intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề: Sự khác biệt về quan niệm đồng tính giữa phương đông và phương tây; Vấn đề hợp pháp hóa “hôn nhân đồng giới”; Sự cần thiết phải hợp pháp hóa “hôn nhân đồng giới” tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

  1. HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Phạm Xuân Hƣơng Khoa Luật, Trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Ở nước ta, trong thời gian gần đây nhiều người đã công khai việc chuyển đổi giới tính cũng như thừa nhận mình là người đồng tính, cho thấy xã hội đã bớt cái nhìn khắt khe, đồng thời hướng đến việc tôn trọng và công nhận họ như một thành tố bình đẳng trong xã hội. Mặc dù chưa được Nhà nước thừa nhận, thực tiễn vẫn đặt ra những vấn đề pháp lý liên quan đến việc áp dụng các quy định của luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật thi hành án hình sự liên quan đến người chuyển giới như: Hành vi xâm phạm tình dục người đồng tính, người chuyển giới; Hành vi mua dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm đồng giới; Hành vi chung sống như vợ chồng với người đồng tính, người chuyển giới hoặc các thủ tục về khám người, thi hành các biện pháp tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù đối với những người này. Trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề: Sự khác biệt về quan niệm đồng tính giữa phương đông và phương tây; Vấn đề hợp pháp hóa “hôn nhân đồng giới”; Sự cần thiết phải hợp pháp hóa “hôn nhân đồng giới” tại Việt Nam. Từ khóa: Đồng giới, hôn nhân, hợp pháp, phương đông, phương tây. 1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUAN NIỆM ĐỒNG TÍNH GIỮA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ PHƢƠNG TÂY 1.1 Quan niệm của phƣơng đông về đồng tính Suy nghĩ của Phương Đông cơ sở quan điểm “đạo Khổng”, “Phật Giáo”, dựa trên yếu tố tinh thần, những phương diện thuộc về con người gắn với cộng đồng. Họ đề cao lối sống tập thể- đức tính khiêm tốn, lịch sự. Các cá nhân không được tách rời khỏi tập thể, cá nhân không được bộc lộ quá mức sự độc lập, luôn [21] đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, cởi mở và ôn hòa với mọi người xung quanh . Nên ở các nước Phương Đông trong đó có Việt Nam thì những người đồng tính ít dám công khai và sống thật với giới tính của mình, tại họ sợ khi công khai sẽ chịu nhiều áp lực từ gia đình và xã hội, những ánh mắt kì thị, những lời nói miệt thị của người đời. Người đồng tính sống tốt như thế nào, họ có thành tựu như thế nào, thì đối với người trong xã hội cũng không thể chấp nhận. Tự nhiên như thế nào thì hãy để nó như vậy, ngàn đời nay phát triển như thế nào hãy để như vậy và đừng thay đổi. Thứ nhất, ngoài tình yêu, hôn nhân còn mang sứ mệnh quan trọng là duy trì nòi giống. Loài người tồn tại, duy trì nòi giống là do sự phối hợp âm dương nam nữ. Đồng giới kết hôn thì trẻ con sẽ được sinh ra từ đâu. Ai cũng như thế thì loài người sẽ không còn hậu duệ. Người đồng tính có thể hạnh phúc nhất thời nhưng không có con cái thì hôn nhân của họ có được bền chặt và lâu dài. Thứ hai, chấp nhận hôn nhân đồng giới có nguy cơ làm hỏng cả một thế hệ. Không lên án, không kỳ thị những người thật sự là les, là gay, ngược lại còn rất đồng cảm và tôn trọng. Nhưng bây giờ nhiều người trẻ bị ná ná cứ nghĩ rằng mình bị les, gay. Mà người trẻ thì luôn muốn thể hiện mình là con người thời đại, nếu những người trẻ đang phân vân về giới tính ấy đều chạy theo phong trào như thế thì xã hội ta sẽ biến tướng ra sao. Thực tế là những cặp đồng tình đã công khai tổ chức đám cưới ở Việt Nam đều ở lứa tuổi mười chín, đôi mươi. Cái đó chỉ là sự bồng bột nhất thời của tuổi trẻ. Thứ ba, là người Việt Nam thì không thể chấp nhận một cuộc hôn nhân trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục. Chúng ta vẫn là người Á Đông, người Việt phải giữ cái nếp của người Việt. Không kỳ thị, thừa nhận giới tính của họ đã là một sự tiến bộ đối với mọi người trong xã hội Việt Nam. Phải thay đổi tư tưởng, phải 104
  2. thay đổi cách nhìn tiến bộ về người đồng tính thì trên thực tế số nước trên thế giới cho phép hôn nhân đồng tính cũng còn rất ít. Vì truyền thống, ánh mắt mọi người, gia đình (không phải là không quan tâm gia đình, nhưng có thể thuyết phục gia đình) và đặc biệt vì chế độ độc tôn dị tính từ ngàn đời nay mà im lặng, gánh chịu một mình những mệt mỏi, nghe theo gia đình sắp đặt, không có chứng kiến của mình. Hệ lụy của việc này là kéo theo một số sự việc không muốn đã xảy ra. Mệt mỏi áp lực là những thứ mà người đồng tính đang gánh chịu từng ngày từng giờ. Vì họ sợ khi họ nói ra thì sẽ không được bình thường, các mối quan hệ sẽ mất đi dần, bạn bè xa lánh, gia đình trách móc, xã hội kì thị nên họ cứ dấu như vậy, có nhiều người đã bị trầm cảm nặng và tìm đến những bác sĩ tâm lý, có người còn nặng hơn là tự tử để tìm lối thoát cho mình. Còn một vấn đề quan trọng là nếu để người đồng tính kết hôn với người dị tính thì họ sẽ có những nguy hiểm nhất định, vấn đề không hợp nhau chắc chắn sẽ xảy ra và kéo theo đó là những việc trên mức bình thường sẽ xảy ra. Cuộc sống là nơi hàng vạn trái tim cùng hòa chung nhịp đập, nơi tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc luôn tràn đầy. Nhưng đâu đó vẫn còn nhiều lắm những trái tim cô đơn đang rất cần được nhận sự cảm thương từ mọi người. Và theo tôi, đáng thương nhất là những trái tim không thể nào được “hòa chung nhịp đập” với xã hội, những trái tim luôn khao khát sự cảm thông, đồng cảm từ mọi người – những trái tim của người đồng tính. 1.2 Quan niệm của phƣơng tây về đồng tính Nền tảng các giá trị “Châu Âu Cổ Đại”, dựa trên giá trị kinh tế. Con người : “cỗ máy vui vẻ” hay “đơn vị kinh tế”.Cá nhân là cơ sở động lực của tất cả các hoạt động của xã hội, cá nhân không quá phụ thuộc tiền lệ và truyền thống. Công bằng và bình đẳng, đề cao “ cái tôi” tôn trọng quyền lợi cá nhân, nên họ dám [21] bày tỏ, thể hiện ý kiến cá nhân. Đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân . Nên ở những nước phương tây điển hình như Canada, Bỉ, Na Uy…họ sống vì họ, họ không sợ những điều dị nghị, vì các nước này có cái nhìn thoáng đối với người đồng tính, vì người đồng tính miễn họ sống tốt và có ý chí vươn lên thì luôn được chào đón và được coi như người bình thường. Ở Phương Tây có nhiều người đồng tính giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị như: Hạ nghị sĩ Mỹ Jared Polis; Hạ nghị sĩ bang New York Sean Patrick Maloney; Nữ thị trưởng Annise Parker; [20] Nữ thủ tướng Iceland Johanna Sigurdardottir; Chính trị gia Leo Varadkar . Thứ nhất, ngoài tình yêu thì hôn nhân đồng giới vẫn có thể duy trì loài giống, bằng cách thụ tinh nhân tạo, hoặc mang thai hộ. Hai người đồng giới yêu nhau cũng giống như những cặp đôi nam- nữ yêu nhau, họ cũng có những buồn- vui- giận- hờn thì việc chia tay giữa hai người không thể quy lại là hạnh phúc nhất thời được, họ cũng phải tìm được tiếng nói chung mới có thể tiến tới hôn nhân như bao cặp đôi. Hôn nhân của người đồng tính cũng giống như hôn nhân của những cặp đôi bình thường họ cũng nhường nhịn, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Nên hôn nhân của ai cũng vậy bền chặt là do hai người cùng giữ. Thứ hai, chấp nhận hôn nhân đồng giới không thể làm hư cả một thế hệ. Vì thế hệ tốt hay xấu thì trong đó sự giáo dục chính vẫn thuộc về phía gia đình và nhà trường, ngoài sự giáo dục của gia đình và nhà trường còn bị các yếu tố xã hội tác động vào. Nếu nói những cặp đồng tính đã công khai tổ chức đám cưới ở Việt Nam đều ở lứa tuổi mười chín, đôi mươi là bồng bột, nam- nữ kết hôn trong độ tuổi đó là không bồng bột là đúng đắn. Xã hội ngày càng phát triển, nên cần phải thay đổi cái suy nghĩ lạc hậu đó. Thứ ba, người phương tây khi còn nhỏ đã học cách chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, mười tám tuổi thì phải học cách tự sinh tồn, không ai giúp đỡ, nên họ tự tin công khai giới tính của mình, vì họ biết rằng mình không làm hại gì đến xã hội, mình có thể giúp đỡ xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở phương tây cá nhân là cơ sở động lực của tất cả các hoạt động của xã hội, cá nhân không quá phụ thuộc tiền lệ và truyền thống. Công bằng và bình đẳng, đề cao “cái tôi” tôn trọng quyền lợi cá nhân. Họ không vì truyền thống mà phải sống trong sự kỳ thị của mọi người. Tạo sự thoải mái sống với những gì mình đang có, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Bắt đầu học tập và phát triển để mọi người có ánh mắt ngày càng tốt hơn đối với người đồng tính. Họ có thể làm những ngành nghề mình cho là phù hợp. Một tấm lòng để yêu thương, để sẻ chia, giúp đỡ những tấm lòng khác, 105
  3. đó mới thật sự là một điều đáng quý. Cuộc sống luôn luôn tồn tại sự công bằng; công bằng cho tôi và cho bạn, công bằng cho cộng đồng đồng tính. Xin hãy khắc ghi,mỗi người không có quyền lựa chọn giới tính khi sinh ra nhưng có thể lựa chọn cách sống với giới tính mà mình đang có 2. VẤN ĐỀ VỀ HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI 2.1 Vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở một số quốc gia Hiện nay đã có 25 quốc gia trên toàn thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong đó: Tại Hà Lan, Hà Lan là đất nước đầu tiên hợp pháp hóa hoạt động kết hôn đồng tính năm 2000, khi Quốc hội nước này thông qua một đạo luật liên quan. Quyết định của Quốc hội đã vượt qua sự phản đối dữ dội từ đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo và các đảng cánh hữu khác, theo đó không chỉ cho phép các cặp đồng tính ở đây được kết hôn mà còn cho họ nhận nuôi con nuôi. Điều đáng chú ý là phần lớn dư luận Hà Lan tỏ ra sự hài lòng với sự thay đổi luật. Một cuộc thăm dò khi đó cho thấy 62% người không phản đối hôn nhân đồng giới. Năm 2001, cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên trên thế giới đã diễn ra giữa hai người đàn ông, 9 tháng sau khi luật được thông qua, hơn 2.400 cặp đồng tính đã kết hôn. Hà Lan là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới .Hà Lan nổi tiếng từ lâu với tính cởi mở và nhân văn, đây [7] đồng thời cũng là một trong những nước tiến bộ nhất thế giới . Hà Lan là nước đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính vào năm 2001 và vẫn luôn là lựa chọn tuyệt vời cho sinh viên quốc tế thuộc cộng đồng LGBT ( gay: đồng tính luyến ái nam; les: đồng tính luyến ái nữ; bisexual: song tính luyến ái; transgender: hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới). Tại thủ đô Amsterdam, bạn dễ dàng tìm thấy những nhà hàng, quán cà phê, câu lạc bộ và khách sạn thân thiện với người đồng tính. Năm 1984, nước này tổ chức International Gay Youth Congress and Festival (Đại hội giới trẻ đồng tính quốc tế) đầu tiên. Trong 3 tuần vào mỗi mùa hè, các đường phố và kênh rạch của thành phố này trở nên rộn ràng và tấp nập với các bữa tiệc của Amsterdam Gay Pride Festival(Lễ hội tự hào đồng tính Amsterdam) hàng năm. Hà Lan cũng là một nơi tuyệt vời để bạn có thể tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp nếu [6] bạn đang muốn được làm việc trong khi công khai mình thuộc cộng đồng LGBT . Tại Tây Ban Nha, kể từ sự sụp đổ của chế độ độc tài phát xít trước, Tây ban Nha đã loại bỏ dần sự bảo [6] thủ và hướng đến một nền văn hóa dân chủ và nhân văn hơn .Nhưng trước những sự phản đối giữ dội từ giới chức trách Nhà thờ Thiên Chúa giáo. Năm 2005, Quốc hội Tây Ban Nha phải vất vả mới thông qua được một đạo luật cho phép kết hôn đồng tính . Đạo luật mới về cơ bản chỉ việc thêm vào một dòng nữa so với luật hôn nhân gia đình hiện hành: “ Một cuộc hôn nhân sẽ có cùng các yêu cầu và mang tới cùng [7] một kết quả, cho dù hai người thỏa thuận kết hôn là đồng giới hay khác giới” . Trên đây là điển hình hai nước đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong xu hướng hiện nay, các vấn đề về người đồng tính đã có những chuyển biến tích cực, nhiều nước công nhận hôn nhân đồng giới. Trước khi đạt được những kết quả tốt và khả quan thì Hà Lan và Tây Ban Nha cũng có giai đoạn thiếu kiến thức, hiểu sai về người đồng tính, nghĩ người đồng tính là gánh nặng của xã hội cần phải loại bỏ dẫn đến định kiến sai lầm, phân biệt đối xử, tách biệt người đồng tính ra khỏi xã hội, không cho người đồng tính hưởng phúc lợi xã hội. Ví như Mỹ từng xem đồng tính như một bệnh, cố tìm cách chữa trị, thậm chí bỏ tù. Nhưng họ cũng nhận ra đồng tính là một xu hướng tính dục không thể thay đổi và cho phép các tiểu bang có quyền tự chủ về hôn nhân cùng giới. Đây được xem là sự tiến bộ với một cường quốc lớn mạnh như Mỹ. [5] Dưới đây là 25 nước đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn thế giới : Năm 2001, Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi. Bỉ tiếp bước vào năm 2003 và trao quyền bình đẳng cho các cặp vợ chồng đồng tính. Bắt đầu từ năm 1998, Quốc hội Bỉ đã đưa ra các quyền hạn giới hạn đối với các cặp đồng tính bằng cách cho phép đăng ký kết hôn. Năm 2003, quốc hội đã chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính. Trong năm 2005, Nghị viện Canada thông qua luật tạo hôn hợp pháp trên toàn quốc. Cũng trong năm 2005, quốc hội Tây Ban Nha thông qua Luật bảo đảm các quyền giống nhau cho tất cả các cặp vợ chồng bất kể giới tính. Sau khi tòa án tối cao của Nam Phi tuyên bố luật hôn nhân của đất 106
  4. nước vi phạm sự quyền bình đẳng của hiến pháp, quốc hội đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính năm 2006.Năm 2008 Na Uy thông qua luật hôn nhân trung lập về giới.Vào tháng 1 năm 2009, dự luật đã được thông qua thành luật pháp, và các cặp đồng tính được phép kết hôn, nhận con nuôi và thụ tinh nhân tạo.Trong năm 2009, Thụy Điển đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Dự luật đã thông qua với 261 phiếu tán thành, 22 phiếu chống và 16 người bỏ phiếu trắng.Quốc hội Iceland đã bỏ phiếu thống nhất để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trong năm 2010. Thủ tướng sau đó của Iceland, bà Jóhanna Sigurðardóttir, đã kết hôn với người bạn gái lâu năm Jonina Leosdottir khi luật này có hiệu lực.Bồ Đào Nha cũng cho phép hôn nhân đồng giới từ năm 2010. Bồ Đào Nha đã thông qua một biện pháp hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng Hai năm 2010, nhưng cựu chủ tịch Bồ Đào Nha, Anibal Cavaco Silva, đã yêu cầu toà án Hiến pháp xem xét lại biện pháp này. Và vào tháng 4 năm 2010, toà án Hiến pháp tuyên bố rằng luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực hiến pháp.Trong năm 2010, Argentina đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới. Trước khi có luật này, một số cơ quan pháp quyền địa phương, kể cả thủ đô của quốc gia, Buenos Aires đã ban hành luật cho phép những người đồng tính kết hôn với nhau.Đan Mạch chính thức công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2012 khi nữ hoàng Margethe II phê duyệt đề nghị này.Uruguay thông qua đạo luật cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2013. Đất nước này cho phép người đồng giới đăng ký kết hôn từ năm 2008, năm 2009, người đồng tính được trao quyền nhận con nuôi.Năm 2013, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên của Châu Á Thái Bình Dương phê chuẩn luật hôn nhân đồng giới. Luật này đã được cơ quan lập pháp thông qua với tỷ lệ ủng hộ là 77-44, trong đó có cả sự ủng hộ của cựu tổng thống John Key.Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ký một biện pháp hợp pháp hóa bình đẳng hôn nhân vào năm 2013. Tòa án tối cao Pháp, Hội đồng hiến pháp sau đó đã phán quyết dự luật này trở thành hiến pháp.Hội đồng Tư pháp quốc gia Brazil đã phán quyết rằng các cặp vợ chồng đồng tính không bị từ chối giấy phép kết hôn vào năm 2013, cho phép hôn nhân đồng tính trên toàn quốc.Anh và Wales trở thành những quốc gia đầu tiên ở vương quốc Anh thông qua bình đẳng hôn nhân vào năm 2014. Bắc Ailen và Scotland là quốc gia bán tự trị và có các cơ quan lập pháp riêng biệt để quyết định nhiều vấn đề trong nước. Năm 2017, một thẩm phán đã bác bỏ hai trường hợp hôn nhân đồng tính ở Bắc Ailen Scotland đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào cuối năm 2014. Ngoài việc cho phép cặp vợ chồng đồng tính kết hôn, luật này cho phép các nhà thờ và các nhóm tôn giáo khác có quyền quyết định việc họ có tổ chức các hôn lễ kết hôn cùng giới hay không.Luksemburg áp đảo khi thông qua các đạo luật cho phép các cặp vợ chồng đồng tính kết hôn và nhận con nuôi vào năm 2015.Phần Lan thông qua dự luật bình đẳng về hôn nhân vào năm 2014, nhưng nó chỉ có hiệu lực trong năm nay. Dự luật bắt đầu bằng một bản kiến nghị công khai và đã được thông qua với 101-90 phiếu bầu.Ireland trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua bỏ phiếu phổ thông vào năm 2015. 62% những người tham gia phỏng vấn đã trả lời "Có" để sửa đổi Hiến pháp Ireland thông qua hôn nhân đồng giới. Hàng ngàn người di cư Ireland đã trở về nhà để tham gia bỏ phiếu. Mặc dù Greenland là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nhưng đất nước này không phải là đối tượng của phán quyết về hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới của Đan Mạch năm 2012. Hòn đảo lớn nhất thế giới, đã thông qua luật hôn nhân đồng giới của mình vào năm 2015.Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra luật liên bang về bình đẳng hôn nhân vào năm 2015. Hôn nhân đồng tính đã được hợp pháp hóa tại 37 trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ, cùng Quận Columbia, trước khi có phán quyết năm 2015. Colombia đã trở thành quốc gia Châu Mỹ Latinh thứ tư để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2016. Vào năm 2017, Đức trở thành quốc gia châu Âu thứ 15 để cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Đức đã trao các quyền hôn nhân hợp pháp cho các cặp đồng tính trong một cuộc bỏ phiếu mà Thủ tướng Angela Merkel bỏ phiếu chống. Đầu năm nay gần như tất cả các quốc hội Malta đã bỏ phiếu ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Mặc dù gặp phải sự phản đối từ Giáo hội Công giáo, nhưng bình đẳng về hôn nhân đã được thông qua sau cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 66-1 trên hòn đảo nhỏ Địa [5] Trung Hải . Cho thấy được người đồng giới ngày càng được tôn trọng, hôn nhân đồng giới được chấp nhận như những cuộc hôn nhân khác, họ được làm công việc đúng chuyên ngành. Ngoài ra, họ còn tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong cuộc sống, được mọi người đón nhận, được hưởng các phúc lợi xã hội và có một tương lai tốt đẹp về mọi khía cạnh, hưởng sự công bằng trong xã hội. 107
  5. 2.2 Vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam Người Việt Nam vẫn còn theo tư tưởng “độc tôn dị tính”, nên vấn đề chấp nhận người đồng tính đã khó thì vấn đề chấp nhận hôn nhân đồng giới còn khó chấp nhận hơn. Nghiên cứu "Thái độ xã hội với người đồng tính" thực hiện năm 2010-2011 (phỏng vấn định lượng 854 người và phỏng vấn sâu 31 người ở 4 địa bàn là Hà Nội, Hà Nam, TP HCM và An Giang), cho thấy hiểu biết của xã hội về đồng tính còn rất hạn chế, họ nghĩ sai về người đồng tính và cần phải loại bỏ người đồng tính ra khỏi xã hội. Gần 90% người đang hiểu sai lệch về người đồng tính và kỳ thị họ. Trên 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc biệt là quyền chung sống và nhận con nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 36% ý kiến ủng hộ cho phép người đồng tính kết hôn.Một nghiên cứu mới đây do USAid( cơ quan phát triên quốc tế Hoa Kỳ) kết hợp với UNDP( chương trình phát triển Liên Hợp Quốc) thực hiện cho thấy tại Á châu, trong đó có Việt Nam, [15] cộng đồng LGBT không được hỗ trợ đầy đủ về mặt chính sách và pháp luật . Bị kỳ thị, phân biệt đối xử nặng nề, họ phải đối diện rất nhiều khó khăn từ nhiều phía, bao gồm cả từ gia đình, nơi làm việc, trên truyền thông. Họ cũng gặp khó khăn trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Thế nhưng với sự thay đổi từ tâm lý e ngại của người đồng tính trong những năm trước tới sự mạnh dạn của những người đồng tính vào những năm gần đây, từ sự dè dặt trong cuộc diễu hành 2012 tới không khí nhiều sắc màu trong lễ hội Viet Pride 2018, người đồng tính Việt Nam ngày nay dường như đã mạnh mẽ hơn, dám lên tiếng để bảo vệ tình cảm, hạnh phúc của mình, dám đấu tranh vì quyền lợi của mình. Có thể thấy, dù hiện nay pháp luật chưa thừa nhận kết hôn đồng giới nhưng đã có sự thay đổi vẫn được coi là tín hiệu tốt đối với những cặp đôi có cùng giới tính, là kết quả của một quá trình vận động và thảo luận trong suốt một thời gian dài. Các cặp đôi đồng tính tại Việt Nam đều kỳ vọng rằng, việc Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới như 25 quốc gia khác trên thế giới sẽ không còn xa. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người đồng tính và hầu hết trong số họ đều khao khát được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, để thừa nhận kết hôn đồng giới vẫn là một vấn đề khó với các nhà làm luật. Bởi lẽ, nếu thừa nhận có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và nền văn hóa Á Đông. Dưới góc độ pháp lý, thừa nhận hôn nhân đồng giới thì sẽ phải sửa đổi, bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật, như xác định quan hệ vợ [1] chồng, quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ con . [3] Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 về xác định lại giới tính, chỉ cho phép cá nhân xác định lại giới tính trong trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ". Nghị định cũng cấm xác định lại giới tính cho những người đã có “giới tính hoàn thiện”, có nghĩa là cấm những [17] người chuyển giới được chuyển giới tính . Nhưng đến năm 2015, Điều 37 của Bộ luật dân sự sửa đổi quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân [4] thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan . Đối với Luật Hôn nhân và Gia đình(HN&GĐ) năm 1959, đây là luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta sau khi giành được độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Luật này là một bước tiến rất lớn vào thời đó và có dấu ấn đậm nét của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thông qua luật. Đối với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 thì tại điều 10 quy định những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa [11] liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi . Đối với Luật HN&GĐ năm 1986 thì kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản. Đối với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì tại điều 7 quy định Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây: Đang có vợ hoặc có chồng; Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình; Đang mắc bệnh hoa liễu; Giữa những người 108
  6. cùng dòng máu về trực hệ; Giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; [12] Giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi Luật HN&GĐ 1959- Luật HN&GĐ 1986 không đề cập đến vấn đề kết hôn đồng giới là vì hai luật này ra đời trong thời kì này đang cố gắng hoàn thiện tốt nhất đối với tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Với lúc bấy giờ việc công khai giới tính mình không phát triển như hiện tại, lúc bấy giờ vẫn theo chế độ một nam- một nữ kết hôn và tiếp tục duy trì nòi giống, vẫn theo tư tưởng “độc tôn dị tính”, cũng như chưa có một Nghị định nào được ban hành để xử phạt đối với việc kết hôn cùng đồng giới. [13] Nhưng đến Luật HN&GĐ năm 2000 thì đã cấm kết hôn những người cùng giới tính, cũng từ đó đã ra nghị định phạt hành chính đối với những cặp đôi kết hôn cùng giới tính. Theo điểm e, khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, hành vi thì nếu kết hôn giữa những người cùng giới tính bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng và buộc [16] chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật . Tuy Nhiên, đến ngày 17/06/2010 thì Luật HN&GĐ tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhưng việc cấm kết hôn cùng giới tính vẫn không thay đổi vẫn giữ nguyên. Đây là sự chuyển biến rõ rệt từ năm 1959- 2000, đã cấm trong luật vì trong thời kỳ này đã có số ít người đã công khai mình là người đồng tính, nhưng xã hội lúc bấy giờ vẫn không thể chấp nhận được, có một số cặp đôi đã bất chấp dư luận mà kết hôn. Để đàn áp bớt dư luận thì chính phủ phải ban hành nghị định về việc xử phạt hành chính đối với việc kết hôn cùng giới tính. Tuy nhiên, nghị định được ban hành nhưng nhiều cặp vẫn kết hôn, nghị định này ban hành chỉ xoa dịu dư luận được một thời gian ngắn. Trong thời kỳ từ năm 2000-2015, thì Bộ luật Dân sự 2005 và luật hôn nhân và gia đình 2000 “kiềm hãm” việc công khai của người đồng tính, cho rằng người đồng tính là những người bị lệch về giới tính, đang nghĩ sai về giới tính của mình. Nên việc Nghị định số 88/2008/NĐ-CP và Nghị định số 87/2001/NĐ-CP là biện pháp chế tài để cho những người đồng tính phải nghĩ mình đang nằm ở giới tính sai lệch khác so với xã hội. Đến Luật HN&GĐ năm 2014 cũng là Luật hiện hành đến thời điểm hiện tại đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 2014 vẫn quy [14] định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8) . Ngoài ra, chính [19] phủ đã ra Nghị định mới là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 87/2001/NĐ-CP và cũng đã bỏ Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về việc xác định lại giới tính đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017 các biện pháp chế tài trên được bỏ cũng nhằm hướng đến sự công bằng của xã hội đối với người đồng tính. Theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, trong quy định tại điều 48 về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” không còn được nêu ra, đây là một dạng chế tài không thể áp dụng được trong thực tế, không có căn cứ, vì người cùng giới rất khó “qua mặt” chính quyền để [2] đăng ký kết hôn . Nếu hai người đồng tính đưa nhau đi đăng ký kết hôn thì chỉ có thể từ chối chứ không phạt được họ. Nếu họ đăng ký được (trong trường hợp cải trang và làm giả giấy tờ), thì cũng chưa biết người bị phạt lúc này là họ hay là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận. Đã không cấm kết hôn đồng giới và phạt hành chính đối với hành vi này nhưng vẫn không công nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, đây là một hướng đi mới, mở ra một trang mới hơn cho người đồng tính, bước tiến nhỏ hành trình dài. Việc chung sống giữa những người đồng tính là vấn đề xã hội, không nên phản bác, quay lưng lại với họ. Cộng đồng người đồng tính ngày càng có xu thế mở rộng với nhu cầu được kết hôn và chung sống với nhau ngày càng tăng lên. Họ không phải là những người bệnh hoạn như một số người nói, họ cũng là con người. Hiện pháp luật chưa công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng trong tương lai pháp luật phải công nhận. Đấy là nhu cầu tự thân và cũng là quyền của người đồng tính. Nên đưa ra một quy định cảnh báo hay nhắc nhở họ, không nên làm mọi việc quá cứng nhắc vì làm vậy chỉ làm mọi việc đi theo một hướng không tốt vì người đồng tính cũng được hưởng quyền con người. Pháp luật Việt Nam không cấm những người chung sống với nhau vì không có một điều luật nào cấm những người đồng tính không được chung sống hòa hợp với nhau. Đây là vấn đề liên quan đến quyền 109
  7. riêng tư của cá nhân, hai người đồng tính muốn chung sống với nhau thì đó là quyền tất nhiên của họ vì đây là một nhu cầu bình thường của một cặp đồng tính khi đến với nhau như bao nhiêu cặp nam- nữ khác và họ cũng không gây hại gì đến xã hội khi về chung sống với nhau. Biết thực tế là vậy nhưng đến tận thời điểm này pháp luật chỉ công nhận người đồng tính nhưng chưa có công nhận hôn nhân đồng giới vướng mắc ở đây là về mặt pháp lý. Nhiều người vẫn nhầm tưởng cho rằng chung sống hay tổ chức lễ cưới giữa những người đồng giới là vi phạm pháp luật. Chẳng có điều luật nào cấm họ tổ chức lễ cưới. Có thể không cho họ kết hôn nhưng họ được quyền chung sống và được quyền hưởng sự công bằng trong xã hội. 3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Theo kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới . Thì có 27,4% người dân biết về việc sống chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính; 30,4% người dân có quen ai đó là người đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm...); 33,7% số người được hỏi ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Hình thức sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa theo dạng "kết hợp dân sự" [10] hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng . Theo báo cáo khoa học từ tổ chức WHO của Liên Hợp Quốc khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng [22] tính. Nếu như tỷ lệ này áp dụng ở Việt Nam thì cả nước có khoảng 2,5 triệu người đồng tính . Thì hiện tại đã là năm 2019 thì số lượng người đồng tính càng ngày càng nhiều, càng nhiều người dám công khai và sống thật với mình, thì nhu cầu yêu nhau và muốn chung sống với nhau sẽ tăng lên vào những năm tới, nên việc muốn hôn nhân đồng giới được hợp pháp sẽ càng tăng lên. Ngày nay xã hội ngày càng tiến bộ, người đồng tính dám thừa nhận mình ngày càng gia tăng không có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, họ vẫn bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử, định kiến- kỳ thị người đông tính ở Việt Nam còn rất phổ biết. Gia đình bạo hành, bạn bè xa lánh, hàng xóm khinh miệt. Tuy nhiên, việc kỳ thị và định kiến đó chỉ làm cho vấn đề đi vào bế tắc, có nhiều người đông tính không dám công khai phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người dị tính, điều này sẽ để lại hậu quả khôn lường về sau. Còn có nhiều người đồng tính không chịu được áp lực đã nghĩ đến việc tự tử. Có nhiều người bảo thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng nếu không thừa nhận thì sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra. Nếu công nhận hôn nhân đồng giới thì sự kiện này thì sẽ gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều ở Việt Nam. Phần đông mọi người đều ủng hộ quyết định được coi là nhân văn và giàu ý nghĩa này. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi một lượng không ít những người chống lại sự kiện trên. Những người này cho rằng hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ gây nên một thảm họa cho xã hội với nhiều lý do khác nhau. Nếu đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính họ cũng là con người, họ cũng được sinh ra trong hình hài như mọi người, họ chỉ khác mọi người là suy nghĩ- tư tưởng của họ khác mới hình hài họ đang mang, người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Nếu đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, làm đúng chuyên ngành cũng như sở thích của họ, họ được quyền hưởng sự tôn trọng ở mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam nói riêng cũng như các nước trên thế giới nói chung, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Người đồng tính cũng như người bình thường khác. Nhưng suy nghĩ của người đồng tính vượt trội hơn người bình thường ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tác giả đã nêu ở phần trên thì người đồng tính sống tốt như thế nào, họ có thành tựu như thế nào, thì đối với người trong xã hội cũng không thể chấp nhận. Vì hiện tại các nước phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa thay đổi được ánh mắt kỳ thị, lời nói miệt thị đối với người đồng tính. Chính vì điều đó mà người đồng tính cành phải cố gắng hết sức có thể để chứng minh người đồng tính là những người bình thường. Người đồng tính đang cố gắng chứng minh mình là một thành tố không thể thiếu trong xã hội. Người đồng tính cũng cần được hưởng quyền bình đẳng. Luật là một định hướng cho xã hội. Khi luật đã quy định việc gì là sai thì không tránh khỏi người dân sẽ có nhận thức như vậy. Cho nên trước hết thay đổi luật là việc cần phải làm. Khi Luật đã quy định thì sẽ thay đổi cách nhìn khác đi của mọi người, cách nhìn không thể thay đổi liền được, nhưng dần dần xã hội sẽ 110
  8. [14] quen với việc này. Ngoài thay đổi và bổ sung điều khoản trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì nên [19] bổ sung điều khoản cả trong Luật bình đẳng giới 2006 đối với người đồng giới. Vì Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì theo điều 1: phạm vi điều chỉnh quy định như sau: “Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình”. Và theo khoản 2- điều 8 quy định như sau: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Còn Luật Bình đẳng giới 2006 cơ bản là chưa có quy định rõ ràng điều khoản cho người đồng tính. Việc áp dụng Luật như một bước đệm để những người đồng tính có thể công khai. Cũng như sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho tất cả người đồng tính, người đồng tính cũng có nhiều cơ hội để chứng minh và cống hiến sức lực của mình cho xã hội. Mở ra trang mới cho người đồng tính về vấn đề muốn gia nhập và làm việc trong bộ máy chính trị của nhà nước Việt Nam. Họ có thể góp sức lực giúp dân, giúp nước trong mọi lĩnh vực. Sau đó cũng cần phải có những hoạt động cung cấp kiến thức đúng về đa dạng xu hướng tình dục vì khi họ hiểu đúng một vấn đề thì khả năng chấp nhận và tôn trọng vấn đề đó sẽ cao. Nên việc hợp pháp hóa là sự cần thiết đối với người đồng tính, vì lúc đó họ sẽ được tôn trọng. Sẽ mở ra một trang mới cho những người đồng tính trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như có một con đường và tương lai rộng mở. Việc kỳ thị đồng tính không thể ngày một ngày hai mà hết được. Nhưng chúng ta nên xem xét việc kỳ thị này có đem lại lợi ích gì cho xã hội. Hay kì thị đồng tính chỉ khiến cho người đồng tính khổ đau, và gia đình của họ cũng khổ đau mà chẳng có ích lợi gì cho xã hội. Việc chấp nhận người đồng tính là chấp nhận quan hệ yêu thương của hai con người, một giá trị nhân văn mà chỉ loài người mới có.Hôn nhân đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo giới, chất lượng cuộc sống lứa đôi của các cặp đồng tính sống chung có đăng ký và các cặp kết hôn truyền thống cho thấy, các cặp đồng tính sống chung có đăng ký có mối quan hệ hài hòa hơn, gần gũi nhau và ít xảy ra xung đột hơn so với các cặp kết hôn giữa nam và nữ. Và họ có những sự đồng điệu trong cuộc sống, thấu hiểu nhau hơn, và biết được đối phương đang cần gì. Quan sát ở các nước Bắc Âu cho thấy, sau khi thông qua luật cho phép những người đồng giới đăng ký chung sống, sự gắn bó của các cá nhân có tính lâu dài bởi đăng ký sống chung đồng nghĩa với cam kết hành vi chung thủy và do đó giảm lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Sau 5 năm kể từ khi luật kết hôn đồng giới được thông qua tại Canada, nghiên cứu trên một nhóm quần thể đăng ký kết hôn đầu tiên cũng chỉ ra, các cặp đôi này có chỉ số thỏa mãn với cuộc sống chung tăng lên, lòng tự tin tăng lên và sự kỳ thị giảm đáng kể. Điều quan trọng là sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở các cặp đăng ký sống chung mà còn cho cả cộng đồng những người đồng giới nói chung. Như vậy, các quy định luật pháp cho kết hôn đồng giới có ảnh hưởng [23] rất tích cực đến sức khỏe cộng đồng và chi phí hiệu quả đối với các vấn đề liên quan phúc lợi xã hội . Như vậy, hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến quan niệm về thể chế gia đình truyền thống và sự phát triển của trẻ. Ngược lại, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở các nước còn mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới và hòa hợp xã hội. Do vậy, việc ban hành các quy định mới trong luật pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ đồng giới là cần thiết và cần được tiến hành song song với [23] các hoạt động đánh giá tác động, nâng cao nhận thức để xã hội hiểu và đón nhận . Đó cũng sẽ là bước chuyển mình lớn đối với Luật pháp Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới? : https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/bao-gio-viet- nam-cho-phep-ket-hon-dong-gioi-230-17434-article.html. [Truy cập: 04/04/2019] [2] Bỏ xử phạt việc kết hôn cùng giới–Bước tiến nhỏ của một hành trình dài: http://isee.org.vn/bo-xu- phat-viec-ket-hon-cung-gioi-buoc-tien-nho-cua-mot-hanh-trinh-dai/. [Truy cập: 04/04/2019] [3] Bộ luật dân sự 2005. [4] Bộ luật dân sự 2015. 111
  9. [5] Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính: https://dantri.com.vn/doi-song/day- la-25-quoc-gia-tren-the-gioi-cong-nhan-hon-nhan-dong-tinh-2017112208522007.htm [Truy cập: 04/04/2019] [6] Hà Lan đứng top 5 quốc gia có cái nhìn tiến bộ nhất với cộng đồng du học sinh LBGT: https://duonganh.edu.vn/tin-tuc/736-ha-lan-dung-top-5-quoc-gia-co-cai-nhin-tien-bo-nhat-voi-cong- dong-du-hoc-sinh-lgbt.html [Truy cập: 04/04/2019] [7] Hôn nhân đồng giới nhìn từ thế giới: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU Truy cập: 06/04/2019] [8] Hôn nhân đồng giới tốt cho gia đình và xã hội https://www.google.com/search?q=l%E1%BB%A3i+%C3%ADch+khi+ch%E1%BA%A5p+nh%E1% BA E1%BB%93ng+gi%E1%BB%9Bi&aqs=chrome..69i57.11329j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8 [Truy cập: 10/04/2019] [9] Kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân đồng giới: http://isee.org.vn/Content/Home/Library/416/ket-qua-trung-cau-y-kien-nguoi-dan-ve-hon-nhan- cung-gioi-2013..pdf [Truy cập: 04/04/2019] [10] Luật Hôn Nhân và Gia Đình 1959. [11] Luật Hôn Nhân và Gia Đình 1986. [12] Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2000. [13] Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014. [14] Người Việt không muốn hôn nhân đồng giới http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=972 [Truy cập: 07/04/2019] [15] Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2001. [16] Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2008. [17] Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2013. [18] Luật bình đẳng giới 2006. [19] 8 chính trị gia đồng tính có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới: https://vietnammoi.vn/8-chinh-tri-gia- dong-tinh-co-tam-anh-huong-bac-nhat-the-gioi-46719.htm. [Truy cập: 07/04/2019] [20] Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Phương Đông - Phương Tây Và Ảnh Hưởng Của Chúng Đến Hành Vi Con Người: https://www.slideshare.net/EmilyCus/s-khc-bit-trong-vn-ha-phng-ng-phng-ty [Truy cập: 04/04/2019] [21] Số phận gần 3 triệu người đồng tính Việt Nam sẽ ra sao? https://m.dantri.com.vn/blog/so-phan- gan-3-trieu-nguoi-dong-tinh-viet-nam-se-ra-sao-1379498494.htm. [Truy cập: 07/04/2019] [22] Hôn nhân đồng giới tốt cho gia đình và xã hội http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU [Truy cập: 04/04/2019] 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2