intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng phỏng rộp da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

349
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam, người ta hay gọi là hội chứng 4S. Có một lần, tôi trao đổi với anh bạn đồng nghiệp, anh ấy nói: hội chứng 3S là giai đoạn đầu của 4S, 4S nặng hơn 3S. Tôi về tra sách mãi mà không thấy hội chứng 3S. Theo tôi 4S là bốn chữ S đầu tiên của Staphylococcal Scalded Skin Syndrome, tôi tạm dịch là hội chứng phỏng rộp da da tụ cầu (trong quyển Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ mười – ICD 10, bệnh này có mã là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng phỏng rộp da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome)

  1. Hội chứng phỏng rộp da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome) Ở Việt Nam, người ta hay gọi là hội chứng 4S. Có một lần, tôi trao đổi với anh bạn đồng nghiệp, anh ấy nói: hội chứng 3S là giai đoạn đầu của 4S, 4S nặng hơn 3S. Tôi về tra sách mãi mà không thấy hội chứng 3S. Theo tôi 4S là bốn chữ S đầu tiên của Staphylococcal Scalded Skin Syndrome, tôi tạm dịch là hội chứng phỏng rộp da da tụ cầu (trong quyển Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ mười – ICD 10, bệnh này có mã là L00). Nhiều BS khi nghe đến nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu thì phát sốt, phát rét. Họ lý giải là tụ cầu kháng gần như tất cả các loại kháng sinh. Xin thưa là tụ cầu đó là tụ cầu bệnh viện còn tụ cầu gây bệnh ở đây là tụ cầu cộng đồng. Các kháng sinh như Cephalexin, Cephradin,... đều có tác dụng để điều trị bệnh này. Là bệnh ly thượng bì nhiễm độc, đặc trưng bởi hiện tượng đỏ da là bóc tách thượng bì trên diện rộng, giống như lột da; xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Dịch tễ học
  2. Tần số: Ở Mỹ bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ em, có thể bùng phát tại các cơ sở chăm sóc trẻ sơ sinh. Chủng tộc: tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ da đen ít hơn so với trẻ da trắng. Giới: tỷ lệ nam/nữ là 2-4/1. Tuổi: bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ở người lớn, bệnh có thể gặp ở những người suy thận, suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân: tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) các typ 3A, 3B, 3C, 55 và 71. Vi khuẩn này sản xuất ra ngoại độc tố epidermolytic toxin A (ET-A) và epidermolytic toxin B (ET-B), các ngoại độc tố này kết hợp với desmoglein I ở thượng bì gây ra bong tách các tế bào thượng bì. Lâm sàng SSSS thường bắt đầu từ những nhiễm khuẩn khu trú: viêm kết mạc mủ, viêm tai giữa, nhiễm trùng mũi họng. Biểu hiện ban đầu: sốt, mệt mỏi. Dát đỏ tiến triển thành mụn nước, bọng nước sau đó các mụn nước bọng nước vỡ để lại tổn thương đặc trưng vảy da nhỏ, mỏng, nông giống như giấy cuốn thốc lá. Vị trí ở bất kỳ vùng da nào, rõ nhất quanh các hốc tự nhiên, các kẽ. Khi trợt da để lại nền da đỏ.
  3. Thời gian tiến triển: toàn bộ thời gian bong vảy da và liền tổn thương kéo dài khoảng 5-7ngày. Niêm mạc không bị tổn thương. Ở trẻ đẻ non, thường đỏ da toàn thân và bong vảy; giai đoạn bọng nước thường không xuất hiện. Cận lâm sàng Nuôi cấy vi khuẩn: nuôi cấy dịch kết mạc, mũi họng, phân hoặc ổ nhiễm trùng trên da có thể thấy tụ cầu vàng (S aureus). Cấy máu, ở trẻ em âm tính, người lớn có thể dương tính. Sinh thiết. Điều trị Kháng sinh chống tụ cầu vàng:cloxacillin, Dicloxacillin. Bồi phụ nước và điện giải. Tại các đơn vị sơ sinh: nếu có trẻ bị bệnh thì phải xác định xem nguồn lây có phải từ nhân viên y tế không và phải điều trị; rửa tay trước và sau khi thăm khám mỗi trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2