intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU

Chia sẻ: Tran Anh Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

172
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa Biến chứng chuyển hóa xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 biểu hiện bằng các dấu hiệu hôn mê đi kèm với tình trạng kiệt nước và tăng đ ường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU

  1. HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU Định nghĩa I. Biến chứng chuyển hóa xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 biểu hiện bằng các dấu hiệu hôn mê đi kèm với tình trạng kiệt nước và tăng đ ường huyết nặng (> 40mmol/l) làm cho áp lực thẩm thấu huyết tương rất cao (>350 mosm/l), còn tình trạng toan và xêtôn không có hoặc không đáng kể. Tỷ lệ tử vong rất cao 40-50% do có những biến chứng nặng. II. Chẩn đoán 1. Chẩn đoán xác định 1.1. Lâm sàng: - Biết được là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (HMTALTT) thường chậm, phải nghĩ đến nó mới phát hiện được. Nguyên tắc là phải xét nghiệm đường huyết cho tất cả các bệnh nhân hôn mê, rối loạn ý thức kèm với dấu hiệu mất nước. Các dấu hiệu lâm sàng là hậu quả của tăng đường huyết cực kỳ, tăng áp lực thẩm thấu máu và thiếu hụt thể tích trầm trọng. - Các dấu hiệu thần kinh trung ương: + Hôn mê xuất hiện dần dần, mới đầu mệt mỏi, nhức đầu, kém ăn, đái nhiều làm bệnh nhân gày sút nhanh chóng, sau đó rối loạn ý thức tới tình trạng hôn mê. Hôn mê không sâu như trong nhiễm toan xêtôn. + Các biểu hiện co giật, đôi khi kiểu cơn Jackson. + Có thể thấy tăng trương lực cơ, co giật nhãn cầu, giật sợi cơ. + Có thể thấy liệt nửa người thoáng qua. - Dấu hiệu mất nước toàn thể nặng: + Xảy ra nhanh chóng trong vài ngày, mất nước trong tế bào nặng hơn là mất nước ngoài tế bào. + Véo da (+), nhãn cầu mềm, niêm mạc miệng rất khô, bệnh nhân sút cân nhanh. Bệnh nhân thường tăng thân nhiệt. 1.2. Xét nghiệm: - Hai dấu hiệu quan trọng là xêtôn niệu và xêtôn máu âm tính. - Không có biểu hiện nhiễm toan: + Dự trữ kiềm bình thường (chỉ hạ khi có tăng lactat máu) + pH máu trong giới hạn bình thường. - Tăng đường huyết: luôn có và thường rất cao. Đường máu > 40 mmol/l (gấp khoảng 2 lần giá trị thường thấy trong nhiễm toan xêtôn). - Tăng Na máu > 145 mmol/l (càng cao áp lực thẩm thấu càng tăng và tiên lượng càng nặng) - Tăng Na máu và đường máu gây tăng áp lực thẩm thấu huyết tương > 350 mosm/l - Áp lực thẩm thấu được ước tính theo công thức: ALTT (mosm/l) = 2 (Na + K) + glucose máu (mmol/l) + ure máu (mmol/l) Bình thường áp lực thẩm thấu huyết tương là 310 - 315 mosm/l.
  2. Các xét nghiệm khác: - Tăng urê trước thận. - Có thể thấy có toan chuyển hóa nhẹ. HCO3 huyết tương trung bình khoảng 20 mmol/l. Nhiễm toan xêtôn do đói, giữ lại các acid vô cơ thứ phát sau giảm tưới máu thận và tăng nhẹ lactat huyết tương hậu quả của thiếu hụt thể tích. Nếu dự trữ kiềm dưới 10 mmol/l và xêtôn huyết tương không tăng có thể coi có thêm nhiễm toan lactic. Nếu có toan lactic thường là rất nặng. - Nước tiểu (ít khi vô niệu) có đường niệu (+) mạnh, không có hoặc rất ít xêtôn niệu. Na niệu giảm, K niệu tăng. - Đôi khi xét nghiệm dịch não tủy tình cờ thấy đường tăng cao (bằng nửa đường máu), tăng Na, Cl. 2. Chẩn đoán phân biệt 2.1. Hôn mê nhiễm toan xêtôn do ĐTĐ: - Lâm sàng: thường hôn mê sâu, biểu hiện nhiễm toan. - Xét nghiệm: Đường máu không cao lắm, thường thấy hạ natri máu, nhiễm toan khi làm khí máu. - Xêtôn niệu rõ (>2+), Na niệu cao. 2.2. Hôn mê do hạ đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ do dùng quá liều insulin hoặc sulfamid: ở người hôn mê ĐTĐ có toan xêtôn đã tỉnh đột nhiên hôn mê lại, phải cân nhắc khả năng dùng quá liều insulin mà không truyền đ ường cho bệnh nhân. 2.3. Hôn mê do toan huyết có tăng lactat sau dùng biguanid: toan chuyển hóa với pH máu giảm, khoảng trống anion tăng, tăng acid lactic máu. 2.4. Tăng thẩm thấu không có tăng đường huyết ở người uống quá nhiều r- ượu, ở người lọc màng bụng bằng các dung dịch quá ưu trương. 2.5. Các hôn mê do tổn thương thần kinh trung ương ở người ĐTĐ, hoặc đ- ược truyền glucose quá ưu trương. 2.6. Đái tháo nhạt gây mất nước. 3. Chẩn đoán nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi - Nhiễm khuẩn nặng: viêm phổi, nhiễm trùngđường mật, viêm đường tiết niệu. - Tai biên mạch máu não; hậu quả của ĐTĐ nhưng cũng có thể là nguyên nhân thuận lợi gây hôn mê tăng thẩm thấu. - Điều trị sai: dùng corticoid, lợi tiểu quá nhiều. - Các stress nặng. - Hậu quả của một biện pháp điều trị như thẩm phân phúc mạc hay lọc máu, sử dụng các thuốc thẩm thấu như manitol, ure. - Dinh dưỡng qua sonde dạ dày bằng chế độ ăn có protein cao, chế độ ăn hay truyền quá nhiều hydratcarbon. III. Xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do ĐTĐ 1. Nguyên tắc: - Truyền hay cho uống nước đầy đủ với một lượng nước lớn.
  3. - Làm giảm đường huyết bằng insulin. - Bù lại kali. 2. Điều trị cụ thể 2.1. Đây là một tình trạng mất nước toàn thể, phải cho bệnh nhân một thể tích rất lớn (qua đường truyền hay uống) để hòa loãng các điện giải có quá nhiều trong huyết tương. 2.2. Loại dịch truyền: - Dung dịch nửa muối: truyền NaCl 0,45% (1 thể tích NaCl 0,9% hòa với một thể tích nước cất). Không nên dùng glucose đẳng trương vì bản thân HMTALTT thờng có đường máu rất cao, cần dùng insulin để hạ đường máu. Natri có tác dụng hạn chế nước ào ạt vào trong tế bào dễ gây phù não mà tr - ước đố đã có hiện tượng teo não do tăng thẩm thấu. Không được truyền toàn bằng dung dịch NaCl 0,9% do Na huyết tương đã tăng cao. - Khi đường máu đã hạ xuống khoảng 15 mmol/l nên truyền thêm glucose 5% và dùng insulin liều duy trì. - Không dùng nước cất vì tuy nhanh chóng vào tế bào song có thể gây co giật, phù não. 2.3. Cách hồi phục cụ thể: - Ước tính thể tích bị thiếu hụt: (khi có tăng Na máu) V nước thiếu (L) = P (kg) × 0,6 × (Na hiện tại _ 1) 140 - Cách bồi phụ và theo dõi: + Điều trị bắt đầu bằng 2-3 lít NaCl 0,9% trong vòng 1-2 giờ đầu. + Sau đó dùng dung dịch nửa muối. Nếu không có dung dịch nửa muối có thể dùng Glucose 5% + insulin. Glucose 5% được cho như một dung dịch vận chuyển nớc tự do nhất là khi đường huyết đã hạ do dùng insulin. + Cho uống hay bơm nước qua sonde dạ dày. + Theo dõi trong khi bồi phụ thể tích, đặc biệt ở các bệnh nhân có nguy cơ cao. 2.2. Dùng insulin: Mặc dù có thể điều trị HMTALTT chỉ bằng truyền dịch, vẫn nên cho insulin để kiểm soát nhanh hơn tình trạng tăng đường máu. 2.2.1. Nguyên tắc: Liều insulin không cần cao như trong HM do toan xêtôn mặc dù trong HMTALTT có đường huyết cao hơn nhiều. Tuy nhiên cũng có khi phải dùng liều lớn, nhất là ở bệnh nhân báo phì. Cách dùng: Lúc đầu cho 10-20 UI insulin nhanh TM. Sau đó truyền tĩnh mạch với liều 1-3 UI/h qua bơm tiêm điện để làm giảm đ ường máu từ từ. Duy trì đường máu 200-250 mg/dl. Tổng liều 120 UI/24 giờ. Chuyển dùng insulin tiêm dưới da khi bệnh nhân tỉnh và bồi phụ tốt thiếu hụt thể tích. 2.4. Bồi phụ kali - Nguyên tắc: Tiếp theo tiêm insulin phải truyền ngay kali. Hạ kali máu trong HMTALTT nhất là sau khi dùng insulin rất nguy hiểm. Thường cần dùng sớm
  4. kali trong điều trị HMTALTT máu so với trong điều trị HM toan xêtôn do di chuyển kali từ huyết tương vào trong tế bào gia tăng nhanh trong quá trình điều trị khi không có tình trạng nhiễm toan, quên không truyền kali sớm, chắc chắn gây tử vong. Trong điều kiện khẩn cấp phải dựa vào điện tim. - Cách dùng: Lượng kaliclorua truyền tĩnh mạch thông thường là 8-12g/24h. Chỉ nên truyền mỗi giờ 1 g KCl kéo dài như vậy trong 2 ngày. Sau khi bệnh nhân tỉnh phải cho uống 4-6g duy trì. 2.5. Điều trị các biến chứng khác: - Nếu có nhiễm toan lactic: truyền NaHCO3 tới khi tái hồi được tưới máu tổ chức. - Kháng sinh nếu có bằng chứng nhiễm khuẩn hay bội nhiễm. - điều trị các nguyên nhân thuận lợi gây HMTALTT để ngăn chặn HM tái phát. 2.6. Theo dõi trong quá trình điều trị: - Đường máu: 1h/lần. - Điện giải máu: 3-6h/lần. - Điện tim liên tục trên monitor hoặc ghi 3-6 h/lần. - Ure, creatinin máu để đánh giá tình trạng suy thận chức năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2