intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta: Khó khăn và giải pháp

Chia sẻ: Quang Trượng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

169
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình phát triển hợp tác xã nói chung, hợp tác xã nông nghiệp nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm, song luôn là nội dung có tính chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tháo gỡ vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta: Khó khăn và giải pháp" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta: Khó khăn và giải pháp

  1. HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA - KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP Quá trình phát triển hợp tác xã nói chung, hợp tác xã nông nghiệp nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm, song luôn là nội dung có tính chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tháo gỡ vấn đề này. Tuy nhiên đây là khu vực đặc thù ưu tiên, do vậy cần kết hợp các giải pháp tổng hợp (quản lý, kỹ thuật, tài chính, thị trường ...) với các giải pháp về xã hội để tạo điều kiện phát triển đối với hợp tác xã nông nghiệp Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban bí thư Trung ương Đảng khoá VII về : “Phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế” và 4 năm thực hiện Luật hợp tác xã (HTX). Việc chuyển đổi, xây dựng mới HTX nông nghiệp và các hình thức kinh tế hợp tác đã có những chuyển biến bước đầu. Tuy nhiên trên thực tế diễn ra còn nhiều phức tạp, khó khăn trong quá trình chuyển đổi và thành lập mới HTX nông nghiệp... Để chuyển đổi, xây dựng HTX nông nghiệp và các hình thức hợp tác khác thực sự đem lại hiệu quả, theo chúng tôi cần phải thấy rõ những tồn tại để đề ra giải pháp thiết thực. Qua điều tra, nghiên cứu, ý kiến của chúng tôi về vấn đề này như sau : 1. Những tồn tại khó khăn Thứ nhất : Nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của hầu hết cán bộ cơ sở và nông dân chưa thấu đáo và quán triệt đầy đủ, mặt khác trên thực tế việc chuyển đổi và thành lập mới HTX còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Tuy các cuộc khảo sát, phỏng vấn các hộ xã viên và hộ nông dân ở nhiều địa phương có trên 80% trả lời cần thiết phải có HTX; song chưa thể khẳng định tiêu thức đó đã phản ánh đúng nhận thức về HTX kiểu mới, mà từ lâu họ đã quen có HTX để được bao cấp, giúp đỡ và các quyền lợi khác... Từ đó khi tham gia không thấy hết được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với HTX. Thậm chí một số lớn xã viên sau khi đã đóng cổ phần (khoảng 50000 đ/xã viên) cũng không quan tâm đến nghĩa vụ của mình, phó mặc cho ban quản lý, thờ ơ trong mọi hoạt động, thậm chí quên mất mình là xã viên. Thứ hai : Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX còn yếu kém đang là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của HTX trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới. Qua khảo sát 30 HTX ở Hải Dương, Nam Định, Hà Tây cho thấy : Vốn bình quân 1 HTX chuyển đổi và xây dựng mới khoảng 500 triệu đồng, trong đó tài sản cố định khoảng trên 400 triệu đồng, vốn lưu động trên 100 triệu đồng, vốn của HTX phần lớn đang bị chiếm dụng hoặc khoanh lại chờ Nhà nước giải quyết. Khảo sát 15 HTX xếp loại khá bình quân vốn lưu động có khoảng gần 200 triệu đồng, nhưng bị chiếm dụng
  2. đến 69,4%. Nhiều xã viên nợ HTX chưa giải quyết xong nợ cũ thì nợ mới tiếp tục phát sinh trong quá trình chuyển đổi. Thực tế do vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó dẫn đến HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên hạn chế. Hơn nữa, trong điều kiện mới khi HTX chuyển sang các hoạt động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác... rất khó khăn. Đối với tài sản cố định sau khi được đánh giá lại từ HTX cũ chuyển sang HTX mới, chủ yếu là công trình thuỷ nông, công trình điện, hệ thống máy móc cũ lạc hậu... đã xuống cấp nghiêm trọng. Thứ ba : Trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn bất cập so với cơ chế quản lý mới. Sau chuyển đổi, bộ máy quản lý HTX đã được tinh giảm gọn nhẹ hơn, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không được đào tạo cơ bản, ít được bồi dưỡng tập huấn. Qua khảo sát 50 HTX ở các tỉnh phía Bắc (Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Giang) cho thấy trong tổng số 50 chủ nhiệm HTX có 6,3% có trình độ đại học, 13,7% là trung cấp, 57,5% chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác năng lực nắm bắt thông tin và có khả năng dự báo thị trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp ứng trước những yêu cầu đa dạng phức tạp của cơ chế thị trường còn có nhiều hạn chế. Một đặc điểm khác của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp là thường xuyên thay đổi và vì vậy họ không yên tâm công tác. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý luôn ở trong tình trạng thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Thứ tư : Về công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với kinh tế HTX. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách (đặc biệt có Luật HTX) tạo hành lang pháp lý cho HTX chuyển đổi, xây dựng mới, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh- dịch vụ. Nhưng trên thực tế, sự tác động của các chủ trương, chính sách đó còn chậm đến các cơ sở. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng đến nay các HTX nông nghiệp chưa được hưởng lợi từ những chính sách đó. 2. Một số giải pháp phát triển. + Trước hết cần tâp trung phân loại, xử lý các tồn đọng của các HTX cũ, để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các HTX tiếp tục chuyển đổi có hiệu quả. Đối với các HTX yếu kém không có khả năng chuyển đổi nên giải thể, để thành lập mới các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp hơn từ thấp đến cao theo nhu cầu của kinh tế hộ với đặc điểm của từng cơ sở. Đồng thời tiến hành tổng kết các mô hình HTX nông nghiệp có hiệu quả để phổ biến nhân ra diện rộng, tập trung vào các mô hình sau : Mô hình HTX kinh doanh tổng hợp, mô hình HTX chuyên khâu, mô hình HTX dịch vụ tổng hợp, HTX nông nghiệp ngành hàng v.v...
  3. + Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền về Luật HTX, cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Giới thiệu và tổ chức tham quan các mô hình kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới ở địa phương là nội dung có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong giai đoạn hiện nay vì qua một thời gian dài tồn tại mô hình HTX kiểu cũ đã gây ra không ít những mặc cảm, tâm lý thiếu tin tưởng của đông đảo hộ xã viên. + Để khuyến khích kinh tế hợp tác và HTX phát triển, Nhà nước cần bổ sung, ban hành thêm một số chính sách và thực hiện một số giải pháp mang tính hỗ trợ về kinh tế, để khuyến khích, tạo thuận lợi cho kinh tế hợp tác và HTX phát triển. Về chính sách đất đai, mặc dù đã có Luật đất đai sửa đổi và có các văn bản hướng dẫn thi hành, song các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn gặp không ít vướng mắc và cản trở cần được tháo gỡ. Đối với đất HTX dùng vào làm trụ sở, xây dựng kho bãi, Nhà nước cần thiết có chính sách giao đất hoặc cho thuê ưu đãi đối với HTX, để tạo điều kiện cho HTX mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính sách tín dụng hiện nay chưa thực sự tạo điều kiện cho HTX vay vốn, để HTX vay được vốn cần phải lập quỹ bảo lãnh tín dụng, để HTX vay vốn thông qua bảo lãnh của quỹ này. Đồng thời cho phép HTX được làm chức năng tín dụng nội bộ, để HTX thuận lợi trong việc huy động vốn tại chỗ cho sản xuất kinh doanh. Chính sách xoá nợ cũ cho các HTX là phù hợp với thực tiễn hiện nay, để tạo điều kiện cho các HTX mới phát triển và được vay vốn thuận lợi. Về đầu tư, Nhà nước cần dành một phần vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các HTX, đặc biệt ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh sản xuất hàng hoá. + Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở và HTX : Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, như là một giải pháp quan trọng nâng cao nguồn lực lâu dài cho HTX, tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác. + Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với HTX. Ngoài ban hành các chính sách tạo hành lang pháp lý để HTX hoạt động, chính quyền các cấp cần hỗ trợ giúp đỡ theo hướng lấy HTX làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân trong việc tổ chức thực hiện dự án, làm đại lý cung ứng vật tư và thu gom nguyên liệu, phân cấp quản lý thuỷ nông và làm cơ sở chuyển giao TBKT, trình diễn mô hình... như là điểm tựa cho xây dựng nông thôn mới và đào tạo cán bộ cho cơ sở. Mặt khác tiến hành tổng kết, nghiên cứu các mô hình kinh tế hợp tác, để chuyển giao có hiệu quả phong trào xây dựng và phát triển HTX hiện nay. + Cần bổ sung và sửa đổi thêm những nội dung trong Luật và Điều lệ HTX cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay trong quá trình tổ chức phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. Chức năng và nhiệm vụ của HTX không chỉ phục vụ cho
  4. kinh tế hộ, mà cần bổ sung thêm về hướng dẫn tổ chức sản xuất cho kinh tế hộ, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài dịch vụ để nâng cao lợi nhuận cho HTX. Đối với HTX ngoài mục tiêu dịch vụ phát triển kinh tế hộ cần phải có sự kết hợp tốt với mục tiêu nâng cao lợi nhuận trong các hoạt động của HTX, để HTX phấn đấu có tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập của hộ nông dân. Cần mở rộng các hình thức vốn góp của xã viên, không chỉ vốn góp mà còn cả vốn dưới dạng tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bò và các yếu tố khác có thể quy về vốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0