intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hollywood có góp phần quyết định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa bầu cử ở Mỹ đã đến, và ai cũng chộn rộn, nghệ sĩ cũng chộn rộn. Kinh đô điện ảnh Hollywood sẽ đón mùa bầu cử như thế nào? Mời mọi người đọc một bài phân tích rất lý thú của Mark Lawson đăng trên tờ Guardian: Bộ phim tiểu sử về cố tổng thống Lincoln của Spielberg và tác phẩm Zero Dark Thirty của Kathryn Bigelow có thể sẽ dời ngày chiếu lại và sau kỳ bầu cử Mỹ, nhưng dù không dời ngày, liệu dân Mỹ có bỏ phiếu dựa theo những gì họ thấy trên phim?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hollywood có góp phần quyết định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ?

  1. Hollywood có góp phần quyết định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ? Mùa bầu cử ở Mỹ đã đến, và ai cũng chộn rộn, nghệ sĩ cũng chộn rộn. Kinh đô điện ảnh Hollywood sẽ đón mùa bầu cử như thế nào? Mời mọi người đọc một bài phân tích rất lý thú của Mark Lawson đăng trên tờ Guardian: Bộ phim tiểu sử về cố tổng thống Lincoln của Spielberg và tác phẩm Zero Dark Thirty của Kathryn Bigelow có thể sẽ dời ngày chiếu lại và sau kỳ bầu cử Mỹ, nhưng dù không dời ngày, liệu dân Mỹ có bỏ phiếu dựa theo những gì họ thấy trên phim? Hai bộ phim này từng công bố là sẽ ra mắt vào ngày 26. 12 ở Mỹ – thời điểm truyền thống để tung ra những tác phẩm “sẽ tranh giải Oscar” – có thể sẽ cho các cử tri thấy được những góc nhìn sâu sắc. Tác phẩm
  2. Zero Dark Thirty của đạo diễn nữ Kathryn Bigelow thì kể lại (dĩ nhiên theo kiểu bi kịch hóa hơn một chút) điệp vụ ám sát Osama Bin Laden; còn phim Lincoln của Steven Spielberg thuật lại cuộc đời của vị tổng thống thứ 16 của Mỹ. Một cảnh trong “Zero Dark Thirty”. Đạo diễn Bigelow từng thắng giả Oscar cho phim “The Hurt Locker”. Nếu trong kỳ nghỉ đông, Barrack Obama đắc cử và chuẩn bị nhiệm kỳ thứ hai, các phim này sẽ là những đề tài dễ chịu để mấy thành viên nội các “tám” với nhau tại lễ nhậm chức, và giúp đánh bóng tên tuổi Obama. Văn phòng chính phủ của tổng thống Obama đã hợp tác với Bigelow để thực hiện bộ phim – có lời đồn rằng Lầu năm góc đã cho nữ đạo diễn xem các tài liệu mật của họ. Trong lúc ấy, đạo diễn Spielberg, một người luôn ủng hộ Obama, lại chọn những ngày cuối
  3. cùng nhiệm kỳ 1 của tổng thống để làm một bộ phim về vị tổng thống Lincoln cao nhòng xuất thân từ Chicago. Lincoln chính là người đã thúc đẩy những tiến triển trong việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Thế nhưng, nếu hai phim này dời ngày, ra mắt sau cuộc bầu cử, và Mitt Romney mừng Giáng sinh với tư cách tổng thống mới của Mỹ, dĩ nhiên các thành viên của đảng Cộng hòa sẽ chúc mừng nhau, còn những người yêu phim của đảng Dân chủ thì sẽ tức tối về những gì “có thể xảy ra nhưng đã không xảy ra”. Những bình luận viên của cánh hữu từng chì chiết rằng, nếu Zero Dark Thirty và Lincoln ra mắt vào tháng 11, chúng sẽ là những vũ khí mang tính tuyên truyền nã vào đảng Cộng hòa. Từ lâu rồi, Hollywood vốn bị nghi là hay ủng hộ cánh tả (lời cáo buộc này thật khó chống chế). Nhưng Spielberg khăng khăng rằng ông luôn có ý định ra mắt phim vào sau đợt tranh cử, vì ông sợ rằng phim của mình sẽ trở thành “miếng mồi cho chính trị”. Còn Bigelow thì nói rằng bà chưa bao giờ xác nhận Zero Dark Thirty sẽ ra mắt vào tháng 10 hay dời ngày trình chiếu vào tháng 12. Nhưng dù gì đi nữa, mấy cuộc cãi vã xung quanh ngày giờ chiếu phim khiến chúng ta tự hỏi rằng liệu những gì cử tri xem trong rạp có ảnh hưởng đến quyết định của họ trong buồng bỏ phiếu?
  4. Hình ảnh mới nhất của phim “Lincoln”. Vai Lincoln là do Daniel Day Lewis đảm nhiệm. Năm 2008, Oliver Stone quay và biên tập phim W – tiểu sử về George W Bush – một cách nhanh chóng đến kỳ lạ, mục đích của ông là ra mắt phim này vào đúng lúc John McCain vận động bầu cử, nhằm ngăn cản bước tiến của ứng viên đảng Cộng hòa. Bạn thậm chí có thể tranh luận rằng phim JFK (về John F Kennedy) của Stone – ra mắt vào trước cuộc tranh cử năm 1992 – đã giúp cho Bill Clinton rất nhiều, vì ông Clinton từng quen (và có cả ảnh chụp) chung với Kennedy lúc Clinton còn là thiếu niên.
  5. Cảnh trong bộ phim “W” của Stone. Oliver Stone từng làm rất nhiều phim về chiến tranh Việt Nam, trong đó có “Sinh ngày 4 tháng 7″ và “Trời và Đất”.
  6. Tấm hình lịch sử: Bill Clinton (còn trẻ) bắt tay Kennedy. Thế nhưng, người Mỹ dường như không nhầm lẫn tổng thống trên phim với tổng thống ngoài đời thực. Trong 8 năm Clinton nhậm chức, các vị tổng thống trong phim Hollywood thường là những người bị mắc bệnh thần kinh; còn vào thời của George W Bush, các tổng thống trên màn ảnh lại trái ngược hoàn toàn với ông Bush này, ví dụ như ông tổng thống Bartlet tuyệt vời (do Martin Sheen thủ vai) trong The West Wing. Martin Sheen đĩnh đạc trong vai tổng thống Bartlet, nhìn khác hẳn Bush ngoài đời. Những phim duy nhất có tầm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ lại ra mắt sớm hơn cuộc bầu cử đến… 4 thập kỷ. Phim Knute Rockne, All American (1940) và King’s Row (1942) đã giúp đánh bóng tên tuổi của
  7. Ronald Reagan cũng như cho ông biệt danh “The Gipper”, và giúp ông đắc cử tổng thống đến 2 lần (năm 1981 và 1985). Tuy nhiên, ngay cả nếu Clint Eastwood thông báo vào ngày mai rằng ông sẽ gấp rút hoàn thành một phim về Reagan để ra mắt trước tháng 11, và người thủ vai Reagan sẽ là thành viên nghệ sĩ Arnold Schwarzenegger của đảng Cộng hòa, cũng vẫn thật khó để chúng ta tin rằng bộ phim này sẽ ảnh hưởng đến số phiếu bầu cho Obama và Romney.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2