Hợp tác xã Việt Nam năm 2023: Phần 1
lượt xem 2
download
Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2023 gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển hợp tác xã của cả nước và các địa phương năm 2021-2022. Ebook Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2023: Phần 1 gồm những nội dung: Bối cảnh và tình hình phát triển hợp tác xã Việt Nam năm 2021-2022, đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã năm 2021. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hợp tác xã Việt Nam năm 2023: Phần 1
- 2
- LỜI NÓI ĐẦU Giai đoạn 2021-2022 kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lƣờng về kinh tế - chính trị; lạm phát tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt; chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đại dịch Covid-19 kéo dài; cạnh tranh chiến lƣợc, địa chính trị giữa các nƣớc lớn, xung đột giữa Nga và U-crai-na; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... đã làm gia tăng rủi ro đến thị trƣờng tài chính, tiền tệ, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực toàn cầu. Chính phủ Việt Nam với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế đã có nhiều giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân và ngƣời lao động cả nƣớc, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, thực hiện hiệu quả chƣơng trình phòng, chống dịch Covid-19 và chƣơng trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển, kinh tế vĩ mô đƣợc duy trì ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát. Đạt đƣợc kết quả đó là nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng cũng nhƣ sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, trong đó có sự đóng góp của tổ chức kinh tế hợp tác xã. Để ghi nhận những kết quả đạt đƣợc đồng thời đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các nhà nghiên cứu trong quản lý, hoạch định chính sách phát triển hợp tác xã và ngƣời dùng tin khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Tổng cục Thống kê) chủ trì biên soạn và công bố “Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2023”. Nội dung ấn phẩm gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển hợp tác xã của cả nƣớc và các địa phƣơng năm 2021-2022, gồm 3 phần: Phần I: Bối cảnh và tình hình phát triển hợp tác xã Việt Nam năm 2021-2022. Phần II: Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã năm 2021. Phần III: Số liệu về phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016-2022. Tổng cục Thống kê mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của các cơ quan, nhà nghiên cứu và ngƣời dùng tin trong nƣớc và quốc tế để các ấn phẩm tiếp theo phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin. Ý kiến góp ý cho Sách trắng hợp tác xã Việt Nam xin gửi về địa chỉ: Tổng cục Thống kê, số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội; Thƣ điện tử: congnghiepxaydung@gso.gov.vn. Trân trọng cảm ơn! BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ 3
- 4
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ 9 PHẦN I: BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM NĂM 2021-2022 13 I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NĂM 2021-2022 15 1. Bối cảnh thế giới 15 2. Bối cảnh trong nƣớc 16 3. Cơ hội và thách thức 18 II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NĂM 2022 19 1. Hợp tác xã hiện có năm 2022 19 2. Thành viên hợp tác xã hiện có năm 2022 21 3. Hợp tác xã thành lập mới năm 2022 22 PHẦN II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NĂM 2021 25 I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ HỢP TÁC XÃ ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2021 27 1. Số lƣợng hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 27 2. Lao động của hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 29 3. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 32 5
- 4. Doanh thu thuần của hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 35 5. Lợi nhuận trƣớc thuế của hợp tác xã năm 2021 37 6. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh 39 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ 48 1. Kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 48 2. Giải pháp phát triển hợp tác xã 52 PHỤ LỤC: HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ XẾP HẠNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG 55 PHẦN III: SỐ LIỆU VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2022 65 A. BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ CỦA CẢ NƢỚC 67 B. BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG 107 6
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang 01 Hợp tác xã hiện có giai đoạn 2016-2022 20 02 Thành vi n hợp tác xã hiện có giai đoạn 2016-2022 21 03 Hợp tác xã thành lập mới giai đoạn 2016-2022 22 04 Hợp tác xã đang hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh 27 05 Tốc độ tăng giảm số lƣợng hợp tác xã giai đoạn 2016-2021 và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 theo qu mô lao động 28 06 Số lƣợng và tỷ tr ng hợp tác xã có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 theo khu vực kinh tế và vùng kinh tế 29 07 Lao động của hợp tác xã giai đoạn 2016-2021 30 08 Số lƣợng và tỷ tr ng lao động của hợp tác xã năm 2021 theo qu mô lao động và khu vực kinh tế 30 09 Số lƣợng, tỷ tr ng lao động của hợp tác xã theo vùng kinh tế và một số địa phƣơng thu h t nhiều lao động nhất năm 2021 32 10 Nguồn vốn của hợp tác xã giai đoạn 2016-2021 33 11 Cơ cấu nguồn vốn của hợp tác xã năm 2021 theo qu mô lao động, khu vực kinh tế và vùng kinh tế 33 12 Nguồn vốn của hợp tác xã năm 2021 theo qu mô lao động, khu vực kinh tế và vùng kinh tế 34 13 Doanh thu thuần của hợp tác xã giai đoạn 2016-2021 35 14 Cơ cấu doanh thu thuần của hợp tác xã năm 2021 theo qu mô lao động, khu vực kinh tế và vùng kinh tế 36 15 Lợi nhuận trƣớc thuế của hợp tác xã giai đoạn 2016-2021 37 7
- Biểu đồ Nội dung Trang 16 Lợi nhuận trƣớc thuế của hợp tác xã năm 2021 theo quy mô lao động, khu vực kinh tế và vùng kinh tế 38 17 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân một hợp tác xã giai đoạn 2016-2021 39 18 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân một lao động giai đoạn 2016-2021 41 19 Hiệu suất sử dụng lao động 44 20 Thu nhập bình quân của ngƣời lao động giai đoạn 2017-2021 45 21 Cơ cấu hợp tác xã theo khu vực kinh tế 47 22 Cơ cấu hợp tác xã theo vùng kinh tế 48 23 Số lƣợng HTX hiện có thời điểm 31 12 2022 các địa phƣơng 57 24 Tốc độ tăng giảm số HTX hiện có thời điểm 31 12 2022 so cùng thời điểm năm 2021 các địa phƣơng 58 25 Số thành vi n HTX hiện có năm 2022 các địa phƣơng 59 26 Số lƣợng HTX đang hoạt động có kết quả SXKD thời điểm 31 12 2021 các địa phƣơng 60 27 Tốc độ tăng giảm số HTX đang hoạt động có kết quả SXKD thời điểm 31 12 2021 so với cùng thời điểm năm 2020 các địa phƣơng 61 28 Số lao động của HTX đang hoạt động có kết quả SXKD thời điểm 31 12 2021 các địa phƣơng 62 29 Tốc độ tăng giảm số lao động của HTX đang hoạt động có kết quả SXKD thời điểm 31 12 2021 so với cùng thời điểm năm 2020 các địa phƣơng 63 30 Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong HTX đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2021 các địa phƣơng 64 8
- KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ 1. Hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã năm 2012): Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành vi n, tr n cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. 2. Hợp tác xã hiện có: Là hợp tác xã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, gồm: Hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh; Hợp tác xã đang đầu tƣ, chƣa đi vào hoạt động; Hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh có đăng ký; Hợp tác xã ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. 3. Hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh: Hợp tác xã trong năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có kết quả tạo ra hàng hóa, dịch vụ và có doanh thu hoặc phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh. Thuật ngữ này không bao gồm: Hợp tác xã đang đầu tƣ, chƣa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Hợp tác xã đã đăng ký nhƣng chƣa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh; Hợp tác xã tạm ngừng và ngừng hoạt động có thời hạn. 4. Ngành sản xuất kinh doanh của hợp tác xã: Mỗi hợp tác xã đƣợc xếp vào một ngành kinh tế duy nhất - ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của hợp tác xã. Trƣờng hợp hai ngành trở lên có giá trị sản xuất bằng nhau thì ngành nào có lao động lớn hơn đƣợc xác định là ngành sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. 5. Doanh thu thuần: Số tiền hợp tác xã thu đƣợc từ việc bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tƣ, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo. 6. Lao động trong hợp tác xã: Toàn bộ số lao động do hợp tác xã quản lý, sử dụng và trả lƣơng, trả công. 7. Thành viên hợp tác xã (theo qu định tại Luật Hợp tác xã năm 2012): Toàn bộ cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, tự nguyện đóng góp công 9
- sức và góp vốn đầ đủ tham gia hợp tác xã để sử dụng dịch vụ và sản phẩm của hợp tác xã, có tên trong sổ đăng ký thành vi n của hợp tác xã. 8. Thu nhập của ngƣời lao động: Tổng các khoản ngƣời lao động nhận đƣợc do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Thu nhập của ngƣời lao động bao gồm: - Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương gồm: Tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thƣởng trong lƣơng; các khoản phụ cấp và thu nhập khác của ngƣời lao động đƣợc hạch toán vào chi phí và giá thành sản phẩm. - Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Các khoản chi trực tiếp cho ngƣời lao động nhƣng không hạch toán vào chi phí sản xuất có nguồn chi lấy từ quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ hợp tác xã hoặc từ các nguồn khác. 9. Nguồn vốn: Toàn bộ số vốn của hợp tác xã đƣợc hình thành từ vốn hoạt động và các khoản nợ phải trả của hợp tác xã: - Vốn hoạt động (theo qu định tại Thông tƣ 83 2015 TT-BTC): Gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn hu động, vốn tích lũ , các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp hỗ trợ của nhà nƣớc, của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài; đƣợc tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác. - Nợ phải trả: Tổng các khoản nợ phát sinh của hợp tác xã phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm: nợ tiền vay ngắn hạn, dài hạn, vay trong nƣớc, va nƣớc ngoài; các khoản nợ phải trả cho ngƣời bán, cho Nhà nƣớc; các khoản phải trả cho ngƣời lao động và các khoản phải trả khác. 10. Lợi nhuận trƣớc thuế: Số lợi nhuận thu đƣợc trong năm của hợp tác xã từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong năm trƣớc khi nộp thuế thu nhập hợp tác xã. 11. Hiệu suất sử dụng lao động: Phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động của hợp tác xã xét tr n giác độ tạo ra doanh thu của ngƣời lao động. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần bình quân một lao động = lao động (lần) Thu nhập bình quân một lao động 10
- 12. Phạm vi số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản: Trong cuốn sách này, các chỉ ti u đánh giá phát triển hợp tác xã gồm: Số hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, số lao động, nguồn vốn, tài sản và các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh (doanh thu thuần, lợi nhuận trƣớc thuế,…) chỉ tính cho các hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh do ngành Thống k điều tra, cập nhật đƣợc. 11
- 12
- Phần I BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM NĂM 2021-2022 13
- 14
- I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NĂM 2021-2022 1. Bối cảnh thế giới Năm 2021, kinh tế thế giới có xu hƣớng phục hồi nhƣng tiếp tục bị ảnh hƣởng nặng nề, toàn diện do các đợt bùng phát của đại dịch Covid-19 với các biến thể mới. Do sự khác biệt trong khả năng tiếp cận vắc-xin, việc kiểm soát dịch, năng lực của hệ thống y tế nên mức độ tác động của dịch Covid-19 đến các nền kinh tế rất khác nhau. Ngoài ra, tình hình xung đột địa chính trị, cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc diễn biến phức tạp, khó lƣờng, các vấn đề an ninh phi truyền thống càng tạo thêm nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ... của thế giới, tác động lớn đến cân đối cung cầu, lạm phát, lƣu thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, lao động việc làm và gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Nhằm giảm tác động rủi ro đến nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, hầu hết các quốc gia đã triển khai nhiều gói hỗ trợ, dƣới nhiều hình thức nhƣ: phát tiền trợ cấp, giảm thuế, phí, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời dân, doanh nghiệp... Một số quốc gia, vùng lãnh thổ triển khai gói hỗ trợ quy mô lớn (nhƣ Mỹ, Nhật, Châu Âu, Trung Quốc...) chƣa từng có tiền lệ để có nguồn lực thực hiện phòng, chống dịch bệnh, chống suy thoái, phục hồi kinh tế, đồng thời tận dụng cơ hội để giải quyết những hạn chế, thách thức, cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra các động lực tăng trƣởng mới. Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lƣờng, nhiều diễn biến vƣợt ngoài dự báo của các tổ chức quốc tế và các nƣớc về cả kinh tế, chính trị, an ninh, ảnh hƣởng mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ. Cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế giữa các nƣớc lớn diễn ra gay gắt; kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn với nhiều rủi ro gia tăng. Xung đột tại U-crai-na xảy ra từ đầu năm, các chuỗi cung ứng, sản xuất đứt gãy cục bộ, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh và tăng cao, đẩy lạm phát thế giới gia tăng nhanh và đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Các nƣớc, các khu vực kinh tế thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài và tỷ giá biến động mạnh tại nhiều quốc gia, khu vực. Cầu tiêu dùng hàng hóa suy giảm trong khi hỗ trợ tài chính cho ngƣời dân, doanh nghiệp phục hồi do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 giảm dần. Ngu cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công… gia tăng, nhất là 15
- tại các quốc gia có thu nhập thấp. Mặc dù tác động của đại dịch đã giảm ở hầu hết các quốc gia, nhƣng những làn sóng kéo dài của nó vẫn tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế, đặc biệt tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thi n tai, bão lũ… diễn ra trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại ở nhiều khu vực trên thế giới. 2. Bối cảnh trong nƣớc Năm 2021 diễn ra nhiều sự kiện tr ng đại của đất nƣớc (năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026) trong bối cảnh nƣớc ta lần đầu tiên phải đối mặt với những tác động nghiêm tr ng của cuộc khủng hoảng toàn cầu cả về y tế, kinh tế và xã hội với những khó khăn, thách thức chƣa từng có. Nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt xuất hiện biến thể Delta nguy hiểm hơn, xâm nhập vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất… trong khi tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Chính phủ phải áp dụng những biện pháp phòng, chống dịch chƣa có tiền lệ, quyết liệt hơn với thời gian thực hiện kéo dài hơn so với những đợt giãn cách trƣớc, từ đó ảnh hƣởng nghiêm tr ng đến đời sống, sản xuất kinh doanh, tăng trƣởng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khu vực hợp tác xã (HTX) nói riêng. Nhiều HTX phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngắn hạn, thu nhập của thành vi n và ngƣời lao động trong HTX giảm mạnh. Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã tiếp tục chỉ đạo triển khai các chính sách đã ban hành và ban hành nhiều văn bản mới về các giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, ngƣời lao động cả nƣớc, góp phần ổn định xã hội; nỗ lực thực hiện “mục ti u kép” là phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch bệnh nhƣ: Nghị định 114 2020 NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; Quyết 16
- định số 1804 QĐ-TTg ngà 13 11 2020 ban hành Chƣơng trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 44 2021 NĐ-CP ngày 31/3/2021 hƣớng dẫn việc cho phép đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ của doanh nghiệp, tổ chức các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid- 19 khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho năm 2020 và năm 2021. Năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội nƣớc ta diễn ra trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhƣng khó khăn, thách thức nhiều hơn, phức tạp hơn. Nƣớc ta có những thuận lợi cơ bản nhƣ tình hình chính trị, xã hội, an ninh ổn định, dịch bệnh đƣợc kiểm soát…, nhƣng nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả những yếu tố bên ngoài lẫn nội tại bên trong. Quy mô kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế nên nền kinh tế trong nƣớc chịu ảnh hƣởng lớn và rất nhạy cảm với những diễn biến từ bên ngoài; hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời dân, doanh nghiệp khi chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 cần thời gian và hỗ trợ để phục hồi. Áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; nhu cầu từ các thị trƣờng lớn, truyền thống suy giảm; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. B n cạnh đó, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thi n tai, bão lũ diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phƣơng theo dõi sát sao tình hình, sự tha đổi chính sách của các nƣớc để kịp thời ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mô phù hợp, thống nhất, bài bản, khoa h c, linh hoạt, kịp thời, có tr ng tâm, tr ng điểm với phƣơng châm hành động “Đoàn kết kỷ cƣơng, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã qu ết liệt lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện 03 đột phá chiến lƣợc (về hoàn thiện thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực); tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số. Tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản 17
- lý hành chính nhà nƣớc; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, ti u cực, lãng phí. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa h c công nghệ, th c đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế và tăng cƣờng thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Nhờ đó, nền kinh tế nƣớc ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn đƣợc đảm bảo. Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo đƣợc sự tin tƣởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, HTX. Ƣớc tính tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2022 tăng 8,12% so với năm trƣớc, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-20221. Chƣơng trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ ban hành theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 với nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ ngƣời dân, doanh nghiệp trong thời kỳ hậu Covid-19, trong đó có HTX đã giúp các HTX khắc phục những khó khăn, đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Ngoài đóng góp trực tiếp của khu vực HTX vào tăng trƣởng kinh tế, các HTX còn đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế thành viên, HTX thành viên bằng cách tạo việc làm, giảm chi phí, tăng giá bán, góp phần cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phƣơng. 3. Cơ hội và thách thức 3.1. Cơ hội Đại dịch Covid-19 đã làm tha đổi thế giới, tha đổi thói quen ngƣời tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến trên các ứng dụng số hay các trang thông tin điện tử; tha đổi cách thức cung ứng sản phẩm của các nhà cung cấp từ bán hàng thông qua các hệ thống cửa hàng, đại lý sang bán hàng trực tuyến. Đâ cũng là cơ hội để các HTX mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng, đàm phán, trao đổi trực tuyến nhiều hơn thay vì chỉ thực hiện theo phƣơng thức truyền thống. Ứng dụng kinh tế số để phát triển là một “đòn bẩ ” quan tr ng, cùng với xu hƣớng phát triển nền kinh tế xanh, kinh 1 Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2022 lần lƣợt là: 6,41%; 5,50%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%; 7,47%; 7,36%; 2,87%; 2,55%; 8,12%. 18
- tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ giúp khu vực HTX phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa h c công nghệ vào sản xuất nhằm tối ƣu hóa phân bổ nguồn lực, cắt giảm chi phí, phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, nâng cao năng suất của HTX. Các HTX tận dụng những ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với riêng khu vực HTX cũng nhƣ các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và phát triển đa dạng của nền kinh tế, các HTX có nhiều cơ hội đƣợc h c hỏi, c sát và nâng cao năng lực, cũng nhƣ tiếp nhận công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý mới và từng bƣớc tiếp cận chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Cùng với sự phát triển của HTX trong khu vực và quốc tế, tạo động lực để HTX Việt Nam ngày càng phát triển. 3.2. Thách thức Bên cạnh cơ hội, HTX phải đối mặt với nhiều thách thức, thách thức lớn nhất của mỗi HTX là dịch Covid-19 kéo dài ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và nhiều biến động, lƣu thông hàng hóa vẫn bị gián đoạn, thị trƣờng tiêu thụ không ổn định; quá trình chuyển đổi số của các HTX diễn ra chậm; cơ sở hạ tầng thông tin của phần lớn HTX ở mức thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cạnh tranh hàng hóa diễn ra rất gay gắt, cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, sản phẩm của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm mới, kể cả sản phẩm nội địa và đặc biệt là sự cạnh tranh của thị trƣờng nƣớc ngoài. Lợi thế tài ngu n đang giảm dần, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế nguồn lao động trực tiếp trong xã hội. Sự phát triển không ngừng của đời sống, sản xuất, tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ và yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm an toàn, chất lƣợng, an ninh lƣơng thực đã tạo sân chơi mới cho các HTX nhƣng các HTX cũng phải đối mặt và giải quyết có hiệu quả vấn đề về chất lƣợng và cạnh tranh. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NĂM 2022 1. Hợp tác xã hiện có năm 2022 Tại thời điểm 31/12/2022, tổng số HTX hiện có cả nƣớc là 29.378 HTX, tăng 5,4% so với thời điểm 31/12/2021. 19
- -2022 Theo vùng: Tính đến thời điểm 31 12 2022, số HTX hiện có của vùng Trung du và miền n i phía Bắc có 7.957 HTX, chiếm 27,1% số lƣợng HTX cả nƣớc, là vùng có số lƣợng HTX hiện có cao nhất cả nƣớc; vùng Đồng bằng sông Hồng có 7.780 HTX, là vùng có số lƣợng HTX hiện có cao thứ hai cả nƣớc, chiếm 26,5%; vùng Bắc Trung Bộ và Du n hải miền Trung có 6.167 HTX, chiếm 21,0%; vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3.420 HTX, chiếm 11,6%; vùng Đông Nam Bộ có 2.071 HTX, chiếm 7,1%; vùng Tâ Ngu n có số HTX hiện có thấp nhất cả nƣớc với 1.983 HTX, chiếm 6,7%. Tại thời điểm 31 12 2022 so với cùng thời điểm năm 2021, cả 6 6 vùng kinh tế đều có số lƣợng HTX hiện có tăng, cụ thể: vùng Tâ Ngu n tăng 7,1%; vùng Trung du và miền n i phía Bắc tăng 7,0%; vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 6,4%; vùng Đông Nam Bộ tăng 6,0%; vùng Bắc Trung Bộ và Du n hải miền Trung tăng 5,4%; vùng Đồng bằng sông Hồng tăng thấp nhất với 2,8%. Theo địa phương: Tại thời điểm 31 12 2022, chỉ có 4 63 địa phƣơng có trên 1.000 HTX, gồm: Hà Nội 2.347 HTX; Thanh Hóa 1.269 HTX; Hà Tĩnh 1.023 HTX và Bắc Giang 1.020 HTX. 17 63 địa phƣơng có số HTX từ tr n 500 đến 1.000 HTX; 42 63 địa phƣơng có dƣới 500 HTX (ri ng Ninh Thuận có số HTX thấp nhất cả nƣớc với 104 HTX). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
3 p | 174 | 16
-
Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp
10 p | 169 | 9
-
Hợp tác xã Việt Nam năm 2020
475 p | 40 | 6
-
Sách trắng hợp tác xã Vi͏ệt Nam năm 2022
516 p | 23 | 6
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây nam Bộ
3 p | 68 | 6
-
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
9 p | 71 | 5
-
Tổ chức hợp tác xã miền Nam Việt Nam trong vùng chính quyền Sài Gòn 1954-1975
11 p | 47 | 5
-
Giáo trình Những nội dung cơ bản về hợp tác xã (Nghề: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp)
47 p | 10 | 5
-
Sách trắng hợp tác xã Vi͏ệt Nam năm 2021
492 p | 12 | 5
-
Một số vấn đề lý luận về hợp tác xã
11 p | 69 | 5
-
Sách trắng hợp tác xã Vi͏ệt Nam năm 2020
475 p | 15 | 4
-
Mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Nam: Nghiên cứu trường hợp Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Trường Xuân
11 p | 57 | 4
-
Về vị trí của gia đình trong nền kinh tế hợp tác xã nông nghiệp
0 p | 69 | 3
-
Hợp tác xã Việt Nam năm 2023: Phần 2
381 p | 4 | 1
-
Thị trường hôn nhân quốc tế trong bối cảnh đô thị hoá, công nghiệp hoá và tác động đến sự phát triển xã hội (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc)
17 p | 67 | 0
-
Hợp tác xã Việt Nam năm 2022: Phần 1
134 p | 3 | 0
-
Hợp tác xã Việt Nam năm 2022: Phần 2
382 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn