92 Xã hội học số 4 (52), 1995<br />
<br />
<br />
Học vấn của cha mẹ và<br />
kết quả học tập ở trường của trẻ em<br />
<br />
ĐẶNG THANH TRÚC<br />
<br />
<br />
Nền kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay đang có nhiều biến đổi nhanh chóng và<br />
mạnh mẽ. Cũng như xã hội, gia đình đã trở thành hệ thống mở hơn trước rất nhiều.<br />
Với những thay đổi này, gia đình đã có tác động đáng kể đến việc học hành của trẻ<br />
em, nhưng ở mức độ nào? Và theo chiều hướng nào? Để giải quyết những vấn đề này<br />
cần phải tìm hiểu sự tác động qua lại giữa môi trường gia đình và kết quả học đường<br />
của trẻ em, đây là vấn đề mà bài viết này sẽ đề cập tới.<br />
I- NHỮNG THAY ĐỒI TRONG QUAN NIỆM VỀ HỌC VẤN CỦA CHA MẸ<br />
HỌC SINH TRONG THỜI ĐỔI MỚI:<br />
Sự ra đời của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam làm nảy sinh những khác biệt ngày<br />
càng rõ rệt trong các nhóm dân cư, cùng với nó là sự thay đổi các hệ thống giá trị<br />
chuẩn mực xã hội. Ở đây chúng tôi chỉ xem xét những nét chung nhất về sự chuyển<br />
biến trong quan niệm về học vấn của gia đình hay cụ thể hơn là của bố mẹ học sinh.<br />
Những biến đổi có tác động trực tiếp đến nhận thức về học tập, đến kết quả học tập và<br />
định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bọn trẻ.<br />
Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Trong xã hội phong kiến, con đường<br />
thăng tiến duy nhất là đi học, đi thi và làm quan. Gia tầng cao nhất của xã hội là kẻ sĩ<br />
(người có học), rồi mới đến những tầng lớp khác. Vị trí trong xã hội được xếp theo<br />
thứ bậc: "Sĩ, nông, công, thương". Rõ ràng là trong xã hội lúc bấy giờ, sự thành đạt về<br />
học vấn được coi trọng nhất.<br />
Trong thời kỳ bao cấp, truyền thống hiếu học vẫn được tiếp tục, nhưng nó đã mang<br />
một mầu sắc khác, hoàn toàn không giống như trong xã hội cũ. Thời kỳ của cơ chế<br />
bao cấp gắn liền với chủ nghĩa bình quân, tạo cho xã hội một sức ỳ rất lớn, triệt tiêu<br />
mọi sự cố gắng của cá nhân. Trong các gia đình, con cái đi học với mục đích để được<br />
vào biên chế Nhà nước, để Nhà nước bao cấp. Đôi khi đã có trong Nhà nước rồi thì<br />
bằng cấp có thể chỉ là có hình thức, nó không đi đôi với tri thức thực chất. Chủ nghĩa<br />
bình quân trong phân phối đã tạo cho con người tâm lý tự bằng lòng, (thỏa mãn) làm<br />
mất đi ý chí vươn lên của họ. Trong thời bao cấp người ta không còn coi trọng học<br />
vấn như xã hội trước đó. Thực tế cho thấy những người có bằng cấp cáo đồng lương<br />
nhiều khi cũng chỉ chi đủ cho những nhu cầu tối thiểu. Để có của ăn, của để người ta<br />
phải có một chút ít quyền lực, tuy vậy giá trị về sự thành đạt kinh tế vẫn chưa được<br />
chấp nhận, nhất là khi người ta đạt được nó thông qua con đường buôn bán.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thanh Trúc 93<br />
<br />
Tóm lại trong thời kỳ này những quan niệm về học vấn vẫn hoàn toàn không gắn liền với mục<br />
đích kinh tế.<br />
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, cả trong<br />
nhận thức lẫn trong hành vi của mỗi con người. Không vì thế mà truyền thống hiếu học bị lu mờ đi.<br />
Với nền kinh tế hàng hóa sự thay đổi trong quan niệm về học vấn là người ta coi trọng cái học thực<br />
chất, cái học gắn liền với thực tế cuộc sống. Bây giờ xã hội không còn bao cấp nữa, tri thức có<br />
được phải thực sự giúp cho người ta kiếm được ra tiền. Những loại bằng cấp "dởm" và sự học nửa<br />
chừng dần dần đã không còn giá trị nữa. Giá trị của "học vấn" đã bắt đầu gắn chặt với mục đích<br />
kinh tế và sự thành đạt về kinh tế bằng con đường nào mà chân chính cũng đều được trân trọng.<br />
Trên thực tế đã thấy xuất hiện những xu hướng.<br />
Ở nông thôn, thậm chí ở cả thành phố có hàng loạt học sinh bỏ học ở cấp phổ thông với lý do sự<br />
theo đuổi học hành không đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình.<br />
Xu hướng này thường thấy ở những gia đình nghèo không đủ tiền chu cấp cho con tin học và ở<br />
những gia đình mải làm ăn không quan tâm đến con cái Họ cho rằng "học hành bây giờ chẳng bằng<br />
đi buôn". Theo kết quả khảo sát xã hội học 1992 trong 150 gia đình học sinh Hà Nội, đã có 13%<br />
cha mẹ học sinh chấp nhận ý kiến này.<br />
Bên cạnh đó là một xu hướng khác, rất coi trọng giá trị học vấn. Đây là xu hướng của các gia<br />
đình thành phố. Họ nhất trí là "học hành sao, cuộc sống sẽ được đảm bảo”, cũng trong cuộc khảo<br />
sát trên thì 68% gia đình cho rằng bây giờ muốn có cuộc sống tạm đủ, phải có trình độ Đại học trở<br />
lên". Thể hiện quan niệm học vấn gắn liền với thực tế cuộc sống là những dự định nghề nghiệp cho<br />
con cái mang tính thực dụng hơn của bố mẹ. Các gia đình hướng cho con mình vào những trường<br />
dễ kiếm việc làm, thu nhập cao. Trước kia trong thời bao cấp giá trị các trường được xếp theo thứ<br />
tự: "Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa" thì bây giờ là những ngành như ngành Luật, Tài<br />
chính, Kế toán, Ngân hàng, Ngoại ngữ, Ngoại thương, Ngoai giao… Ngoài các ngành chuyên môn,<br />
mỗi sinh viên khi ra trường đều tự trang bị cho mình từ 1 đến 2 ngoại ngữ (thường là tiếng Anh<br />
hoặc Pháp) ngoài ra họ còn biết sử dụng máy vi tính qua các chương trình học thêm vì dưới thời<br />
mở cửa của Việt Nam với sự đầu tư của nước ngoài, đó là những điều kiện đảm bảo để họ được<br />
tuyển qua các kỳ thi vào làm việc tại các công ty ngoại quốc, các công ty liên doanh và những cơ<br />
quan Nhà nước có thu nhập cao.<br />
Những quan niệm về học vấn như vậy của cha mẹ không những liên quan đến định hướng nghề<br />
nghiệp của con cái sau này mà còn trực tiếp liên quan đến kết quả học tập của chúng ngay trong<br />
trường phổ thông. Để thực hiện ý định của mình, các bậc cha mẹ phải đầu tư cho con từ lúc chung<br />
còn là học sinh phổ thông về tiền bạc, về thời gian, tri thức... Điều đó giải thích vì sao bây giờ hầu<br />
như tất cả học sinh thành phố theo học các lớp học thêm. Tùy vào từng điều kiện gia đình mà con<br />
cái học theo học một lớp hay nhiều lớp. Tất nhiên là những lớp học thêm này đã ít nhiều làm thay<br />
đồi, đúng hơn là nâng cao kết quả học tập ở trường của học sinh. Trong thời kỳ đổi mới, giá trị<br />
đồng tiền hay sự thành đạt về kinh tế đã dần dần được đặt về đúng chỗ của nó . Do đó những quan<br />
niệm về học vấn tách rời kinh tế như trước đây cũng dần dần thay đổi. Người ta thực dụng hơn<br />
trong việc học hành,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
94 Học vấn của cha mẹ ...<br />
<br />
nghĩa là làm thế nào để học vấn có ích nhiều nhất cho cuộc sống kinh tế.<br />
<br />
II. HỌC VẤN CỦA CHA MẸ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TRẺ EM<br />
Chúng tôi quan niệm Vốn văn hóa gia đình là toàn bộ văn hóa gia đình được truyền từ đời này<br />
qua đời khác, ảnh hưởng của nó được biểu hiện dưới dạng quan hệ giữa trình độ văn hoá tổng thể<br />
của gia đình và kết quả học tập ở trường của trẻ em. Yếu tố "trình độ học vấn của bố mẹ" được coi<br />
là một biến số cơ bản của vốn văn hóa gia đình. Để phân tích biến số này chúng tôi sử dụng một số<br />
biến trung gian để tìm hiểu sự khác biệt trong kết quả học đường của học sinh qua kết quả khảo sát<br />
xã hội học tại 3 trường phổ thông Hà Nội năm 1992. Chương trình nghiên cứu này được thực hiện<br />
với 150 mẫu gia đình học sinh lớp 9, lớp cuối cùng của trường phổ thông cơ sở.<br />
Trên thực tế có một bộ phận học sinh luôn thành công hơn trong học tập so với các bạn cùng lứa<br />
tuổi . Các em đó là ai? Gia đình chúng có những đặc trưng xã hội riêng biệt nào để chúng luôn có<br />
được những thành công như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ phải quay trở lại với nguồn gốc<br />
và sự khác biệt giữa các nhóm gia đình. Ở Hà Nội, theo kết quả điều tra về phân tầng xã hội thì sự<br />
phân hóa xã hội mới chỉ bắt đầu, song những khoảng cách về văn hóa vật chất trong môi trường gia<br />
đình đã đặt ra những vấn đề đáng phải quan tâm. Nhà xã hội học Pháp F. Paul cbera đã nói: khi bố<br />
mẹ có trình độ học vấn (bằng cấp) ngang nhau thì yếu tố thu nhập gia đình không có ảnh hưởng<br />
riêng nào đến kết quả học tập của trẻ em. Ngược lại ở mức thu nhập ngang nhau của các gia đình<br />
thì ti lệ học sinh giỏi lại biến đổi theo trình độ học vấn của người cha. Có thể nói rằng trình độ học<br />
vấn của cha mẹ đã có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học đường của trẻ em.<br />
Số liệu khảo sát tại 3 trường phổ thông cho thấy 2 hiện tượng đối lập nhau khá lý thú. Ở những<br />
gia đình có bố mẹ học vấn càng cao (đại học trở lên) thi hầu như không có con học kém. Ngược lại<br />
ở gia đình trình độ học vấn của bố mẹ càng thấp (cấp II trở xuống) thì hầu như không có con học<br />
giỏi.<br />
Mặt khác, số học sinh khá giỏi ở các gia đình có cả 2 bố mẹ cùng trình độ đại học nhiều hơn 2,6<br />
lần số đó ở các gia đình bố mẹ học vấn thấp. Nếu so sánh ngược lại thì con số học sinh học kém và<br />
trung bình ở nhóm gia đình văn hóa thấp sẽ nhiều hơn 3,3 lần số học sinh trung bình trong nhóm<br />
gia đình văn hóa cao (xem bảng trình độ học vấn của bố mẹ và học lực của con) . Trên thực tế các<br />
bậc cha mẹ dù học vấn cao hay thấp đều mong muốn con mình đạt đến trình độ học vấn cao. Khảo<br />
sát các dự định cho con học đến cấp nào. Các bố mẹ cho thấy:<br />
Dự định Tỷ lệ bố mẹ có dự định này<br />
- Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 1,1 %<br />
- Tốt nghiệp phổ thông trung học 2,6%<br />
- Tốt nghiệp trung cấp cao đẳng 4,4%<br />
- Tốt nghiệp đại học 59,9%<br />
- Tùy năng lực con mình 32,9%<br />
<br />
<br />
<br />
Như đã thấy, dự đinh cho con có trình độ đại học vẫn là chỉ số cao nhất, trong khi đó ti lệ gia<br />
đình cho con dừng lại ở phổ thông cơ sở và trung học là không đáng kể. Thậm chí, muốn cho con<br />
có trình đồ trung cấp, cao đẳng cung chi chiếm tỉ lệ rất<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thanh Trúc 95<br />
<br />
nhỏ (4,4% Có thể là dễ hiểu, một tâm lý, phổ biến, người có học vấn cao muốn con mình học cao<br />
để kế tục được sự nghiệp của gia đình, còn người có học vấn thấp lại muốn cho con mình học cao<br />
để bù đắp cho những thiếu hụt, thiệt thòi của bản thân. Nhưng kết quả học tập của trẻ em trên thực<br />
tế thì không hẳn đã phụ thuộc vào ý muốn của cha mẹ mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố một trong<br />
những yếu tố đó là trình độ học vấn của bố mẹ. Hai hiện tượng đối lập của 2 nhóm gia đình có học<br />
vấn cùng cao và cùng thấp ở trên đã xác nhận "học vấn của bố mẹ" đã tạo ra những điều kiện thuận<br />
lợi và không thuận lợi cho việc học tập của con. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ, tác động<br />
của vốn vân hóa gia đình đến kết quả học đường của trẻ em còn phải tính đến nhiều yếu tố khác<br />
như trình độ học vấn của những người lớn khác trong gia đình, truyền thống học hành của dòng họ,<br />
quá trình học tập của bàn thân đứa trẻ...<br />
Vẫn qua "trình độ học vấn của bố mẹ" chúng tôi muốn tìm hiểu sự khác nhau trong mức độ ảnh<br />
hưởng của người bố và của người mẹ đến kết quả học tập của con. Nếu nhóm các ông bố và các bà<br />
mẹ của các gia đình khác nhau có cùng trình độ học vấn vào thành từng nhóm ta thấy lần lượt như<br />
sau:<br />
1. Nhóm có trình độ đại học trở lên: tỉ lệ con học khá, giỏi (75,4%) ở người mẹ cao hơn ở người<br />
bố (65,4%) và ngược lại tỉ lệ con học kém và trung bình ở người mẹ (24,6% thấp hơn người bố<br />
(34,6%). Phải chăng ở nhóm học vấn cao này, người phụ nữ quan tâm đến học hành của con cái<br />
hơn đàn ông?<br />
2. Nhóm có trình độ cấp III: ở nhóm này vai trò của người đàn ông lại nổi bật hơn. Vẫn những<br />
tương quan như nhóm trên tỉ lệ con học khá giỏi ở người bố là 77,l % trong khi ở người mẹ là 58,5<br />
% và tỉ lệ con học trung bình và yếu ở người mẹ gấp gần 2 lần ở người bố (41,5 %) và (22,9 %).<br />
Hình như là học vấn của người hố trong nhóm này đã phát huy được ảnh hưởng của nó đến kết quả<br />
học tập của con hơn là người mẹ.<br />
3. Nhóm có trình độ cấp II: trong nhóm này trình đô học vấn của bố mẹ không thể hiện ra thành<br />
những xu hướng tác động rõ rệt như 2 nhóm trên. Vì vậy không thể phân biệt được mức độ ảnh<br />
hưởng của bố hay của mẹ nhiều hơn. Có thể lập luân rằng lớp 9 là lớp cuối cấp của phổ thông cơ<br />
sở, trình độ học vấn cấp II của bố hoặc mẹ cũng chỉ ngang như vậy, do đó yếu tố "học vấn" của<br />
nhóm này hoàn toàn không phát huy được tác dụng là hợp lý. Chúng tôi cho rằng chi phối kết quả<br />
học tập ờ trường của trẻ em trong nhóm này có lê chính là người bố hoặc mẹ còn lại trong gia đình<br />
có trình độ văn hóa cao hơn cấp II.<br />
Tóm lai ảnh hưởng của vốn văn hóa gia đình đến kết quả hoạt động của trẻ em thông qua học<br />
vấn bố mẹ là không thể phủ nhận được. Kết quả của cuộc khảo sát này đã phản ánh ít nhiều mức<br />
độ tác động cụ thể của biến “học vấn" đến thành tích học tập của trẻ em.<br />
Trình độ học vấn của bố mẹ tác động đến học hành của con cái có khi trực tiếp, có khi gián tiếp<br />
thông qua một vài biến số trung gian. Nó hoàn toàn có liên quan chặt chẽ đến việc tao ra môi<br />
trường văn hóa trong gia đình. Vấn đề mua sách báo thường xuyên cho bản thân và con cái là một<br />
trong những biểu hiện của mối liên quan này. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho hình thức bên<br />
ngoài nhà trường tạo cho trẻ thói quen ham hiếu biết từ khi còn nhỏ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
96 Học vấn của cha mẹ…<br />
<br />
Học vấn bố mẹ Cấp II Cấp III Đại học<br />
<br />
Mức độ<br />
Không mua bao giờ 87,1 64,0 20<br />
Thính thoảng 12,9 26,0 49,2<br />
Thường xuyên 0 10,0 30,8<br />
<br />
<br />
Những chỉ số “thỉnh thoảng” "thường xuyên" mua sách báo của bảng trên biểu<br />
hiện tỉ lệ thuận theo trình độ học vấn của bố mẹ.<br />
Việc mua sách báo có thể gọi là đầu tư về mặt tri thức cho con, có thể mang lại<br />
những tác động tích cực cho việc học hành của con. Vẫn theo kết quả khảo sát 43%<br />
học sinh giỏi là con những gia đình có mua sách báo và 100% số em học kém thuộc<br />
các gia đình không mua sách báo bao giờ.<br />
Việc xem xét bài vở ở nhà của con cũng có những quan hệ chặt chẽ với trình độ<br />
học vấn của bố mẹ. Đó là phương thức để học vấn của bố mẹ phát huy tác động của<br />
nó đến việc học hành của con cải. Dễ thấy là phải có một vốn kiến thức nào đấy cha<br />
mẹ mới có thể hồ trợ cho bài vở ở nhà của con bằng cách giảng giải những điều chưa<br />
hiểu ở lớp, hướng dẫn con làm những bài tập khó. Rõ ràng là ở những bố mẹ trình độ<br />
học vấn thấp, điều đó cũng bị hạn chế, càng ở những lớp học cao thì suy luận này<br />
càng đúng. Kết quả khảo sát mẫu cho thấy chỉ xét ở mức độ kiểm tra bài thường<br />
xuyên các chỉ số tăng tì lệ thuận với trình độ văn hóa của bố mẹ.<br />
Trình độ học vấn bố mẹ < Cấp II Cấp III Đại học<br />
Kiểm tra bài con thường xuyên 35,5% 43,1% 59,1%<br />
Thực tế là 70% số học sinh giỏi có bố me thường xuyên quan tâm hướng dẫn bài<br />
vở ở nhà. Ở mức độ bố mẹ "không bao giờ quan tâm" đến việc học ở nhà của con thì<br />
không có một học sinh nào đạt loại khá hay giỏi trong học tập.<br />
Trong một vài năm gần đây với những thay đổi trong đời sống kinh tế các bậc cha<br />
mẹ cũng đã thay đổi trong cách nhìn của mình trong chuyên học hành của con cái. Họ<br />
đã có những quan tâm thực tế hơn đến hiệu quả học tập của con, không chỉ là đầu tư<br />
thời gian, vật chất mà còn chủ động xem xét điều kiện, hoàn cành... cho con có cơ hội<br />
tốt nhất để tiến bộ trong học tập. Từ ngày ngành giáo dục sửa đổi và bổ sung những<br />
qui chế mới, bên cạnh việc duy trì nhận học sinh đúng tuyến, các trường phổ thông<br />
còn được phép tuyển học sinh trái tuyến. Điều này tạo điều kiện cho những bậc phụ<br />
huynh quan tâm đến con cái có thể chọn trường có truyền thống dậy và học tốt cho<br />
con mình. Ngay ở việc lựa chọn này thì "trình độ học vấn" của bố mẹ cùng đã ít nhiều<br />
tác động.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đặng Thanh Trúc 97<br />
<br />
Trình độ học vấn bố mẹ < Cấp II Cấp III Đại học<br />
Chọn trường có uy tín cao 11,8% 12,9% 25,8%<br />
<br />
Biểu hiện của mối quan hệ giữa vốn văn hóa gia đình và kết quả học tập ở trường của trẻ<br />
em là rất đa dạng. Trong đó, yếu tố "học vấn" của cha mẹ, một trong những đặc trưng cơ bản<br />
để nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm xã hội đã tác động đáng kể vào thành tích học tập của<br />
trẻ em. Điều rút ra từ cuộc nghiên cứu nhỏ này chỉ là khẳng định lại rằng: nhận thức của các<br />
nhóm xã hội về học vấn của con em họ hiện nay luôn gắn liền với cơ chế kinh tế mới. Nhận<br />
thức ấy có thể là khá thực dụng (gắn tri thức với kinh tế) nhưng đã tạo ra nhiều ảnh hưởng<br />
tích cực nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường nói chung và ở Hà Nội nói riêng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />