intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế

Chia sẻ: Lau Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

185
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933) đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại khủng hoảng và thấy: tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Từ đó, Keynes...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế

  1. Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế Cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933) đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại khủng hoảng và thấy: tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Từ đó, Keynes cho rằng thị trường không hoàn hảo như các nhà kinh tế học cổ điển nghĩ.
  2. Học thuyết Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Keynes với kích cầu Đã trải qua hơn ba thập kỷ kể từ ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố: “Giờ đây, tất cả chúng ta đều là Keynesian”. Tư tưởng kích cầu bắt nguồn từ học thuyết Keynes, một lần nữa xuất hiện như là giải pháp của các chính phủ đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Cho đến thời điểm này, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo dài 24 tháng (kể từ tháng 12-2007). Nguy cơ
  3. về một cuộc Đại khủng hoảng II lại lần nữa có cơ hội bùng phát. Trong lịch sử, cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất nổ ra giữa những năm 1970, 1980 và kết thúc trong vòng 16 tháng. Trước tình hình này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang tìm cách thuyết phục các nước áp dụng các gói kích cầu cho nền kinh tế thông qua chi tiêu của chính phủ cỡ khoảng 2% GDP. Không chỉ một vài nước, mà đồng loạt các nền kinh tế từ mới nổi cho đến phát triển, trong đó có Việt Nam, đã có kế hoạch kích cầu bằng ngân sách nhà nước. Tổng thống mới của Mỹ, Barack Obama dự tính dùng 819 tỉ đô la để thực hiện kích cầu, khoản kích cầu lớn nhất kể từ sau những năm 1950, vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng như hệ thống đường cao tốc liên bang, trường học, Internet, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng. Các nước châu Âu đang lo lắng về nguy cơ thâm hụt ngân sách trên diện rộng kéo dài sau khủng hoảng nhưng lãnh đạo các nước trong khu vực đã đi đầu trong vấn đề kích
  4. cầu mặc dù hệ thống phúc lợi xã hội của châu Âu khá tốt và phần nào đã có hiệu ứng kích cầu. Tương tự, ở châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam đều công bố thực hiện các gói kích cầu ở các quy mô khác nhau. Trung Quốc dự tính chi 586 tỉ đô la để cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sắt, sân bay. Việt Nam cũng có kế hoạch huy động số tiền tương đương 1-6 tỉ đô la cho nhiệm vụ kích cầu. “Tình hình rất xấu, một lần nữa tất cả chúng ta lại là Keynesian, những Keynesian đích thực” Martin Baily, nhà kinh tế trong chính quyền cũ của Bill Clinton, cho biết. “Trong hoàn cảnh khó khăn này, chúng ta cần sử dụng bất cứ thứ vũ khí gì mà chúng ta có”. Và những hệ lụy có thể Không phải tất cả các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đều ủng hộ lộ trình vượt khủng hoảng đang phổ biến. Bộ trưởng Tài chính Đức, một trong những nước thận trọng nhất trong việc sử dụng gói kích cầu, đã chỉ trích Thủ tướng Anh, Gordon Brown đang theo đuổi “trường phái Keynes đần độn” và lên án ông này đang “tung hứng
  5. với hàng tỉ” rồi để lại hậu quả là nợ của chính phủ cho thế hệ sau. Thâm hụt ngân sách là điều khó tránh khỏi ở những nước có kế hoạch kích cầu trên quy mô lớn. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), nếu Việt Nam thực hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đã đề ra, mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 12%, gây mất cân đối nghiêm trọng cho nên kinh tế. Các nhà kinh tế trên thế giới cũng cho rằng thâm hụt ngân sách có thể dẫn tới việc lãi suất tăng, đầu tư vào các khu vực tư nhân (khu vực có hiệu quả sử dụng vốn cao, từ đó có thể cải thiện tình hình xã hội) giảm. Trong quá khứ, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã áp dụng chính sách kích cầu, tạo ra hàng triệu việc làm trong thời kỳ đại suy thoái nhưng cũng không tránh khỏi việc lãng phí tiền đầu tư vào những dự án không cần thiết. Hơn nữa, các gói kích cầu đều chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng, trong khi đó các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng luôn chậm tiến độ và vượt dự toán như dự án đường cao tốc Big Dig ở Boston đã phải mất hơn 20 năm mới hoàn thành, vượt dự toán 5 lần. Nhật cũng đã lãng phí tiền
  6. đầu tư vào các sân bay ít dùng, cầu đường dẫn đến các đảo ít người. Những năm 1960, 1970 kích cầu theo học thuyết Keynes tiếp tục phổ biến khắp nơi trên thế giới mà kết quả là nền kinh tế Mỹ, châu Âu và một số nền kinh tế khác ở châu Mỹ Latin đã phát triển hơn. Phần lớn việc chi tiêu của chính phủ thông qua các gói kích cầu nhằm mục đích đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng nó đã kéo theo sự phát triển quá nóng. Kinh tế Mỹ Latin thường xuyên trong tình trạng lạm phát phi mã. Chỉ số chung về lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ cũng luôn ở mức cao, lên đến 20,8% năm 1980, tăng hơn 10% so với 10 năm trước đó. Ông Jurgen Stark, thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng trung ương châu Âu, trước đây từng là Phó tổng giám đốc Bundesbank (Ngân hàng trung ương Đức) đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ thất bại kích cầu có thể lặp lại giống như những năm 70. “Tôi thật tình không thể biết liệu các chính sách tài khóa tùy tiện lần này có thể mang lại hiệu quả trong khi nó đã chứng tỏ kém hiệu quả ở những lần trước”.
  7. Kích cầu có phải “thuốc tiên”? Suy cho cùng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này bắt nguồn từ Mỹ với nguyên nhân chủ yếu là do chính hệ thống tài chính và các chính sách tài chính, tiền tệ với nhiều “mục tiêu” khác nhau của Mỹ để phục vụ cho chính nước Mỹ gây ra. Bùng nổ kinh tế do chi tiêu của chính phủ tăng, do lãi suất thấp kéo dài nhiều năm mà Alan Greenspan là kiến trúc sư trưởng, do tăng trưởng tín dụng đạt mức kỷ lục kéo theo sự ra đời của các sản phẩm phái sinh nhằm chuyển nhượng rủi ro phát triển chóng mặt (CDO, MBA, ABS), hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động của một mô hình ngân hàng mới (ngân hàng đầu tư) khá lỏng lẻo, kết hợp với xu hướng toàn cầu hóa thị trường tài chính thế giới đã đưa nền kinh tế thế giới đến bờ vực của suy thoái. Như vậy, khôi phục kinh tế chính là khôi mục niềm tin của người dân Mỹ vào hệ thống tài chính, chính trị của đất nước họ. Hay nói như TS. Nguyễn Đức Thành, có lẽ chúng ta phải bắt mạch đúng căn bệnh hiện nay của từng nền kinh tế chứ không phải đi tìm liều “thuốc tiên” để
  8. chữa bách bệnh cho mọi người. Chính vì vậy, mà người dân Mỹ đã đặt nhiều kỳ vọng vào tổng thống mới Barack Obama vì sự thay đổi của nước Mỹ. Trong hai cuốn sách mới xuất bản của Samuelson và Krugman có tên The great inflation and its aftermath (Cuộc đại lạm phát và hệ lụy) và The return of depression economics and the crisis of 2008 (Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng 2008), các tác giả cũng cho rằng kinh tế học nên được nhìn nhận là một bộ môn nghệ thuật xã hội hơn là khoa học. Tốc độ hồi phục kinh tế có thể sẽ không phụ thuộc vào những con số như lãi suất hay quy mô gói kích cầu mà nó phụ thuộc vào tâm lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0