intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học trồng dừa ở “xứ” dừa sáp

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trở lại “vương quốc” của trái dừa sáp (Cầu Kè, Trà Vinh) lần này, chúng tôi thật bất ngờ, đó chính là lớp học “Sản xuất dừa sáp an toàn theo tiêu chuẩn GAP” mà “học trò” ở đây chính là những nông dân Khmer chất phác. Có lẽ lớp học “đặc biệt” này chỉ có ở Trà Vinh. Từ khi trở thành đặc sản “khoái khẩu” của người dân khắp nơi, đặc biệt là khách du lịch, dừa sáp được ví như trái cây “vua” của Trà Vinh. Giá dừa sáp hiện nay từ 120.000 - 170.000 đồng/trái, gần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học trồng dừa ở “xứ” dừa sáp

  1. Học trồng dừa ở “xứ” dừa sáp Trở lại “vương quốc” của trái dừa sáp (Cầu Kè, Trà Vinh) lần này, chúng tôi thật bất ngờ, đó chính là lớp học “Sản xuất dừa sáp an toàn theo tiêu chuẩn GAP” mà “học trò” ở đây chính là những nông dân Khmer chất phác. Có lẽ lớp học “đặc biệt” này chỉ có ở Trà Vinh. Từ khi trở thành đặc sản “khoái khẩu” của người dân khắp nơi, đặc biệt là khách du lịch, dừa sáp được ví như trái cây “vua” của Trà Vinh. Giá dừa sáp hiện nay từ 120.000 - 170.000 đồng/trái, gần bằng giá bán 2 - 3 chục dừa khô. Xã viên trồng dừa sáp chủ yếu là đồng bào Khmer (85%). Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhất là tiềm năng xuất khẩu, TS. Võ Mai, phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam xuống tận nơi “tiếp sức”. Thế là tổ sản xuất dừa sáp theo tiêu chuẩn Viet GAP ra đời ở vùng quê này. Mỗi tháng một lần, những “học trò nông dân” có mặt tại điểm học là trụ sở Ban nhân dân ấp Chông Nô 2 (xã Hòa Tân). Họ đến lớp mang theo bộ hồ sơ, tập viết chỉnh tề. Ông Thạch Khen cặm cụi kiểm tra lại sổ “nhật ký” (bắt buộc ghi chép lại quá trình canh tác, bón phân, thu hoạch...) cho biết, tham gia lớp học này hay lắm, có cán bộ kỹ thuật vào tận vườn chỉ bảo.
  2. Trước đây trồng dừa không biết chăm sóc hay bón phân là gì, nay thì biết bón thêm phân, làm sạch cây dừa nên trái nhiều hơn. Vườn dừa cũng phải làm vệ sinh sạch đẹp. Dừa sáp, dừa khô có hợp tác xã thu mua. Điều bắt buộc với những học trò này là việc ghi “nhật ký”, tất cả quy trình áp dụng cho cây dừa hàng ngày đều phải ghi sổ. Cả việc mua phân loại gì, số lượng bao nhiêu, ở cửa hàng nào... cũng phải ghi vào nhật ký. Thế nhưng, các học trò của TS. Võ Mai ở vùng quê Cầu Kè này vẫn nắn nót ghi chép cẩn thận dù chưa thể hoàn chỉnh như mong muốn. Ngoài ghi chép, họ còn được hướng dẫn để tự tay vẽ sơ đồ mảnh vườn, lập hồ sơ cho từng cây dừa. Ông Lâm Ninh hào hứng kể về lớp học: “Tôi học được rất nhiều kỹ thuật, như là phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa. Nhờ cán bộ xuống vườn hướng dẫn nên vườn dừa xanh tốt”. Ông “khoe” học được cách trồng cây dừa mau lớn, bón phân cho cây (hạn chế phân hóa học), rồi không cột bò dưới gốc dừa, không nuôi heo thả trong vườn dừa…, ngoài ra còn phải xây nhà vệ sinh đàng hoàng, xa vườn dừa, hồ nước. Ban đầu ghi chép sao mà khó quá, không biết thế nào là “cc” là “nồng độ” hay “tỷ lệ”... nay thì biết rõ rồi - ông Ninh cho biết thêm. Lớp học hiện có gần 20 người, đều tự nguyện tham gia vì họ cho rằng “học được nhiều cái hay” và cây dừa tốt, có nhiều trái hơn. Nhất là có cán bộ vào vườn chỉ dẫn, những hộ nào có nuôi heo sẽ được hướng dẫn làm hầm biogas. Những hộ tham gia đang hoàn thành xây nhà vệ sinh theo quy định, chỉ còn 4 hộ gặp khó khăn nên chưa triển khai. Tham dự buổi học định kỳ tháng 12, những học trò nông dân lắng nghe chăm chú về tiêu chuẩn sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP, tưởng chừng đối với họ quá xa lạ, thế
  3. nhưng họ đã hiểu và ý thức được sản phẩm - trái dừa sáp quê họ cần những tiêu chuẩn đó để sau này xuất khẩu. Từng đợt gió lạnh ùa qua khe vách, chợt chạnh lòng nhìn những nông dân Khmer lam lũ nhưng cần cù chăm học, họ đã kiên trì bám lớp từ năm 2009 đến nay dù gặp không ít khó khăn. Một điều khiến chúng tôi trăn trở mãi, đó là “phòng học” quá nghèo nàn, chẳng khác một căn chòi, diện tích khoảng 30 m2, bàn ghế quá cũ kỹ. Vách là những tấm ván gỗ cũ cong kênh, chỗ thì dừng mấy miếng tôn, chắp vá. Buổi học có thể kéo dài mấy giờ liền nhưng không hề có chỗ đi vệ sinh. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần có biện pháp hỗ trợ cho lớp học, để nông dân có điều kiện học tập tốt hơn...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2