intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hôn mê (Coma – Coma )

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôn mê là trạng thái mà người bệnh mất hẳn liên hệ với ngoại giới trong 1 thời gian dài, gọi không tỉnh nhưng sự sống và dinh dưỡng vẫn tồn tại. B. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra hôn mê tương đối phức tạp. Có thể do bệnh có tính truyền nhiễm, bệnh ở sọ não, do trúng độc thuốc hoặc chất hóa học…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hôn mê (Coma – Coma )

  1. Hôn mê (Coma – Coma ) A. Đại cương Hôn mê là trạng thái mà người bệnh mất hẳn liên hệ với ngoại giới trong 1 thời gian dài, gọi không tỉnh nhưng sự sống và dinh dưỡng vẫn tồn tại. B. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra hôn mê tương đối phức tạp. Có thể do bệnh có tính truyền nhiễm, bệnh ở sọ não, do trúng độc thuốc hoặc chất hóa học…
  2. YHCT cho rằng do ôn tà nhập vào, nhiệt độc nung nấu (nhiệt nhập Tâm bào), đờm hỏa ngăn trở làm cho thanh khiếu bị che lấp (đờm mê Tâm khiếu), phong trúng tạng phủ, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, thần muốn tuyệt… C. Triệu chứng Lâm Sàng Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: 1- Thể Nhẹ: Hôn mê nông, gọi không trả lời được nhưng cảm giác ngoài da khi bấu, véo vẫn còn đáp ứng, miệng mím chặt, tay nắm chặt, hơi thở bình thường. Giống ‘Chứng Bế’ của Trúng Phong. 2- Thể Nặng: Hôn mê sâu, không có phản ứng khi kích thích vào da, miệng há, mắt mở, tay duỗi, thở khò khè. Giống như ‘Chứng Thoát’ của Trúng Phong. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: * Bế Chứng: Khai khiếu, tiết nhiệt. . Huyệt chính: Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên (ra máu) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) . . Huyệt phụ: Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Dũng Tuyền (Th.1) . Cách Châm: Lúc đầu kích thích gián đoạn huyệt Nhân Trung, Huyệt Thập Tuyên nên dùng kim Tam lăng châm ra máu. Nếu cần thì thêm huyệt phụ. * Thoát Chứng: Ôn dương + cố thoát.
  3. . Huyệt chính: Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tố Liêu (Đc.25) + Thái Uyên (P.9) + Phục Lưu (Th.7) . . Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Lao Cung (Tb.8) + Túc Tam Lý (Vi.36). Huyệt Bá Hội + Khí Hải + Quan Nguyên nên cứu. Tố Liêu + Phục Lưu thì châm. Nếu không có hiệu quả thì dùng thêm huyệt phụ. (Châm Cứu Học Thượng Hải). 2- . Huyệt chính : Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên + Nội Quan (Tb.6) . . Huyệt phụ: Bá Hội (Đc.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) . Dùng huyệt chính trước, kích thích gián đoạn, nếu không bớt, thêm huyệt phụ. Có thể cứu Bá Hội (Đc.20) (Xích Cước Y Sinh Thủ Sách ). 3- Nhân Trung (Đc.26) + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Học HongKong). 4- Thể Nhẹ: Khai khiếu, tỉnh thần, tiết nhiệt, châm Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên (ra máu) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) . Có thể thêm Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) . . Thể Nặng: Hồi dương + cố thoát: cứu Thần Khuyết (Nh.8) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + châm Tố Liêu (Đc.25) + Thái Uyên (P.9) [ bình bổ bình tả]. Ý Nghĩa: Nhân Trung + Thập Tuyên có tác dụng khai khiếu, tỉnh thần, tiết nhiệt; Nội Quan + Phong Long thanh hỏa, trừ đờm; cứu Thần Khuyết để hồi dương cứu
  4. nghịch + Khí Hải + Quan Nguyên để bổ khí và giữ chân dương; Tố Liêu + Thái Uyên vừa khai khiếu vừa thông kinh mạch (Châm Cứu Học Việt Nam).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2