắn. + Cuối cùng đối với môn anh văn đặc biệt là TOEIC. Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta đạt được văn bằng này thì mới được công nhận tốt nghiệp, điều này có nghĩa là chỉ có TOEIC mới có thể làm điều kiện ra trường mà chúng ta đang dần loại bỏ đi các ngôn ngữ khác. Chúng ta có thể thay thế anh văn bằng một loại ngôn ngữ khác hoặc chọn nhiều ngôn ngữ để làm điều kiện ra trường, tăng thêm quyền lựa chọn cho sinh viên đồng thời cũng phát huy được ưu điểm của học chế tín chỉ một cách tích cực nhất. 4. Kết luận Một cách khái quát rằng, học tập theo học chế tín chỉ là bước đi đúng đắn trong thời đại toàn cầu hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học và nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó đưa đất nước hội nhập sâu rộng hơn vào thế giới. Ngoài những ưu điểm cần được phát huy của học chế tín chỉ thì chúng ta cần khắc phục những hạn chế để sinh viên có một phương thức đào tạo tốt hơn và tạo hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập. Tài liệu tham khảo [1]. Sổ tay sinh viên – Trường Đại Học Đồng Tháp [2]. TS. Nghiêm Thị Thà - Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ - Những vấn đề đặt ra. http://hvtc.edu.vn/tabid/103/id/13709/Default.aspx [3]. http://wikipedia.org. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phương_pháp_đào_tạo_theo_hệ_thống_tín_chỉ [4]. http://vietbao.vn/Giao-duc/3-loi-the-cua-dao-tao-tin-chi/30087987/202/ [5]. GS. Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội - Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Viêt Nam - Kỉ yếu HT: "Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet"ngày 26/05/2006 do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức. [6]. PGS-TS Trần Thanh Ái, Đại học Cần Thơ – Đào tạo tín chỉ, nguyên lý, thực trạng, giải pháp. [7]. http://khoahocviet.info/site/index.php/khgd/11-to-chuc-quan-li/15-dao-tao-tin- chi-nguyen-ly-thuc-trang-giai-phap
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1