intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng Landau-Kleffner - Phần 3

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn Ngữ - Trẻ bị LKS có khó khăn về ngôn ngữ thuộc đủ mọi cấp độ thay đổi, chuyện không có gì lạ khi trong lúc có bệnh kỹ năng ngôn ngữ của em trồi sụt, nhất là khi không có gì kiểm soát sự bất thường của não điện đồ. Trục trặc về ngôn ngữ thường bắt đầu thấy bằng việc khó hiểu lời nói. Như đã ghi ở trên, mới đầu ta có thể cho là trẻ bị lãng tai nhưng thử tai luôn luôn cho kết quả bình thường, hệ thần kinh thính giác không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng Landau-Kleffner - Phần 3

  1. Hội chứng Landau-Kleffner Phần 3 IV. TRỊ LIỆU A. Ngôn Ngữ - Trẻ bị LKS có khó khăn về ngôn ngữ thuộc đủ mọi cấp độ thay đổi, chuyện không có gì lạ khi trong lúc có bệnh kỹ năng ngôn ngữ của em trồi sụt, nhất là khi không có gì kiểm soát sự bất thường của não điện đồ. Trục trặc về ngôn ngữ thường bắt đầu thấy bằng việc khó hiểu lời nói. Như đã ghi ở trên, mới đầu ta có thể cho là trẻ bị lãng tai nhưng thử tai luôn luôn cho kết quả bình thường, hệ thần kinh thính giác không có gì lạ. Khó khăn nằm ở điểm không diễn dịch được ý nghĩa của âm thanh, nó thay đổi từ không hiểu được chỉ dẫn dài và phức tạp sang hoàn toàn không hiểu lời nói, kể cả việc không còn hiểu chuyện trước đây đã biết hay những chữ giản dị. Chuyện có thể hóa trầm trọng cho một số trẻ tới mức những âm thanh của môi trường (như tiếng chó sủa, điện thoại reo, tiếng xe trên đường) không có ý nghĩa gì với em.
  2. Tiếp theo là em gặp khó khăn về ngôn ngữ biểu lộ tức khả năng nói, và hiển hiện bằng nhiều cách. Em nào vẫn còn nói được thì câu nói có thể hóa ngắn, đơn giản hơn, một số trẻ thấy khó mà nhớ lại chữ đã biết. Kết quả là câu nói của em có thể có nhiều lúc ngưng lại để tìm chữ muốn nói, hoặc em có thể thay nó bằng chữ khác (như ice house thay cho igloo). Có em thay cho chữ tìm không ra bằng âm tương tự mà không phải là chính chữ đó (thí dụ gilat thay cho giraffe). Lời nói cũng có thể bị ảnh hưởng với thay đổi trong cách nhấn câu hay giọng nói. Có em phát âm lè nhè hoặc nói cà giựt, nhát gừng. Khó khăn có thể nhiều tới mức trẻ không còn nói được nữa, trong trường hợp đó em có thể dùng cử chỉ hay ra dấu để liên lạc tỏ ý. Em nào đã biết đọc trước đó rồi thì có thể hay không có thể duy trì kỹ năng này. Có hơn phân nửa trẻ bị LKS cũng gặp khó khăn trong việc dùng cử chỉ để nói chuyện. 1. Chỉnh Ngôn (Speech & Language Therapy) - Trị liệu này là một phần quan trọng trong việc chữa trị cho trẻ có LKS, nó nên là một thành phần trong sự chữa trị toàn diện là gồm trị liệu y khoa, giáo dục, hành vi (nếu cần) và chăm sóc. Có đề nghị rằng nên cho trẻ học chỉnh ngôn ngay khi bệnh xẩy ra, và cho đa số trẻ chỉnh ngôn thường cần được học lâu dài. Trẻ nào có trục trặc nặng về ngôn ngữ thì trọng tâm
  3. nhắm tới có thể là cho em cách khác để liên lạc như ra dấu hay dùng hình, để bảo đảm là em vẫn có thể cho biết được nhu cầu và ước muốn của em. Em khác có khó khăn nhẹ hơn thì trọng tâm có thể là phát triển những mặt yếu kém, để việc dùng lời nói liên lạc được thành công hơn. 2. Dùng Hình (Visual Support). Việc dùng hình quan trọng vì khả năng hiểu hình của não vẫn còn bình thường, do đó nó có thể được dùng để bù đắp cho khó khăn không hiểu được lời nói. Tình trạng cho phép trẻ liên lạc tỏ ý dù gặp khó khăn với việc nghe hiểu tiếng nói, và nó có thể làm giảm sự bực bội, hành vi trục trặc thường xẩy ra. Hình để liên lạc có nhiều dạng, gồm dấu hiệu như bảng vẽ ngoài đường, hình vẽ, hình chụp, biểu tượng, chữ viết v.v. Một phương pháp liên lạc bằng hình gọi là PECS (Picture Exchange Communication System) được phổ biến để giúp việc liên lạc hai chiều được rõ ràng hơn, thí dụ trẻ đưa hình của vật muốn có (ly sữa) cho người khác để tỏ ý muốn có vật. Cách này khuyến khích trẻ khởi đầu sự liên lạc thay vì chờ người khác hỏi em. B. Hành Vi. Có ước lượng là ít nhất phân nửa trẻ có LKS sinh ra hành vi trục trặc và gặp khó khăn về thần kinh lẫn tâm thần, do hệ quả của bệnh. Những tật
  4. thường thấy nhất là thiếu sức chú ý, hiếu động và hung hăng. Người ta tin rằng chúng hoàn toàn là phản ứng do sự bực bội vì không nói hay không hiểu được lời nói sinh ra. Cách đối phó được đề nghị là: - Có đáp ứng ngay tức khắc và lần nào cũng giống nhau đối với hành vi. - Cho trẻ có thời gian để dịu xuống, như kêu con vào phòng một mình 5 phút. - Có kỹ thuật làm phân tâm trẻ, hướng em tới chuyện khác. - Thưởng cho hành vi thuận lợi và thành quả đạt được. Cha mẹ nên thẳng thắn thảo luận vấn đề với nhà trường để hai bên đồng ý về giới hạn và đáp ứng thích hợp cho hành vi, bảo đảm cả hai có đáp ứng giống nhau khiến trẻ không thấy hoang mang giữa trường và nhà. C. Khó Khăn về Cử Động. Chuyện này xẩy ra rất thường với tỉ lệ là thấy nơi 2/3 trẻ có LKS, nó thường liên quan đến tiến trình của bệnh tức tương ứng với giai đoạn khi bệnh trở nặng hay nhẹ. Nó có thể gồm đi đứng loạng choạng không điều hợp, run rẩy, không vững vàng, cử chỉ cà giựt, điệu bộ tay chân kỳ lạ, yếu
  5. một bên thân người. Tật ảnh hưởng tới khả năng viết, mặc y phục, đi đứng và có thể khiến trẻ khó làm cử chỉ hay ra dấu. Bắp thịt quanh môi và cổ họng thường có liên can và sẽ cho ra khó khăn trong việc ăn, kiểm soát việc nuốt nước miếng và lời nói. V. TƯƠNG LAI (hậu chẩn). Một số trẻ được phục hồi tốt đẹp tuy nhiên nhiều em bị yếu kém đáng kể nên người ta cho rằng có một giai đoạn giới hạn cho việc phục hồi; khi giai đoạn ấy qua rồi thì hư hại trở nên vĩnh viễn không sửa chữa được. Hệ quả có vẻ liên hệ đến thời gian bệnh phát ra, trẻ nào mà bệnh phát lúc khá lớn (mất ngôn ngữ sau khi được năm tuổi) và có sóng động kinh khi ngủ chỉ trong lúc ngắn, thì có bệnh nhẹ hơn. Hậu chẩn cũng tốt khi trẻ được cho học chỉnh ngôn sớm, trong một số trường hợp khác trẻ có thể hết bệnh một lúc rồi có bệnh trở lại, xong hết bệnh cứ như thế tái diễn nhiều lần. Trẻ nào gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ trước khi phát bệnh LKS xem ra có hậu chẩn không tốt. Sau khi bệnh phát ra rồi, trẻ nào chỉ có trục trặc về ngôn ngữ do bệnh sinh ra thì có hậu chẩn tốt hơn và đáp ứng với việc chữa trị bằng thuốc cũng khá hơn. Với trẻ có thêm những trục trặc khác như khó khăn về liên lạc tỏ ý, giao tiếp xã hội, học khó thì các tật này là trở ngại lớn nhất cho việc phục hồi.
  6. Nói chung thì khoảng phân nửa trẻ có phục hồi vừa phải, 1/4 em phục hồi chỉ một phần, và 1/4 còn lại vẫn còn khó khăn đáng kể. Kết quả về ngôn ngữ thay đổi rất nhiều tùy theo trẻ, và chỉ một thiểu số có kết quả tốt nhưng các em thường là lấy lại được khả năng nói ở mức trung bình khi có thẩm định chính thức. Dầu vậy ngay cả các em này cũng gặp khó khăn tế nhị hơn như ký ức ngắn hạn bị ảnh hưởng, và khó mà nghe được lời nói khi có tiếng động chung quanh. Trẻ có kết quả trung b ình sẽ cho thấy ngôn ngữ bị yếu kém phần nào, tuy nhiên em thường chọn cách nói để liên lạc tỏ ý hơn là cách khác. Em nào có kết quả hồi phục ít hơn nữa có thể không nói được mà phát triển khả năng liên lạc bằng cách khác như dùng hình, ra dấu. Tuy nhiên vì có thêm những khó khăn khác với cử chỉ (thí dụ bắp thịt yếu) và cử động tinh tế, em có thể không thành công khi ra dấu và cũng khó học cách đọc môi để hiểu người khác. Một cuộc nghiên cứu dài hơn 10 năm thấy rằng 40 – 50% bệnh nhân phát triển ngôn ngữ đủ để có việc làm và có đời sống xã hội bình thường. Tham Khảo: 1. nidcd.nih.gov: National Institute on Deafness and Other Communication Disorders
  7. 2. ninds.nih.gov: National Institute of Neurological Disorder and Stroke. 3. friendsoflks.com: Friends of Laundau Kleffner Syndrome. 3. emedicine.com. Từ ngữ chuyên môn: EEG (electro-encephalogram): não điện đồ, biểu đồ ghi lại tín hiệu điện của não. Expressive language: ngôn ngữ biểu lộ là nói. Fine motor: cử động tinh tế như viết, vẽ, gài nút áo, lượm cây kim v.v. Gross motor: cử động tổng quát như đi, chạy, nhẩy, kéo v.v. Kỹ năng tri thức không lời : hiểu dấu hiệu không lời như nét mặt, nụ cười, điệu bộ thân hình, giọng nói. MRI (magnetic resonance imaging): chụp hình não bằng nguyên tắc cộng hưởng từ. Receptive language: ngôn ngữ tiếp nhận là nghe hiểu lời nói và làm theo yêu cầu.
  8. Ts Tịnh Võ Nguyễn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2