intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác để tiếp cận mọi bệnh nhân lao

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam xếp thứ 12 trong 22 quốc gia có gánh nặng bệnh tật về lao cao nhất thế giới. Với gánh nặng bệnh tật cao nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công đáng kể và các đối tác duy trì cam kết chống lại căn bệnh gây chết người nhưng có thể chữa trị này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác để tiếp cận mọi bệnh nhân lao

  1. Hợp tác để tiếp cận mọi bệnh nhân lao Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam xếp thứ 12 trong 22 quốc gia có gánh nặng bệnh tật về lao cao nhất thế giới. Với gánh nặng bệnh tật cao nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công đáng kể và các đối tác duy trì cam kết chống lại căn bệnh gây chết người nhưng có thể chữa trị này. Chương trình Phòng chống lao quốc gia ở Việt Nam đã và đang nỗ lực chống lại bệnh lao nhiều năm qua. Thông qua việc thực hiện Liệu pháp điều trị ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp (DOTS) là chiến lược điều trị lao được quốc tế công nhận, Chương trình Phòng chống lao quốc gia đã cải thiện khả năng phát hiện ca bệnh và điều trị lao trên phạm vi cả nước, mỗi năm đã phát hiện và chữa khỏi hàng trăm ngàn bệnh nhân lao các thể. Những nỗ lực trên nhằm kiềm chế tỷ lệ mắc bệnh lao tăng lên, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ 6 là, chặn đứng và giảm tỷ lệ lan truyền bệnh lao vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, tất cả mọi người đều phải cùng làm việc để cải thiện nỗ lực phòng chống lao. Đây chính là lý do WHO phê duyệt việc thực hiện mô hình phối hợp y tế công - tư nhằm phát triển nỗ lực ngăn chặn bệnh lao và tiếp cận hiệu quả tất cả những người mắc bệnh lao. 50% bệnh nhân lao tìm tới cơ sở y tế tư nhân…
  2. Ở phần lớn các quốc gia, như ở Việt Nam, thực hiện DOTS và ngăn chặn bệnh lao là trách nhiệm của các chương trình quốc gia. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không thuộc hệ thống y tế nhà nước. Những bệnh nhân tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ những nhà cung cấp dịch vụ này có nguy cơ nhận dịch vụ chăm sóc và điều trị bệnh lao không theo khuyến cáo của Chương trình chống lao quốc gia, nên có thể dẫn đến hậu quả phát triển lao đa kháng thuốc. Mô hình phối hợp y tế công-tư tạo cơ hội gặp gỡ và tăng cường hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ từ các khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng thời phát triển quan hệ đối tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lao hiệu quả. Việc này mang lại lợi ích cho người cung cấp dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, cho người bệnh và cộng đồng. Từ những năm 1990, khu vực y tế tư nhân ở Việt Nam ngày càng phát triển. Ngày nay, một tỷ lệ đáng kể người dân tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầu tiên tại các nhà thuốc và phòng khám tư nhân. Khoảng 1/3 dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp qua hệ thống y tế tư nhân và hơn 1/3 người dân có các triệu chứng bệnh đường hô hấp đến các phòng khám tư nhân để khám và điều trị. Một tỷ lệ dân số đáng kể, đặc biệt là lao động di dân trái phép và những người tạm trú không muốn sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế nhà nước. Tình trạng này càng làm cho Chương trình Phòng chống lao quốc gia gặp khó khăn hơn trong phát hiện và điều trị bệnh lao. Ngoài ra, hầu hết những cộng đồng nghèo nhất không thể
  3. chi trả chi phí cho các dịch vụ cung cấp tại các cơ sở y tế tư nhân đăng ký hợp pháp. Do vậy những người này thường có xu hướng sử dụng thuốc rẻ tiền, chất lượng không đảm bảo của những người bán thuốc không đăng ký chính thức. Khoảng 50% người bị bệnh lao tìm kiếm dịch vụ đầu tiên tại cơ sở y tế tư nhân và khoảng 40% đơn thuốc điều trị bệnh lao do người cung cấp dịch vụ tư nhân kê đơn. Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị lao và tăng cường phát hiện ca bệnh, Chương trình Phòng chống lao quốc gia triển khai các hoạt động mô hình phối hợp y tế công-tư trong năm 2004 tại tỉnh Hải Dương nhằm tăng cường quan hệ đối tác với khu vực y tế tư nhân trong kiểm soát bệnh lao. Từ năm 2004, Chương trình Phòng chống lao quốc gia mở rộng thực hiện mô hình phối hợp y tế công-tư tới 15 tỉnh/thành phố khác. Ban cố vấn mô hình phối hợp y tế công-tư được thành lập và xác định đầu mối liên hệ của mô hình này tại cơ quan Trung ương của Chương trình Phòng chống lao quốc gia nhằm mục tiêu điều phối và quản lý chiến lược phối hợp y tế công-tư. Nỗ lực phối hợp y tế công-tư của Chương trình Phòng chống lao quốc gia đã cải thiện khả năng phát hiện và điều trị bệnh lao trong các tỉnh/thành phố tham gia. Từ năm 2008-2009, số cơ sở y tế tư nhân tham gia mô hình phối hợp y tế công-tư tăng gần 2 lần. Trong khoảng thời gian tương tự, các cơ sở y tế tư nhân đã giới thiệu trên 5.000 trường hợp nghi mắc bệnh lao đến các cơ sở y tế nhà nước.
  4. Trong số các trường hợp chuyển gửi này đã phát hiện trên 1.400 người bị mắc bệnh lao. Tổng cộng, sự đóng góp của mô hình phối hợp y tế công-tư trong phát hiện ca bệnh chiếm khoảng 3% trong tất cả các tỉnh/thành phố tham gia. Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Nhiều “nhà” chung tay phối hợp phòng chống lao Bên cạnh nỗ lực trong mô hình phối hợp y tế công-tư của Chương trình Phòng chống lao quốc gia, các tổ chức khác đang hoạt động trong lĩnh vực phòng chống lao ở Việt Nam đã thu hút nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tham gia ngăn chặn bệnh lao. Từ năm 2007, PATH - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, với nguồn tài trợ từ Chương trình Cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR)/Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã và đang thực hiện chương trình nhằm mục tiêu tăng khả năng phát hiện, điều trị các trường hợp đồng nhiễm
  5. lao/HIV, cũng như các dịch vụ can thiệp dự phòng bằng cách nâng cao năng lực của khu vực y tế tư nhân, đặc biệt là các nhà thuốc và cơ sở y tế tư nhân. Các hoạt động này đang tăng cường sự kết nối giữa các nhà thuốc và cơ sở y tế tư nhân với các cơ sở y tế nhà nước cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao/HIV, đồng thời phát triển và thí điểm các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ lâm sàng tư nhân trong nỗ lực phòng chống và điều trị lao và HIV. Từ tháng 10/2007, PATH hợp tác với Sở Y tế TP. Hải Phòng nâng cao năng lực cho các dược sĩ, nhân viên nhà thuốc và người cung cấp dịch vụ y tế tư nhân trong 4 quận của thành phố Hải phòng để cung cấp thông tin, dịch vụ và giới thiệu chuyển tuyến liên quan đến HIV và lao. Dự án tham gia giới thiệu chuyển những người nghi lao tự đến mua thuốc và khám bệnh tại các nhà thuốc và cơ sở y tế tư nhân đến các cơ sở khám và điều trị lao của nhà nước. Các trường hợp khẳng định bị lao cũng được giới thiệu đến các cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện. Hiện nay PATH đang hợp tác với 179 cơ sở tư nhân tại thành phố Hải Phòng. Trong 2 năm đầu của dự án, trên 2.000 trường hợp nghi lao và trên 300 trường hợp nghi nhiễm HIV đã được các nhà thuốc và phòng khám giới thiệu đến các cơ sở y tế nhà nước. Trong số các trường hợp được giới thiệu, đã chẩn đoán 55 trường hợp bị lao và 22 trường hợp nhiễm HIV. Các cơ sở tư nhân hiện vẫn tiếp tục tích cực tham gia phát hiện các trường hợp lao, giới
  6. thiệu trên 1.700 trường hợp nghi lao đến cơ sở y tế nhà nước. Trên 20% trong số này đã được chẩn đoán mắc bệnh lao. Kinh nghiệm này ở Hải Phòng đang định hướng cho việc mở rộng triển khai các hoạt động phối hợp y tế công-tư ở Việt Nam. PATH có đối tác chặt chẽ là Chương trình Phòng chống lao quốc gia và là đơn vị tiếp nhận tài trợ phụ của Vòng 9 Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét nhằm tăng cường sự phối hợp y tế công-tư đến các khu vực khác trong cả nước trên cơ sở kinh nghiệm và bài học ở Hải Phòng. Mô hình phối hợp y tế công-tư của PATH sẽ bổ sung vào kế hoạch quốc gia để nhân rộng mô hình này. Trong năm 2011, với nguồn tài trợ của PEPFAR/USAID, PATH sẽ mở rộng mô hình phối hợp y tế công-tư ra các quận/huyện khác của Hải Phòng, đồng thời nhân rộng hoạt động dự án ra 3 tỉnh/thành phố khác ở Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Cần Thơ. Ngoài ra, PATH còn có kế hoạch triển khai mở rộng mô hình phối hợp y tế công-tư ra 7 tỉnh/thành phố khác trong khuôn khổ tài trợ của Vòng 9 Quỹ Toàn cầu. Chương trình Phòng chống lao quốc gia và PATH đang hợp tác nhằm nâng cao năng lực phát hiện và điều trị bệnh lao với chiến lược thu hút tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cùng chung tay ngăn chặn bệnh này. Bằng cách cùng hợp tác, chúng ta phấn đấu để trong thế kỷ 21 sẽ không có người nào bị chết vì lao ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2