Giáo trình Công tác xã hội với trẻ tự kỷ (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 6
download
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ tự kỷ (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tổng quan về tự kỷ; Nguyên nhân và độ nặng của tự kỷ; Một số khác biệt phát triển trẻ tự kỷ; Phát hiện sớm trẻ tự kỷ; Can thiệp sớm trẻ tự kỷ; Các kỹ thuật can thiệp sớm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với trẻ tự kỷ (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- UBND TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ TỰ KỶ NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:………./QĐ-CĐCĐ ngày….tháng….năm….của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2021
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Công tác xã hội với trẻ tự kỷ” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội, trình độ Cao đẳng đã được nhà trường ban hành. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy cho giảng viên và làm tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên. Giáo trình “Công tác xã hội với trẻ tự kỷ” được biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau và các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Công tác xã hội với trẻ tự kỷ được tác giả nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Được xây dựng chủ yếu dựa trên cấu trúc của chương trình đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội hệ cao đẳng đã được Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum phê duyệt. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời và rất khó chữa khỏi, được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Giáo trình được cấu trúc 6 chương: Chương 1: Tổng quan về tự kỷ Chương 2: Nguyên nhân và độ nặng của tự kỷ Chương 3: Một số khác biệt phát triển trẻ tự kỷ Chương 4: Phát hiện sớm trẻ tự kỷ Chương 5: Can thiệp sớm trẻ tự kỷ Chương 6: Các kỹ thuật can thiệp sớm Để hoàn thành được “Công tác xã hội với trẻ tự kỷ”, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các chủ biên của các tài liệu tham khảo; Cảm ơn sự góp ý phản biện từ phía Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum; Cảm ơn sự góp ý từ đồng nghiệp. Trong quá trình biên soạn chắc chắn vẫn có những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ quý người học. Kon Tum, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS. Võ Mạnh Tuấn Thành viên: ThS. Nguyễn Thị Anh Hiếu
- 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ KỶ ................................................................. 9 1. Hội chứng tự kỷ ................................................................................................. 9 1.1. Hội chứng Asperger ..................................................................................... 11 1.2. Hội chứng Rett ............................................................................................. 11 1.3. Hội chứng thoái triển trẻ em ........................................................................ 12 1.4. Rối loạn phát triển lan toả không đặc hiệu khác .......................................... 12 2. Tự kỷ điển hình ............................................................................................... 13 2.1. Các dấu hiệu của tự kỷ ................................................................................. 13 2.2. Những rối loạn khác đi kèm với tự kỷ ......................................................... 15 2.3. Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ.................................................................................. 16 2.4. Nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc của tự kỷ ..................................... 17 Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỘ NẶNG CỦA TỰ KỶ ............................ 18 1. Nguyên nhân liên quan đến thời kỳ phát triển sớm của trẻ ............................ 18 1.1. Các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh ........................................................ 18 1.2. Nguyên nhân trong và sau khi sinh .............................................................. 19 2. Bệnh do gen, di truyền .................................................................................... 19 3. Những nghiên cứu gần đây về chế độ dinh dưỡng có liên quan đến nguy cơ của tự kỷ ..................................................................................................................... 19 4. Đánh giá mức độ nặng .................................................................................... 20 4.1. Mức độ nhẹ ................................................................................................... 21 4.2. Mức độ vừa .................................................................................................. 22 4.3. Mức độ nặng................................................................................................. 24 Chương 3: MỘT SỐ KHÁC BIỆT PHÁT TRIỂN TRẺ TỰ KỶ ....................... 27
- 4 1. Đặc điểm trí nhớ .............................................................................................. 27 1.1. Cách nhớ sự kiện của người bình thường .................................................... 28 1.2. Cách nhớ sự kiện của trẻ bị tự kỷ................................................................. 28 2. Khả năng học và áp dụng kỹ năng mới ........................................................... 29 3. Khả năng tập trung và chú ý ........................................................................... 29 4. Hội chứng thiên tài .......................................................................................... 30 Chương 4: PHÁT HIỆN SỚM TRẺ TỰ KỶ ...................................................... 33 1. Tầm quan trọng phát hiện – can thiệp sớm trẻ tự kỷ ...................................... 33 1.1. Đối với trẻ .................................................................................................... 34 1.2. Đối với cha mẹ trẻ ........................................................................................ 34 1.3. Đối với gia đình ............................................................................................ 35 1.4. Đối với xã hội ............................................................................................... 35 2. Đối tượng sàng lọc phát hiện sớm trẻ tự kỷ .................................................... 35 2.1. Tại sao phải phát hiện sớm? ......................................................................... 35 2.2. Quy trình phát hiện sớm – can thiệp sớm .................................................... 36 2.3. Nhân lực phát hiện trẻ tự kỷ ......................................................................... 37 3. Giới thiệu một số công cụ phát hiện tự kỷ ...................................................... 37 3.1.Thang phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ (Autism Diagnostic Interview Revised ADI – R). ..................................................................................................................... 37 3.2. Thang quan sát chẩn đoán tự kỷ (Autism Diagnostic Observation Schedule ADOS). ................................................................................................................ 38 3.3. Thang đánh giá tự kỷ ở trẻ em (Childhood Autism Rating Scale CARS) ... 38 3.4. Thang đánh giá mức độ tự kỷ của Gilliam (GARS) .................................... 39 Chương 5: CAN THIỆP SỚM TRẺ TỰ KỶ ...................................................... 46 1. Can thiệp sớm trẻ tự kỷ ................................................................................... 46 1.1. Can thiệp theo nhu cầu của trẻ ..................................................................... 47
- 5 1.2. Can thiệp toàn diện ....................................................................................... 47 1.3. Dịch vụ được cung cấp theo hệ thống .......................................................... 48 1.4. Phối hợp đa ngành và phối hợp dịch vụ ....................................................... 48 2. Một số điều cần biết khi can thiệp .................................................................. 48 2.1. Thời điểm can thiệp ...................................................................................... 48 2.2. Cường độ ...................................................................................................... 49 2.3. Thời gian ...................................................................................................... 49 2.4. Các mô hình can thiệp hiện nay ................................................................... 50 3. Nội dung can thiệp .......................................................................................... 51 3.1. Điều trị thuốc ................................................................................................ 52 3.2. Can thiệp bằng chế độ ăn ............................................................................. 52 3.3. Giáo dục hành vi .......................................................................................... 53 3.4. Ngôn ngữ trị liệu .......................................................................................... 53 3.5. Tìm hiểu thế giới qua các giác quan ............................................................ 54 3.6. Hoạt động trị liệu.......................................................................................... 55 3.7. Cải thiện kỹ năng xã hội............................................................................... 56 3.8. Dạy trẻ vui chơi ............................................................................................ 56 4. Sự tham gia của cha mẹ................................................................................... 57 5. Chương trình can thiệp .................................................................................... 57 5.1. Chương trình bắt đầu (A) ............................................................................. 58 5.2. Chương trình mức độ vừa (B) ...................................................................... 60 5.3. Chương trình nâng cao (C)........................................................................... 64 Chương 6: CÁC KỸ THUẬT CAN THIỆP SỚM.............................................. 70 1. Hướng dẫn trẻ vui chơi.................................................................................... 70 1.1. Ý nghĩa của vui chơi đối với sự phát triển của trẻ ....................................... 70
- 6 1.2. Cách chơi của trẻ .......................................................................................... 71 2. Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc ............................................................................. 74 2.1. Nguyên tắc dạy trẻ tự chăm sóc ................................................................... 74 2.2. Cách thực hiện .............................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78
- 7 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Công tác xã hội với trẻ tự kỷ Mã môn học: 61033055 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học chuyên ngành, được bố trí học trong năm 3. - Tính chất: Là môn học bắt buộc quan trọng của ngành Công tác xã hội. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc hội chúng tự kỷ thường chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành và còn có rối loạn hành vi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Hiện nay tỷ lệ trẻ sinh ra bị tự kỷ ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Tại Việt Nam, tự kỷ không còn là khái niệm mới mẻ song vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu hay số liệu chính xác về nhóm đối tượng này. Dù vậy, theo thống kê của một số đơn vị, số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày một gia tăng so với các bệnh và dạng khuyết tật khác. Hiện tại một số trường Đại học lớn trên cả nước có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội đều đang đưa môn học Công tác xã hội với trẻ em tự kỷ vào chương trình giảng dạy nhằm giúp cho các sinh viên có một cái nhìn tổng quan về chứng tự kỷ cũng như những kỹ năng, kỹ thuật cơ bản trong việc trợ giúp. Mục tiêu của môn học/mô đun: Về kiến thức: - Trình bày được các khái niệm về chứng tự kỷ, nguyên nhân, một số khác biệt về phát triển của trẻ tự kỷ. - Trình bày các cách phát hiện sớm, can thiệp sớm với trẻ tự kỷ. - Phân tích được các nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. - So sánh sự phát triển giữa trẻ em bình thường và trẻ mắc chứng tự kỷ. - Phân biệt cơ bản các mức độ của trẻ tự kỷ. - Phân tích được các kỹ thuật can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ
- 8 Về kỹ năng: - Vận dụng các kỹ năng để can thiệp đối với trẻ tự kỷ. - Thiết kế được các trò chơi giúp trẻ tự kỷ phục hội. - Sử dụng được các thang quan sát chẩn đoán, thang phỏng vấn chẩn đoán và thang đánh giá mức độ tự kỷ. - Đánh giá và đề xuất một số chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Sinh viên ý thức được tính chuyên nghiệp. Có thái độ tôn trọng, chấp nhận và kiên trì trong việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cuộc sống. - Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và thực hành; có tinh thần tự nghiên cứu, tham gia có hiệu quả các hoạt động thực hành, thảo luận.
- 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ KỶ Giới thiệu: Hội chứng tự kỷ bao gồm một nhóm các chứng rối loạn phát triển bao gồm những khiếm khuyết trong quan hệ xã hội, khó khăn về giao tiếp đi kèm với các rối loạn hành vi kiểu như có mối quan tâm và hoạt động bó hẹp, định hình. Người ta gọi là phổ tự kỷ hoặc “hội chứng rối loạn phát triển lan toả” để nói về những trường hợp này. Tự kỷ điển hình được mô tả dưới đây là một trong các chứng của phổ tự kỷ; trẻ có thể bị rối loạn nhiều kỹ năng phát triển như: tự chăm sóc, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc, trí tuệ… Trong chương này này, khi nói “tự kỷ” là chỉ hội chứng tự kỷ. Khi nào mô tả từng chứng một sẽ nói riêng tên của từng hội chứng. Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm về chứng tự kỷ. Các khiếm khuyết mà trẻ tự kỷ mắc phải. - Phân tích được bản chất của trẻ tự kỷ; các dấu hiệu của tự kỷ; nguyên nhân; những rối loạn khác đi kèm với tự kỷ; - Tôn trọng và chia sẻ khi làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ Nội dung chính: 1. Hội chứng tự kỷ Những quan niệm về bản chất của chứng tự kỷ Trẻ tự kỷ có phải là trẻ bị mắc chứng rối loạn tâm thần không? Đây là câu hỏi mà nhiều cha mẹ và những nhà giáo dục trước kia đã đặt ra. Thậm chí người ta còn xếp tự kỷ vào nhóm tâm thần trẻ em do những hành vi và phát triển bất thường ở trẻ. Ví dụ: năm 1911, tác giả Bleuler đã cho rằng tự kỷ không thể tách khỏi nhưng có thể là hậu quả thứ phát của tâm thần. Tới năm 1943, Leo Kanner mô tả tự kỷ như một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em, thường xuất hiện sau 2 tuổi rưỡi và coi đó như đối tượng của
- 10 điều trị y học. Cuối những năm 50, và đặc biệt những năm 60 của thế kỷ 20, quan niệm về tự kỷ đã thay đổi rõ rệt. Những luận thuyết về bản chất sinh học của tự kỷ được quan tâm. Bernard Rimland (1964) và một số nhà nghiên cứu khác (thời kỳ 1960-1970) cho rằng nguyên nhân của tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc lưới trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hoá và chuyển hoá ở những đối tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ không có khả năng nối kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân; không giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hoá những điều cụ thể. Từ đó, quan niệm được nhiều chuyên gia y tế chấp nhận trong một thời gian dài đó là một bệnh lý thần kinh đi kèm với tổn thương chức năng của não. Quan niệm này được chấp nhận cho tới tận năm 1999 tại Hội nghị toàn quốc về tự kỷ của Mỹ. Sau Hội nghị này, các chuyên gia (đặc biệt của bang New York) cho rằng tự kỷ nên xếp vào nhóm các rối loạn phát triển lan toả. Theo đó, “tự kỷ là một hội chứng thần kinh- hành vi bị gây ra do bất thường chức năng của hệ thần kinh gây nên các rối loạn phát triển”. (1) Như vậy, những hiểu biết và quan niệm hiện nay về bản chất, căn nguyên của chứng tự kỷ chưa hẳn đã rõ ràng mặc dù đã có nhưng thay đổi rõ rệt trong nhận thức và phương pháp can thiệp. Rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra và phát triển cho tới 18 tháng có vẻ bình thường, các dấu hiệu bệnh lý chỉ xuất hiện sau đó. Cho nên quá trình tìm hiểu về bản chất của dạng tàn tật phát triển ở trẻ em này vẫn đang được tiến hành. Có thể thấy rằng trẻ tự kỷ có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội hoặc hành vi lệch lạc nhưng khi can thiệp sớm (từ dưới 3 tuổi) trẻ có thể học được những kỹ năng này và phát triển gần giống với trẻ bình thường. Trừ những trường hợp trẻ bị chậm phát triển trí tuệ nặng hoặc tự kỷ rất nặng. Như vậy, bản chất của tự kỷ là kém hoặc thiếu phát triển các kỹ năng kể trên. Những biểu hiện của chứng tự kỷ khá đa dạng và có mức độ khác nhau; do vậy, có những trẻ bị nhẹ thường được phát hiện muộn khi đang đi học ở tiểu học. Ngược lại có những trẻ bị nặng, thể điển hình có thể được cha mẹ phát hiện và đưa
- 11 đi khám sớm ngay từ lúc 12-18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, có một số chứng rối loạn phát triển ở trẻ em cũng có biểu hiện tương tự như tự kỷ. Do vậy, tự kỷ cần được phân biệt với một số hội chứng rối loạn phát triển khác. Theo phân loại của Hội Tâm thần Mỹ, có 5 chứng thuộc nhóm các rối loạn phát triển lan toả kiểu tự kỷ, hay “phổ tự kỷ”, bao gồm: Hội chứng Asperger Tự kỷ Hội chứng Rett Hội chứng thoái triển trẻ em Các rối loạn phát triển không đặc hiệu khác. Trong nhóm các rối loạn phát triển kiểu tự kỷ này thì chứng Asperger là hội chứng tự kỷ với các biểu hiện nhẹ nhất so với các trường hợp còn lại. 1.1. Hội chứng Asperger Được thầy thuốc nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger mô tả đầu tiên vào năm 1944. Tần suất gặp vào khoảng 1 trên 250 trẻ. Người lớn và trẻ em bị hội chứng này thường có năng lực trí tuệ tương đối bình thường nhưng có một số đặc điểm như: Khiếm khuyết về quan hệ xã hội; Khiếm khuyết các kỹ năng giao tiếp tinh tế; Mối quan hệ hạn chế 1.2. Hội chứng Rett Hội chứng Rett là một trong 5 trường hợp rối loạn phát triển, khá hiếm gặp và chỉ thấy ở trẻ gái. Tần suất gặp là 1 trên 10.000-15.000 trẻ. Trẻ có một thời kỳ phát triển gần như bình thường ở độ tuổi 6-18 tháng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng “thoái triển” và khác biệt hoàn toàn với tự kỷ. Não và đầu trẻ không phát triển nữa. Trẻ bị chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ ngày càng nặng. Trẻ không đáp ứng lại với cha mẹ và quay lưng lại với tiếp xúc xã hội. Trẻ đang nói sẽ dần không nói được. Trẻ đi lại kém thăng bằng, tay trở nên không sử dụng được nữa và thường có những cử động định hình như: xoắn vặn, vỗ đập tay…Trẻ bị hội
- 12 chứng Rett hay bị co giật và thường gặp hiện tượng thủ dâm. Những nghiên cứu về di truyền cho thấy đột biến chuỗi gen có thể gây ra hội chứng Rett. Hội chứng Rett có khác biệt lớn hơn so với tự kỷ: thoái triển cả ngôn ngữ và vận động; trí tuệ chậm nặng. Trong khi trẻ bị tự kỷ không bị rối loạn vận động, trí tuệ phát triển bình thường. Trẻ bị chứng Rett thường nhìn chằm chằm trong khi trẻ tự kỷ liếc mắt rất kém. Trẻ bị tự kỷ cũng có các hành vi định hình nhưng những cử động đó phức tạp và đa dạng, ít khi cả hai tay thu về đường giữa (Còn trong hội chửng Rett lại thường thấy). 1.3. Hội chứng thoái triển trẻ em Có rất ít trẻ bị tự kỷ được chuẩn đoán là hội chứng mất hòa nhập. Qua nhiều cuộc điều tra, người ta thấy chỉ có khoảng 2/100.000 trẻ mắc phải hội chứng này. Thông thường trẻ phát triển về giao tiếp và xã hội hầu như bình thường cho tới 3-4 tuổi. Giai đoạn phát triển bình thường khá dài rồi mới bị thoái triển giúp phân biệt hội chứng bất hòa nhập với hội chứng Rett. Trẻ bị chứng này khác so với tự kỷ “kinh điển” ở chỗ bị khiếm khuyết nặng nề vận động, giao tiếp và về quan hệ xã hội. Khác với tự kỷ, trẻ bị mất ngôn ngữ nặng, kém về kỹ năng xã hội và vui chơi. Bên cạnh đó, trẻ còn bị kiểm soát đại tiểu tiện, động kinh và chậm phát triển trí tuệ nặng.. 1.4. Rối loạn phát triển lan toả không đặc hiệu khác Đây là nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu, bao gồm tất cả những trường hợp không phải những bệnh lý đã nêu trên. Trẻ cũng bị rối loạn về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Các tiêu chí để nhận biết gồm: - Khiếm khuyết của một trong 3 kỹ năng trên quá “nhẹ” để chuẩn đoán nhưng quá nặng để xếp vào bệnh lý nhẹ hơn (được coi là tự kỷ nhẹ). - Tuổi xuất hiện sau 30 tháng. - Là sự xếp loại nhất thời khi các dấu hiệu quyết định như thời điểm xuất hiện các khiếm khuyết giao tiếp xã hội đều gới ý một dạng tàn tật khác như: loạn thần, loạn ngữ nghĩa và sử dụng ngôn ngữ…(2)
- 13 2. Tự kỷ điển hình 2.1. Các dấu hiệu của tự kỷ Tự kỷ có biểu hiện đặc trưng trên 3 lĩnh vực: Hình minh họa các dấu hiệu chi tiết của tự kỷ 2.1.1. Khiếm khuyết về quan hệ tương tác với mọi người - Không thưa khi được gọi tên - Không nhìn mặt người đối thoại khi chơi, giao tiếp - Tỏ ra không nghe thấy ai lúc đó (trẻ như không ở đó) - Kháng lại sự vuốt ve âu yếm hoặc ôm ấp
- 14 - Tỏ ra không biết đến tình cảm của người khác. - Thích chơi một mình – co lại trong thế giới riêng của trẻ. - Trẻ bị tự kỷ có khó khăn lớn trong việc kết bạn, duy trì tình bạn và tiếp thu các luật lệ xã hội. Trẻ không biết khởi xướng, bắt đầu làm quen, hoặc khó tiếp nhận một người bạn mới. Trẻ ít quan tâm và không có nhu cầu chia xẻ hứng thú, nhu cầu và hoạt động với bạn bè và mọi người xung quanh. Ngược lại, khi được chia sẻ, trẻ không biết đáp ứng, thể hiện tình cảm hoặc sự quan tâm với đối tác. 2.1.2. Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp - Nếu chưa biết nói: trẻ có khiếm khuyết trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp không lời như: Không nhìn mặt người đối thoại khi giao tiếp Không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thế để giao tiếp Các âm thanh lời nói bất thường về cao độ hoặc cường độ. Không biết yêu cầu, phản đối hoặc thể hiện các nhu cầu bản thân Không hoặc khó học các luật lệ về giao tiếp như: chào hỏi, xin đồ vật hoặc “ạ”, “bai, bai”… - Nếu trẻ đã nói được Trẻ học nói muộn hơn trẻ bình thường Mất khả năng nói được từ đơn hoặc cả câu sau khi đã biết nói. Trẻ có phát ngôn không phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ lại nhắc lại câu được hỏi, nói nhại, nói vọng... Phát ngôn hoặc câu của trẻ có ngữ điệu đơn điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường. - Nếu trẻ có ngôn ngữ khá hơn, có thể thấy chậm phát triển ngôn ngữ so với trẻ cùng độ tuổi. Trẻ thường không hiểu câu hỏi, ngôn ngữ của trẻ đơn giản, hiếm những khái niệm so sánh, tưởng tượng 2.1.3. Các hành vi và các mối quan tâm bất thường
- 15 - Các hành vi hoặc cử động định hình, lặp đi lặp lại: trẻ như bị cuốn hút vào một cử chỉ, một hoạt động hoặc trò chơi nào đó. Ví dụ: xoắn bàn tay, vê vê ngón tay, vò giấy, quay bánh xe ô tô (đồ chơi)… - Trẻ có thể thích duy nhất một đồ vật, hoặc chỉ chơi với một người nào đó trong gia đình… - Trẻ có thể chỉ quan tâm và vê, xoay một chi tiết của vật: bánh xe, ống khói.. - Trẻ có thể có những phát ngôn hoặc phát ra âm thanh nào đó một cách định hình: tự phát, không có chủ ý và trong mọi tình huống… - Trẻ có thể nhạy cảm với một số loại kích thích ( khi bị vuốt ve, sờ chạm hoặc có ánh sáng, tiếng động…) 2.2. Những rối loạn khác đi kèm với tự kỷ 2.2.1. Rối loạn giác quan Nếu nhận thức của trẻ đã khá, trẻ có thể học được từ những gì chúng nhìn thấy, cảm thấy hoặc nghe thấy. Hoặc ngược lại nếu các thông tin từ giác quan bị sai lệch, những kinh nghiệm về thế giới có thể lẫn lộn. Nhiều trẻ tự kỷ có thể hoà hợp tốt hoặc thậm chí có nhạy cảm đau đối với một số âm thanh, loại vải, mùi vị. Một số trẻ không chịu đựng nổi khi quần áo chạm vào da. Một số âm thanh, ví dụ máy hút bụi, chuông điện thoại, sấm chớp, ngay cả tiếng sóng vỗ vào bờ có thể khiến trẻ bịt tai và khóc thét lên. Ở trẻ tự kỷ, não thường tỏ ra khó cân bằng các cảm giác cho tương xứng. Một số trẻ tự kỷ không chú ý tới quá lạnh hoặc quá đau, chẳng hạn có trẻ tự đập đầu vào cạnh bàn làm lõm bên đầu nhưng không có cảm giác đau. 2.2.2. Chậm phát triển trí tuệ Nhiều trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ khác nhau. Ngay trong trắc nghiệm có nhiều lĩnh vực trẻ phát triển bình thường (ví dụ chép hình vẽ), nhưng nhiều lĩnh vực khác lại bị chậm (chẳng hạn ngôn ngữ). 2.2.3. Co giật
- 16 Có khoảng 1/4 trẻ tự kỷ bị động kinh. Đó là những cơn co giật có tính chu kỳ đi kèm với rối loạn tri giác. Trong cơn giật, trẻ hoàn toàn không biết mọi điều đang xảy ra xung quanh. Để chẩn đoán thể động kinh cần cho trẻ đi khám chuyên khoa thần kinh và làm điện não đồ. Nhờ đó mà thầy thuốc có thể sử dụng các thuốc chống động kinh cho phù hợp. 2.2.4. Hội chứng nhiễm sắc thể X gãy Đây là bệnh lý di truyền thường gặp trong chậm phát triển trí tuệ. Bệnh có tên gãy. Hội chứng này gặp ở 2-5% người bị tự kỷ. Cần tìm nhiễm sắc thể X trong trường hợp cha mẹ trẻ muốn có một đứa con nữa. Nếu đã có một con bị tự kỷ thì nguy cơ đứa trẻ thứ 2 sẽ là 1/2. 2.2.5. U xơ thần kinh Là bệnh lý di truyền hiếm gặp với các u lành trong não và trong các cơ quan cơ thể. Có 1/4 trẻ bị tự kỷ bị mắc chứng này.(3) 2.3. Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ Theo số liệu của Trung tâm phòng và kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) ước tính tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ là ở trẻ em 8 tuổi tại Mỹ năm 2002 là 1/150 trẻ (6,6%o), năm 2012 là 1/68 (14,6%o) và năm 2014 là 1/59 (16,8%). Những nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ chỉ ra tỉ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỉ lệ trung bình là 1% dân số. Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỉ lệ này lên tới 2.6% dân số. Tự kỷ ở trẻ nam cao gấp 5 lần trẻ nữ. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tỉ lệ tự kỷ trong toàn quốc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở các Bênh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ ra tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ đang tăng nhanh. Cụ thể, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000 và xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm 2000.
- 17 2.4. Nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc của tự kỷ Bản chất của bệnh tự kỷ là những rối loạn phát triển của não, những rối loạn này không tiến triển. Cho tới nay nguyên nhân thực thể của bệnh lý này chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm: - Di truyền: khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện do thừa hưởng gen di truyền - Phối hợp với một số bệnh lý ( rubella bẩm sinh,...) - Những rối loạn khác đi kèm: trẻ chậm phát triển trí tuệ (50%), động kinh (30%), chứng tăng động kém tập trung - Yếu tố môi trường được ghi nhận: thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy...làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra. Trẻ tiếp xúc thường xuyên hóa chất độc hại, sự ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm yêu thương...cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ. CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1: Trình bày được khái niệm hội chứng tự kỷ, các hội chứng tự kỷ ? Câu 2: Hãy nêu các dấu hiệu chứng tự kỷ điển hình? Câu 3: Những rối loạn nào đi kèm với tự kỷ? Câu 4: Trình bày nguyên nhân mắc và gia tăng tỷ lệ mắc của tự kỷ?
- 18 Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỘ NẶNG CỦA TỰ KỶ Giới thiệu: Bản chất về những thay đổi có tính thần kinh sinh học của tự kỷ là khá thống nhất nhưng cho tới nay nguyên nhân thực thể của bệnh lý này chưa được biết rõ. Các nguyên nhân tìm được chỉ chiếm khoảng từ 6-10% trong số trẻ bị mắc. Thực chất người ta mới nghiên cứu được yếu tố nguy cơ cao gây nên tự kỷ. Thực chất việc xác định yếu tố nào là nguyên nhân trực tiếp gây tự kỷ ở một trẻ nào đó là vô cùng khó khăn. Do vậy, việc tìm và hạn chế các yếu tố nguy cơ trong quá trình phát triển của trẻ có ý nghĩa quan trọng để hạn chế tỷ lệ mắc. Cũng giống như khi đề cập đến nguyên nhân của một số dạng tàn tật khác ở trẻ em, người ta chia các nguyên nhân ra làm hai nhóm chính: liên quan đến thời kỳ phát triển sớm của trẻ và yếu tố di truyền. Nội dung của chương 2 giới thiệu nguyên nhân liên quan đến thời kỳ phát triển sớm của trẻ, mức độ nặng của tự kỷ. Mục tiêu: - Sinh viên trình bày được các nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ em. - Sinh viên phân tích về mức độ nặng của tự kỷ. - Vận dụng các kiến thức để nhận diện, đánh giá về mức độ nặng của tự kỷ. - Có ý thức tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu tham khảo như các phân tích chuyên sâu, các video hoặc phóng sự nói về tự kỷ ở trẻ em. Nội dung chính: 1. Nguyên nhân liên quan đến thời kỳ phát triển sớm của trẻ 1.1. Các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh Bao gồm mẹ bị sốt phát ban (Rubella), sởi ...trong khi mang thai; hoặc mắc các bệnh về chuyển hoá như đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén nặng không được điều trị. Mẹ nhiễm đọc thai nghén làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở con lên 18,29 lần so với nhóm chứng (nghiên cứu của Trường ĐHY HN 2012). Mẹ dùng
- 19 thuốc chống động kinh khi mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây tự kỷ ở trẻ. So với mẹ sinh con dưới 34 tuổi nguy cơ ở bà mẹ trên 34 tuổi tăng cao gấp 2,44 lần. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy ảnh hưởng của tuổi mẹ sinh con sau 35 tuổi làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ của con lên khoảng 1,5 lần.(4) 1.2. Nguyên nhân trong và sau khi sinh Đó là các tác nhân xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ và thời kỳ chu sinh hoặc giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Trẻ đẻ non, cân nặng khi sinh thấp, có can thiệp sản khoa như: đẻ khó, đẻ ngạt phải mổ đẻ. Trẻ sau sinh bị vàng da bệnh lý hoặc các dị tật bẩm sinh ( nguy cơ mắc tăng gấp 2,5 so với bình thường) v.v. Trong thời kỳ trước tuổi học đường, trẻ bị nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt sau khi bị viêm não, viêm màng não, sốt cao co giật... hoặc bị các tác động từ môi trường sống như: nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm xạ và một số tác nhân khác; những yếu tố đó có thể làm tăng tỷ lệ mắc của bệnh. 2. Bệnh do gen, di truyền Ở hầu hết những trẻ bị tự kỷ, yếu tố di truyền đóng vai trò chủ chốt. Người ta đã tìm thấy nhiều gen liên quan như: các gen trên cặp nhiễm sắc thể số 2, 7, 16 và 19. Đột biến gen cũng đi kèm với tự kỷ ; đặc biệt của cặp nhiễm sắc thể 15, và liên quan đến hội chứng “nhiễm sắc thể X gãy”. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa tìm thấy gen bệnh có liên quan trực tiếp với tự kỷ.(4) 3. Những nghiên cứu gần đây về chế độ dinh dưỡng có liên quan đến nguy cơ của tự kỷ Nguyên nhân gây nên tự kỷ không đơn giản chỉ là di truyền hay môi trường. Nhưng nổi lên trong các phép chữa trị hiệu quả là liệu pháp dinh dưỡng nhằm tái lập cân bằng tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu, khử kim loại nặng ô nhiễm não, xác định và loại trừ gia vị cùng các thực phẩm gây nên dị ứng. Các nhà nghiên cứu nhận ra có sự thiếu hụt trầm trọng secretin hỗ trợ tiêu hóa và oxytocin tăng cường nhu cầu thân mật gần gũi ở trẻ em tự kỷ. Nguyên nhân rối loạn dinh dưỡng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công tác xã hội nhóm: Phần 1
129 p | 125 | 23
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 93 | 9
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
96 p | 45 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội trong trường học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
102 p | 18 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
114 p | 51 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
132 p | 29 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
98 p | 23 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội trong bệnh viện (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
113 p | 22 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
88 p | 11 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người – ĐH Sư phạm Hà Nội
151 p | 14 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với người có HIV: Phần 2
90 p | 27 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 55 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 48 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
41 p | 24 | 5
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
106 p | 10 | 4
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
129 p | 1 | 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
98 p | 0 | 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
136 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn