Đồng tài trợ<br />
Xuất bản bởi<br />
<br />
Hội thảo quốc tế<br />
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ<br />
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN<br />
KIÊN GIANG – VIỆT NAM<br />
Phú Quốc, ngày 16/12/2012<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
GIZ TẠI VIỆT NAM<br />
Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für<br />
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức<br />
hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế<br />
hướng tới phát triển bền vững.<br />
Từ năm 1993, GIZ đã và đang triển khai tích cực các hoạt động với<br />
đối tác tại Việt Nam trên 3 lĩnh vực ưu tiên của hợp tác phát triển:<br />
1) Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề (tập trung đặc biệt<br />
vào cải cách kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và cải cách đào tạo nghề);<br />
2) Chính sách Môi trường, Nguồn tài nguyên Thiên nhiên và Phát<br />
triển Đô thị (với trọng tâm hướng tới đa dạng sinh học, quản lý rừng<br />
bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tổng hợp các hệ<br />
sinh thái ven biển, quản lý nước thải, phát triển đô thị và năng lượng<br />
tái tạo); và 3) Y tế.<br />
Hơn nữa, GIZ còn thực hiện các chương trình về phát triển quan hệ<br />
đối tác với khu vực tư nhân, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Văn<br />
phòng Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ đối thoại Việt – Đức về<br />
các quy định của pháp luật, thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân<br />
sự, đào tạo nghề không chính thức và các công tác hướng tới người<br />
khuyết tật. Ngoài ra, GIZ còn thực hiện chương trình tình nguyện<br />
viên weltwärts.<br />
Các hoạt động của GIZ được thực hiện dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp<br />
tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) và Bộ Môi trường, Bảo tồn<br />
Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân CHLB Đức (BMU). Bên cạnh đó, GIZ<br />
cũng hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia (AusAID), Liên<br />
minh Châu Âu (EU) và Ngân hàng KfW của Đức.<br />
Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi<br />
www.giz.de/en<br />
<br />
Xuất bản bởi<br />
Deutsche Gesellschaft für<br />
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH<br />
Dự án Bảo tồn và Phát triển khu<br />
dự trữ sinh quyển Kiên Giang<br />
Địa chỉ 320 Ngô Quyền<br />
Rạch Giá, Kiên Giang<br />
Việt Nam<br />
Email<br />
office.kgbp@giz.de<br />
Web<br />
www.giz.de/vietnam<br />
www.giz-mnr.org.vn<br />
www.kiengiangbiospherereserve.com.vn<br />
<br />
Editors:<br />
Sharon Brown<br />
Chu Văn Cường<br />
Shay Simpson<br />
Leigh Morison<br />
Nguyễn Thị Việt Phương<br />
Responsible:<br />
Sharon Brown<br />
© giz 2013<br />
<br />
Chủ đề 1: Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Giá trị, bảo tồn và phát huy phát triển bền vững<br />
<br />
CHỦ ĐỀ 1:<br />
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG: GIÁ TRỊ,<br />
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
<br />
1<br />
<br />
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
Chủ đề 1: Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Giá trị, bảo tồn và phát huy phát triển bền vững<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY<br />
CÁC GIÁ TRỊ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG<br />
ThS. Lương Thanh Hải<br />
Phó Ban quản lý Khu DTSQ Kiên Giang<br />
<br />
I. TỔNG QUAN VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG<br />
1. Khái quát về khu Dự trữ Sinh quyển (DTSQ) Kiên Giang<br />
Kiên Giang - một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở tận cùng phía Tây Nam<br />
nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.348,50 km2, với hơn 200 km bờ biển và trên 56 km<br />
đường biên giới đất liền với Campuchia. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu<br />
đãi, phú cho Kiên Giang có đủ cả:<br />
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI KIÊN GIANG<br />
hệ thống sông ngòi, núi rừng, đồng<br />
KIEN GIANG BIOSPHERE RESERVE<br />
bằng và biển cả với hàng trăm hòn<br />
đảo nổi lớn nhỏ. Khu Dự trữ Sinh<br />
quyển Kiên Giang đã được<br />
UNESCO<br />
công<br />
nhận<br />
ngày<br />
27/10/2006 tại kỳ họp thứ 19 của<br />
Hội đồng Điều phối quốc tế<br />
Chương trình Con người và Sinh<br />
quyển, với tổng diện tích là<br />
1.188.105 ha (trong đó vùng lõi<br />
36.935 ha, vùng đệm 172.578<br />
ha), gồm đất liền, biển và hải<br />
đảo ha trên cạn và 858.801 ha<br />
mặt biển). Khu DTSQ Kiên Giang<br />
bao gồm 10 huyện, thị, thành phố: U Minh Thượng, An Minh, An Biên, Rạch Giá, Hòn<br />
Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên, Phú Quốc và Kiên Hải. Khu DTSQ Kiên Giang có<br />
không gian rộng, kết nối các vùng là Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng; VQG Phú<br />
Quốc, khu bảo tồn biển Phú Quốc; khu rừng bảo vệ cảnh quan Kiên Lương và đai rừng ngập<br />
mặn ven biển Tây.<br />
Ba chức năng chính của khu DTSQ là: bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế thân thiện<br />
với môi trường và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, văn hóa, giáo dục, ba chức năng này có<br />
thể được thực hiện ở một hoặc cả ba vùng tùy theo mức độ và mục đích triển khai.<br />
Khu DTSQ Kiên Giang có Ban quản lý, do Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh làm Trưởng<br />
ban, lãnh đạo các sở, UBND huyện, thị, các Ban Quản lý VQG, khu bảo tồn và các Ban Quản<br />
lý rừng hữu quan là thành viên kiêm nhiệm; Ban Quản lý Khu DTSQ Kiên Giang có văn phòng<br />
điều hành chuyên trách với 6 biên chế.<br />
<br />
3<br />
<br />