ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br />
ThS. Ngô Quang Ty<br />
Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến<br />
<br />
<br />
Thực hiện Nghị quyết số 37/2004 của Quốc Hội khóa 11 Về giáo dục và Quy chế<br />
Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết<br />
định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo), việc dạy và học theo học chế tín chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các trường<br />
đại học và cao đẳng trên cả nước.<br />
Trường Đại học Văn Hiếnchính thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2013-<br />
2014. Việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ còn rất mới mẻ đối với các thầy cô và sinh<br />
viên của trường, nhiều vấn đề mới cần phải được xác định để nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
Trong bài viết này tôi xin nêu một số vấn đề nhằm phục vụ cho hội thảo của trường về đào<br />
tạo theo hệ thống tín chỉ.<br />
Nội dung bài viết làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ; những ưu điểm cơ bản<br />
của đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ.<br />
1. Thế nào là học chế tín chỉ<br />
Theo cách hiểu của Đại học Quốc gia Hà Nội thì tín chỉ là đại lượng dùng để chỉ<br />
khối lượng kiến thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một<br />
khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học trong<br />
phòng thí nghiệm, thực hành hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên);<br />
(3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài,… Tín<br />
chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong khoảng thời gian nhất định<br />
trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn.<br />
Đào tạo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Mỗi năm học có thể tổ<br />
chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ; chương trình đào tạo của một ngành học không tính theo<br />
năm học mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên. Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ<br />
quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.<br />
Trong phương thức đào tạo theo niên chế trước đây, giảng viên (thầy) có vai trò là trung<br />
tâm quyết định mọi hoạt động dạy và học trong lớp. Thầy được xem là nguồn kiến thức<br />
duy nhất, người học chỉ cần tiếp thu được nguồn kiến thức của thầy là đủ. Thầy được xem<br />
như là người có toàn quyền quyết định dạy cái gì (nội dung dạy) và dạy như thế nào<br />
(phương pháp dạy). Sinh viên phải chú ý nghe giảng, ghi chép và học thuộc lòng những gì<br />
được dạy, không được phép can thiệp vào công việc của thầy.<br />
Phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ đặt người học (sinh viên) vào vị trí trung<br />
tâm của quá trình dạy và học, tạo cho người học thói quen tự học, tự khám phá kiến thức,<br />
có kỹ năng giải quyết các vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một<br />
chương trình đào tạo. Phương pháp đào tạo tín chỉ khắc phục được việc học lệch, học tủ<br />
dẫn đến sao chép, cópy trong kiểm tra và trong các kỳ thi. Hơn nữa, trong phương pháp<br />
đào tạo theo học chế tín chỉ, hầu như bất kỳ môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong<br />
ba hình thức dạy học: (1) giảng bài của giảng viên trên lớp; (2) thực tập, thực hành của sinh<br />
viên; (3) tự học, tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên.<br />
2. Các ưu điểm của học theo học chế tín chỉ<br />
a. Có hiệu quả đào tạo cao<br />
Với học chế tín chỉ, sinh viên được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình,<br />
được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập phù hợp với khả năng, sở trường và hoàn<br />
cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở<br />
nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thông<br />
giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác. Học theo học chế tín chỉ cho<br />
phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích lũy được ngoài trường lớp để đạt được<br />
văn bằng mong muốn, khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau có thể tham gia<br />
học đại học một cách thuận lợi.<br />
b. Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao<br />
Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động đăng ký học các học phần khác nhau<br />
dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Học<br />
chế này cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy<br />
cần thiết mà không phải học lại từ đầu.<br />
Với học chế tín chỉ, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ<br />
dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành<br />
nghề của sinh viên. Học chế tín chỉ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi chuyển<br />
trường hay khi học liên thông lên các bậc học cao hơn hay thậm chí sang các ngành học<br />
khác.<br />
c. Đạt hiệu quả về mặt quản lý<br />
Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ<br />
không phải theo năm học. Do đó, việc không đạt được một học phần nào đó cũng không<br />
cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị bắt buộc phải quay lại học từ đầu.<br />
3. Đổi mới phương pháp trong dạy và học theo tín chỉ<br />
Năm học 2013-2014, Trường Đại học Văn Hiếnquyết định chuyển từ đào tạo niên<br />
chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Lúc đầu nhiều thầy, cô trong trường cũng<br />
có những băn khoăn lo lắng khi môn học trước đây được dạy nhiều tiết thì thời gian lý<br />
thuyết bây giờ phải giảm xuống.<br />
Với thời lượng lý thuyết bị giảm, các thầy cô lo lắng việc truyền đạt kiến thức cho<br />
sinh viên sẽ bị hạn chế. Tại Hội thảo về phương pháp giảng dạy môn cơ sở văn hóa Việt<br />
Nam do khoa Đại cương của trường tổ chức vào tháng 7 năm 2014 cũng có ý kiến đề nghị<br />
nâng số tín chỉ của môn học này từ 2 tín chỉ lên 3 tín chỉ. Vậy chất lượng đào tạo khi sinh<br />
viên ra trường có giảm so với đào tạo theo niên chế không? Thực tế đào tạo theo học chế<br />
tín chỉ ở một số trường như: ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân,… đã<br />
khẳng định đào tạo theo học chế tín chỉ không làm giảm mà còn có thể nâng cao chất lượng<br />
của sinh viên tốt nghiệp.<br />
Trường Đại học Văn Hiếnmới chỉ chuyển sang đào tạo theo hệ tín chỉ được trên một<br />
năm, nhưng việc dạy và học đã dần dần đi vào nề nếp. Hiện nay trường hết sức quan tâm<br />
tới việc nâng cao chất lượng dạy và học theo học chế tín chỉ. Các khoa trong trường thường<br />
xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy theo hệ tín chỉ. Ngày 3 tháng<br />
1 năm 2014, khoa Giáo dục Đại cương cũng đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng dạy<br />
môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin theo hệ thống tín chỉ; Trường<br />
cũng tổ chức Hội thảo về chuẩn đầu ra các ngành đào tạo,…<br />
Trong bài viết của mình tôi xin có một số ý kiến về đổi mới phương pháp dạy – học<br />
theo học chế tín chỉ<br />
Đối với giảng viên (thầy): trước đây, các thầy cô thường sử dụng phương pháp<br />
thuyết trình là chủ yếu (đào tạo theo niên chế), nghĩa là thầy giảng trò ghi. Khi chuyển sang<br />
dạy theo hệ tín chỉ mà chúng ta vẫn sử dụng phương pháp này thì sẽ không đảm bảo được<br />
yêu cầu đặt ra. Phương pháp đào tạo theo tín chỉ thì thầy không đơn thuần là người truyền<br />
thụ kiến thức mà phải là người hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên tìm chọn và xử lý<br />
thông tin. Như vậy, ngoài vai trò cung cấp kiến thức cho sinh viên, thầy còn phải đảm<br />
nhiệm ít nhất 3 vai trò nữa. Đó là cố vấn quá trình học tập, tham gia vào quá trình học tập,<br />
là người học và là nhà nghiên cứu.<br />
- Với tư cách là người truyền thụ kiến thức cho sinh viên, đòi hỏi thầy phải đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy theo phương pháp nêu vấn đề và phát huy tối đa năng lực tự học<br />
và tư duy độc lập của sinh viên. Những vấn đề thầy đưa ra phải phù hợp với mục tiêu cụ<br />
thể của từng bài học, tiết học. Không nên đặt những vấn đề quá lớn như một đề tài nghiên<br />
cứu khoa học, nhưng cũng không nên xa vào tình huống vụn vặt nhằm thỏa mãn tính tò mò<br />
của người học mà phải tập trung vào những nội dung then chốt của mỗi chương.<br />
- Với tư cách là cố vấn của quá trình học tập, đòi hỏi thầy phải nắm bắt nhu cầu của<br />
sinh viên và tổ chức để sinh viên quản lý được thời gian của mình, đồng thời động viên<br />
sinh viên tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn,<br />
giúp đỡ sinh viên phát triển kỹ năng học tập độc lập như: quyết định mục tiêu của bản thân,<br />
tự tìm kiếm và xử lý thông tin, tự đánh giá năng lực học tập của mình. Điều quan trọng<br />
trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hệ tín chỉ là thầy nêu vấn đề và phát huy tối<br />
đa năng lực tự học, tư duy độc lập của sinh viên.<br />
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, thầy đặt ra những câu hỏi gợi mở, cung cấp<br />
danh mục tài liệu cần đọc, giải thích những khái niệm mới. Những câu hỏi gợi mở phải có<br />
hệ thống, phải dắt dẫn sinh viên giải quyết vấn đề theo trình tự từ dễ đến khó. Tài liệu cần<br />
đọc cho sinh viên cần phải được lựa chọn kỹ, phải nêu rõ tác giả, nhà xuất bản, các trang<br />
cần đọc,... Không nên giới thiệu tràn lan quá nhiều tài liệu, phải tạo điều kiện cho sinh viên<br />
tiếp thu, khám phá kiến thức.<br />
Là cố vấn trong quá trình học tập, thầy phải hiểu được những gì sinh viên có thể<br />
làm được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ cho sinh viên thông qua hướng dẫn, giám<br />
sát của thầy;từ đó, giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn ý định của mình, phát huy được vai trò<br />
chủ động, sáng tạo, nguồn lực của chính mình để học tập tốt các môn học. Thầy phải hướng<br />
sự tham gia tích cực của sinh viên vào mục tiêu thực tế của giáo dục hiện đại là học phải<br />
gắn với hành, phải luôn luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi.<br />
- Trong vai trò tham gia vào quá trình học tập của sinh viên, thầy phải hoạt động<br />
như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm sinh viên.<br />
Tùy theo những vấn đề, thầy có thể cho trình bày kết quả nghiên cứu tại nhóm, lớp hoặc<br />
kết hợp thảo luận ở nhóm trước, ở lớp sau. Các nhóm hay từng cá nhân sẽ trình bày kết quả<br />
nghiên cứu của mình, vai trò của thầy trong các buổi thảo luận là gợi mở, khuyến khích<br />
cho mọi sinh viên đều có cơ hội trình bày, phát biểu ý kiến của mình. Thầy không nên trực<br />
tiếp trả lời các câu hỏi mà hướng dẫn sinh viên tự trả lời. Làm tốt điều này sẽ tạo cho sinh<br />
viên cơ hội khẳng định mình trước tập thể, tạo dựng niềm tin vào khả năng học tập, vào<br />
kiến thức của bản thân.<br />
- Trong vai trò là người học và nhà nghiên cứu, thầy có điều kiện trở lại vị trí của người<br />
học, hiểu và chia sẻ những khó khăn, trách nhiệm học tập với sinh viên. Có như vậy, thầy<br />
mới phát huy được vai trò tích cực của sinh viên.- Với tư cách là người nghiên cứu, thầy<br />
có thể đóng góp, khả năng, kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình<br />
dạy và học. Một nhiệm vụ liên quan đến cả người dạy và người học đều có trách nhiệm<br />
tham gia, trong đó người học có vai trò trung tâm, người dạy có vai trò hỗ trợ. Với tư cách<br />
vừa là cố vấn, vừa là người tham gia vào quá trình học tập, thầy còn có vai trò là người bổ<br />
sung, nguồn tham khảo kiến thức cho sinh viên, giúp sinh viên tháo gỡ những khó khăn<br />
trong quá trình học tập.<br />
Đối với sinh viên: khi chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, nhiều sinh<br />
viên còn khá thụ động trong học tập. Không chịu khó tìm tòi thông tin mở rộng kiến thức<br />
chuyên môn của mình. Không vận dụng các phương pháp sáng tạo trong học tập, không<br />
phát huy hết tiềm năng của các phương tiện học tập. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp<br />
dạy và học theo hệ tín chỉ, đòi hỏi sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập.<br />
Trong phương pháp đào tạo theo hệ tín chỉ, sinh viên phải thực sự trở thành người<br />
đàm phán tích cực, có hiệu quả: với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học<br />
tập, với các thành viên trong nhóm học tập, trong lớp học và với giáo viên. Sinh viên không<br />
chỉ tiếp thu kiến thức từ giáo viên, từ sách vở mà điều quan trọng là phải biết cách học như<br />
thế nào.<br />
Để đạt được những mục tiêu của môn học đề ra đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên<br />
điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với mục tiêu của môn học. Sinh viên không nên<br />
coi việc học tập chỉ là một hoạt động cá nhân mà nó được diễn ra trong môi trường văn hóa<br />
xã hội nhất định; trong đó, có sự tương tác giữa những người học với nhau trong việc thu<br />
nhận và tạo kiến thức.<br />
Yêu cầu đặt ra là sinh viên phải có ý thức tự giác học tập, phải đọc tất cả những tài<br />
liệu do thầy hướng dẫn yêu cầu. Khi đọc phải ghi chép và từng bước trả lời các câu hỏi gợi<br />
mở của thầy, phải chuẩn bị ý kiến tham gia chất vấn, tranhh luận. Đây chính là cơ hội rèn<br />
luyện khả năng diễn đạt trước đông người. Quá trình tranh luận cũng là quá trình sinh viên<br />
cung cấp kiến thức cho nhau, có thể giúp nhau giải quyết vấn đề, có cơ hội khẳng định<br />
mình trước tập thể và tạo niềm tin vào khả năng học tập, vào kiến thức của bản thân.<br />
Đổi mới phương thức đánh giá kết quả.<br />
Đổi mới phương thức dạy và học theo hệ tín chỉ, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới cách<br />
thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên.<br />
Khi đào tạo theo hệ thống niên chế, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ<br />
chú trọng vào kết quả của kỳ thi cuối khóa và việc đánh giá thường chỉ chú trọng đến kiến<br />
thức chứ chưa chú trọng đến việc phát huy tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng làm viêc<br />
nhóm của sinh viên. Trong bối cảnh mới, việc đổi mới phương pháp dạy và học theo tín<br />
chỉ thì việc đánh giá kết quả của sinh viên cũng phải thay đổi.<br />
Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, thầy có thể sử dụng các loại kiểm tra<br />
khác nhau trong quá trình đánh giá như: kiểm tra ngắn, kiểm tra đột xuất, kiểm tra bài tập<br />
ở nhà, kiểm tra dự án, đồ án thiết kế, báo cáo, thi giữa kỳ…<br />
Về nội dung kiểm tra, đánh giá nên được tăng cường các phần thuộc loại nhận thức<br />
bậc cao như: áp dụng thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thẩm định… cách kiểm tra đánh giá<br />
này sẽ làm cho sinh viên chú ý đến việc suy luận, nghiên cứu, phân tích giải quyết vấn đề<br />
một cách thường xuyên trong quá trình học tập, sẽ chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ hay<br />
gian lận trong thi cử.<br />
<br />
<br />
<br />
Kết luận<br />
Đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu khách quan khi trường chuyển sang<br />
đào tạo theo học chế tín chỉ. Làm tốt điều này chính là động lực phát triển của trường nhằm<br />
nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp. Vì vậy, mỗi thầy, cô cần<br />
phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp<br />
dạy và học theo học chế tín chỉ.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Về hệ thống tín chỉ học tập, Tài liệu nội bộ, Hà Nội.<br />
2. Lâm Quang Thiệp (2006), “Áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam”, Tọa<br />
đàm Về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQG HN.<br />
3. Trường ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM (2004), “Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ”<br />
trong Sổ tay Sinh viên.<br />
4. Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, Niên giám.<br />