Thông tin ebook<br />
Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê<br />
Nguồn: ethuvien và wordpress<br />
Đây là bản đầy đủ nội dung, bao gồm cả 6 chương thiếu mà NXB đã bỏ đi trong những lần tái bản.<br />
Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Vài lời thưa trước<br />
Cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, bản của nhà Văn hoá in năm 1993 gồm: <br />
- Lời nhà xuất bản.<br />
- Vài nét về học giả Nguyễn Hiến Lê của Nguyễn Q. Thắng (Tôi tạm lược bỏ bài này).<br />
- Lời nói đầu của tác giả.<br />
- 33 chương (Nhà xuất bản tạm lược bỏ lại 6 chương XXI, XXII, XXIV<br />
, XXX, XXXI và XXXII),<br />
chia làm 6 phần. <br />
- 3 phụ lục.<br />
Trong khi gõ cuốn Hồi kí này, khi gặp những chỗ ngờ sai, tôi thường đối chiếu với cuốn Đời viết văn<br />
của tôi (Nxb Văn hoá – Thông tin, năm 2006, về sau gọi tắt là ĐVVCT), nếu sai tôi sẽ châm chước sửa lại<br />
mà phần lớn không chú thích để khỏi rườm. Ví dụ đoạn sau đây: “Trong bộ Đại cương Văn học sử Trung<br />
Quốc, chỉ có một số ít bài do tôi dịch, mà toàn là những bài dễ, còn hầu hết đều do một ông bác tôi dịch<br />
cho và kí tên là Vô danh. Như thơ cổ phong loại “từ” một thể thơ và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có<br />
thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật” (tr.403). Câu cuối của đoạn trên, trong ĐVVCT in là:<br />
“Nhưng thơ cổ phong loại “từ” (một thể thơ) và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì<br />
không bị trói buộc vào niêm luật” (tr.168), nên tôi châm chước sửa lại câu cuối đó thành: “Như thơ cổ<br />
phong loại “từ” (một thể thơ) và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc<br />
vào niêm luật”.<br />
Còn hai chữ “đệ tứ” trong câu “Nhóm đệ tứ Triều Sơn, Thế Húc, Tam Ích, Thiên Giang cũng viết ít<br />
bài phê bình có tư tưởng xã hội, sau in thành vài tập mỏng; Triều Sơn viết khá hơn cả, nhưng chết sớm”<br />
(tr.426), tôi vẫn giữ nguyên mặc dù trong ĐVVCT in là “đệ tử” (tr.199) vì tôi đoán “đệ tứ” ở đây có nghĩa<br />
là “Đệ tứ Quốc tế”, còn gọi là “Đệ tứ Cộng sản”. <br />
Ở một số chỗ, tôi cũng phải chép đúng theo Hồi kí như câu sau đây trong đoạn nói về cuốn Sống đẹp,<br />
nguyên tác của Lâm Ngữ Đường: “Mấy năm sau tôi thấy ở nhà xuất bản Á Châu một bản Việt dịch hình như<br />
của Vũ Bằng…” (tr.466); nhưng tôi phải ghi thêm chú thích vì trong ĐVVCT lại cho biết tên bản Việt dịch<br />
là Lạc thú ở đời và người dịch lại là Trình Xuyên (tr.248). <br />
Tôi cũng đưa vào chú thích một số đoạn có trong ĐVVCT nhưng không có trong Hồi kí. Ngoài ra tôi<br />
cũng chú thích vài chỗ khác biệt mà tôi không có điều kiện để kiểm tra xem cuốn nào in đúng, ví dụ như<br />
ngày mất của cụ Phương Sơn, bác ba của cụ Nguyễn Hiến Lê, trong Hồi kí ghi: “Đầu tháng giêng năm<br />
1960, ngày 11 tháng chạp năm Kỉ Hợi, tôi ở Sài gòn được điện tín người qui tiên”, nhưng trong ĐVVCT<br />
lại ghi: “Đầu tháng giêng 1960 (12 tháng chạp năm Kỷ Hợi) người quy tiên…”. <br />
Trong Hồi kí cũng có một số chỗ khác biệt với các tác phẩm của cụ đã viết trước cuốn Hồi kí. Ví dụ<br />
như trong cuốn Đế Thiên Đế Thích, cụ bảo rằng lúc đi thăm Siemreap cụ đã “…hỏi mua cuốn Guide<br />
Groslier mà không có, đành mượn của anh T.”; nhưng trong cuốn Hồi kí, cụ bảo lại bảo: “Tôi mang theo<br />
cuốn Guide Groslier rồi lên xe đò đi Nam Vang”.<br />
Sau Hồi kí và ĐVVCT, cụ còn viết bộ Sử Trung Quốc. Trong Hồi kí, phần xét riêng các triết gia về<br />
chính trị thời Tiên Tần, cụ Nguyễn Hiến Lê sắp các triết gia làm ba phái: hữu vi, vô vi và cực hữu vi. Và<br />
theo cụ thì: “Phái vô vi chủ trương can thiệp rất ít (Lão tử) hoặc không can thiệp chút gì (Trang tử, Liệt tử)<br />
vào đời sống của dân, để mặc dân sống theo bản năng, trở về tính chất phác thời nguyên thuỷ, như vậy xã<br />
hội sẽ hết loạn”. Nhưng trong Sử Trung Quốc, cũng xét về tư tưởng chính trị, thì trong phái vô vi cụ chỉ kể<br />
đến Lão tử, Trang tử và Dương tử, còn Liệt tử thì cụ lại không nhắc đến.<br />
Trên đây tôi chỉ nêu một vài chỗ khác biệt giữa Hồi kí và vài tác phẩm khác của cụ mà tôi được biết.<br />
Có chỗ tôi chú thích, có chỗ không vì nếu chú thích hết thì rườm quá. <br />
<br />
Trong Hồi kí có quá nhiều sự kiện, đọc một hai lần khó mà nhớ hết, hiểu hết. Do vậy, để tìm hiểu<br />
cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Hiến Lê, ngoài Hồi kí và ĐVVCT nhiều lần, ta còn phải đọc thêm<br />
các sách khác của cụ, các bài viết của các tác giả khác viết về cụ, các tài liệu liên quan đến các thông tin<br />
liên quan đến bộ Hồi kí này. <br />
Cuối cùng, tôi xin được nói thêm là, cũng như đối với các tác phẩm mà tôi đã gõ trước đây, khi gõ tác<br />
phẩm này, tôi cũng được bác Vvn giải thích giúp các thắc mắc liên quan đến chữ Hán, mà một phần các lời<br />
giải đáp của bác Vvn được tôi ghi lại trong phần chú thích. Xin chân thành cảm ơn bác Vvn và xin chia sẻ<br />
cùng các bạn.<br />
Ngày 7.12.2009<br />
Goldfish<br />
*<br />
* *<br />
<br />
LỜI NHÀ XUẤT BẢN<br />
Nguyễn Hiến Lê ra đời trong hoàn cảnh nho học không còn được sủng ái. Cha mất sớm, ông sống nhờ<br />
bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu thời của ông ở giữa ranh tốt và xấu: hư<br />
hỏng, tha hoá và trong sạch, trinh trắng. Sau những ngày tháng lêu lổng, cậu bé Nguyễn Hiến Lê còn biết<br />
giật mình nghĩ lại để rồi mình hứa với mình tu chí học hành, phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học kia lại là<br />
người biết bù đắp những thiếu hụt về kiến thức cho con trai bằng cách cho cậu bé điều kiện tiếp cận với<br />
Hán học.<br />
Vậy là vừa học trường Tây, chữ Tây, cậu bé hiếu học côi cút kia đã tận dụng những mảnh nhỏ thời<br />
gian trong cuộc đời nghèo khó của mình để học chữ của Thánh hiền. Đây là chiếc cầu nối quan trọng dẫn<br />
Nguyễn Hiến Lê, cậu bé ham hiểu biết, trở thành Nguyễn Hiến Lê – học giả.<br />
Không phải là người cách mạng, là nhà văn cách mạng, nhưng Nguyễn Hiến Lê cũng không phải là<br />
nhà văn của chế độ cũ, mặc dù ông sống giữ lòng xã hội ấy suốt mấy chục năm. Một lần nữa Nguyễn Hiến<br />
Lê lại ở giữa lằn ranh nhân cách và phi nhân cách. Có người cho rằng ông đi giữa hai làn đạn. Và một lần<br />
nữa ông đã tỏ ra bản lĩnh vững vàng trước sau ông vẫn giữ được nhân cách của mình.<br />
Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê, tâm hồn và con tim Nguyễn Hiến Lê ngay từ đầu đã thuộc về nhân dân,<br />
những người lao động, những ai cực khổ, bần hàn và bất hạnh. Niềm tự hào về dòng giống, tổ tiên và nỗi<br />
đau về dân tộc trước những cuộc ngoại xâm đã kéo Nguyễn Hiến Lê, một nhà văn luôn ý thức lánh xa<br />
những gì phù phiếm như chức tước, địa vị và sự giàu sang không lương thiện, xích gần với Cách mạng và<br />
tự coi mình là người của Cách mạng, bởi lẽ dễ hiểu, những điều Cách mạng đang làm cũng chính là những<br />
mơ ước của ông.<br />
Dầu đứng ở những góc nhìn khác nhau, ai cũng dễ tìm thấy ở Nguyễn Hiến Lê một cái gì đó gần với<br />
tâm trạng của dân tộc mình, một cái gì đó thuộc nhân bản của con người cầu tiến luôn vươn tới mục đích<br />
cao thượng và hoàn mỹ. Rất nhiều thế hệ độc giả khác nhau đều kính phục sự nghiêm túc của học giả này.<br />
Tính nghiêm túc của Nguyễn Hiến Lê có được bởi nó bắt nguồn từ trí nhớ tuyệt vời của ông và cùng với trí<br />
nhớ là cách làm việc khoa học, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ, sự học hỏi và lối ghi chép hết sức cẩn thận.<br />
Nguyễn Hiến Lê luôn coi trọng tư liệu, bởi hơn ai hết ông hiểu sự khách quan của một tác phẩm là vô cùng<br />
quan trọng. Nó là chiếc cầu đầu tiên nối lòng trân trọng hay sự coi thường, khinh miệt của độc giả đối với<br />
người cầm bút. Ngay khi nói về mình, Nguyễn Hiến Lê cũng cố giữ tính nghiêm túc và khách quan, luôn<br />
luôn tự tách mình ra khỏi văn mạch chủ quan của chính mình.<br />
Trên tinh thần tôn trọng một học giả nghiêm túc và được nhiều người mến mộ, kính nể ấy, Nhà xuất<br />
bản Văn học trân trọng giới thiệu cuốn Hồi kí của ông. Tuy là hồi ký một người, một nhà văn, nhưng qua<br />
<br />
đấy người đọc cảm nhận được xã hội Việt Nam xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược mà nét<br />
hào hùng lẫn những vệt máu và nước mắt vẫn còn thấm đẫm mới rợi trên từng trang sử của dân tộc chúng<br />
ta. Từng sự kiện, từng con người (từ nhà chính khách cho đến nhà văn…) đều được cách nhìn Nguyễn Hiến<br />
Lê soi rọi và đánh giá.<br />
Tất nhiên, dù cố gắng khách quan, chúng tôi thiển nghĩ thật khó có thể thoát khỏi dấu ấn chủ quan.<br />
“Văn là người”, điều ấy có thể dẫn đến một số đánh giá của ông chưa được hợp lý theo quan niệm đương<br />
thời hoặc theo cách nhìn của một bộ phận, một số người nào đấy chăng?<br />
Vì tác giả đã mất, Nhà xuất bản không nở cắt bỏ nhiều quá. Trong quá trình biên tập chúng tôi chỉ<br />
lược bớt phần rườm ra và cắt những chỗ không thể nào để lại được. Chúng tôi mong bạn đọc thông cảm.<br />
Sự đóng góp của Nguyễn Hiến Lê trong nền văn học Việt Nam đương đại là hết sức quý báu, mức độ<br />
tầm cỡ đến đâu chắc chắn cần phải có thời gian mới đánh gia đúng mức được. Một lần nữa chúng tôi tin<br />
rằng, xuất bản tập Hồi kí này là hết sức cần thiết, và rất bổ ích, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng sẽ có những<br />
vấn đề cần phải tranh luận. Một tác phẩm ra đời không một tiếng vang đâu hẳn là tác phẩm tốt. Dù thế nào,<br />
xét trên cảm hứng chung của ngòi bút Nguyễn Hiến Lê, chúng tôi vẫn thấy trước tiên đây là một học giả đầy<br />
trách nhiệm và xây dựng. <br />
Nhà xuất bản rất mong sự đóng góp của độc giả trong nước cũng như ngoài nước để lần in sau chúng<br />
tôi rút được những kinh nghiệm tốt hơn. <br />
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC<br />
*<br />
* *<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Năm 1935, hồi mới vào đời, làm ở Sở Thủy lợi Nam Việt, những lúc lênh đênh trên kinh rạch miền<br />
Hậu Giang, nhớ mặt nước xanh rêu của Hồ Gươm, con đê thăm thẳm của sông Nhị, tôi viết hồi kí, chép lại<br />
những hình ảnh của người thân, những vui buồn của tuổi thơ và tuổi niên thiếu. Viết được khoảng sáu trăm<br />
trang vở học trò, không có ý in thành sách mà chỉ để vài người thân đọc. Tập đó còn lại được vài trăm<br />
trang, gần đây đọc lại, không có gì đáng giữ. Năm nay, 1980, gần tới lúc cuối đời; thực hiện xong chương<br />
trình biên khảo về triết học Trung Hoa thời Tiên Tần - tập cuối cùng: Kinh Dịch, Đạo của người quân tử,<br />
hoàn thành năm ngoái - cũng trong cảnh xa quê và người thân như 45 năm trước, tôi lại viết hồi kí, cũng<br />
không có ý in thành sách mà chỉ để cho vài người thân đọc. Viết lần này không say mê như lần trước, mà<br />
tôi chắc cũng không có gì đáng lưu lại. Để qua những dư niên, thế thôi.<br />
Chép sử, dù có tinh thần khách quan, khoa học tới mấy, dù tra cứu được đủ tài liệu, dù đích thân được<br />
sống thời đại mình chép, thì cũng không sao ghi đúng được sự thật. Chỉ có loại sử biên niên chép những<br />
biến cố, những việc lớn xảy ra từng năm từng tháng, sắp đặt theo thứ tự thời gian mà không thêm bớt gì hết,<br />
nhất là không phê bình hoặc ghi cảm tưởng của mình hay của người trước, chỉ có loại đó là không sai,<br />
nhưng nó lại câm, không cho ta biết chút gì về dân tình, không khí của thời đại, như vậy đâu phải là sự thật!<br />
Vì người chép không thể nào ghi hết mọi việc được, tất phải lựa chọn, bỏ bớt, và nội công việc đó cũng có<br />
tính cách chủ quan ít nhiều rồi. Cho nên tôi nghĩ không có gì là sự thật thuần túy cả. <br />
Chép hồi kí về đời mình, lại càng dễ bị nhiều người chê là chỉ nêu những cái hay của mình mà giấu<br />
những cái xấu; ngay khi tự vạch những cái xấu của mình ra thì nếu không phái do lòng tự cao, cũng là để tự<br />
biện hộ. Dù là tập Confessions của J.J. Rousseau hay tập Autobiography của Bertrand Russel thì cũng chỉ<br />
đáng tin một phần nào thôi.<br />
Tôi lại nhận thấy bây giờ chép lại tuổi thơ và thiếu niên, tôi bỏ đi gần hết nhũng điều tôi đã chép năm<br />
1935; mà tập tôi mới viết xong đây nếu chép từ năm 1974, đầu năm 1975, thì nội dung tất khác bây giờ<br />
<br />