intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hột Gấc

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HỎI: Tôi nghe nói tác dụng của hột Gấc rất tốt nên lấy hột Gấc phơi khô, sao rồi bóc bỏ vỏ cứng, lấy nhân tán thành bột mịn để dành. Nay tôi gởi gói bột hột Gấc và xin hỏi: 1. Bột Gấc ấy có ăn được không? 2. Nếu ăn và uống được thì cách pha chế như thế nào? 3. Tác dụng chữa trị các bệnh gì? Ngô X. M. (Bắc Ninh) ĐÁP: Cái tốt của Gấc là ở tử y, tức màng đỏ múi Gấc, trong đó chứa nhiều Dầu gấc và các chất chống oxy hóa, chống lão hóa, ngừa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hột Gấc

  1. Hột Gấc HỎI: Tôi nghe nói tác dụng của hột Gấc rất tốt nên lấy hột Gấc phơi khô, sao rồi bóc bỏ vỏ cứng, lấy nhân tán thành bột mịn để dành. Nay tôi gởi gói bột hột Gấc và xin hỏi: 1. Bột Gấc ấy có ăn được không? 2. Nếu ăn và uống được thì cách pha chế như thế nào? 3. Tác dụng chữa trị các bệnh gì? Ngô X. M. (Bắc Ninh)
  2. ĐÁP: Cái tốt của Gấc là ở tử y, tức màng đỏ múi Gấc, trong đó chứa nhiều Dầu gấc và các chất chống oxy hóa, chống lão hóa, ngừa ung thư, như beta- caroten, các carotenoid khác, lutein, lycopen... Dầu gấc để bổ sung vitamin A (beta-caroten) và các vi chất dinh dưỡng chống oxy hóa, chống lão hóa... Hột Gấc (đông y gọi là Mộc miết tử) có thể phơi thật khô để dành nguyên hột chứ tán bột để sẽ bị ôi dầu (oxy hóa). Nhân hột Gấc có 55,3% chất béo, 2,9% chất khoáng, 16,6% protein, 2,9% bột đường, 1,8% tanin, 2,8% chất xơ. Ngoài ra còn có các men phosphatase, invertase và peroxydase... Hột Gấc còn được chứng minh có tác dụng bảo vệ Gà đã bị gây nhiễm bởi siêu vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch và chứng minh hột Gấc có tác dụng ức chế protease (antiprotease không cho siêu vi khuẩn sinh sản). Nhân hột Gấc làm thuốc được nhưng dân gian không nên dùng vì có độc tính nguy hiểm, nếu dùng không đúng cách. Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc đều cho rằng hột Gấc (Mộc miết tử) có vị đắng, hơi ngọt, ấm, có độc. Tác dụng tiêu sưng, trị hết độc. Là dược liệu có thể thay thế Mật gấu nhưng chỉ để dùng ngoài (thoa, đắp), điều trị các chấn thương, trặc đả, sưng đau, điều trị bệnh quai bị và đau nhức xương khớp...
  3. Cách dùng hột Gấc: hột Gấc phơi khô để dành. Khi dùng, nướng hột Gấc trên than hồng cho vừa sém vỏ, rồi đập lấy nhân, giã nhuyễn ngâm rượu làm thuốc thoa ngoài da trị đau nhức, trặc đả, hoặc mài hột Gấc để thoa trị nhiễm trùng ngoài da, quai bị. Dùng trong phải cẩn thận vì có độc. Y học cổ truyền cũng dùng trong để trị mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, trĩ, nổi u cục ngoài da với liều 2 g nhân hột Gấc/ngày (1/4 nhân hột, tán mịn uống) cho người lớn. Dùng trong 2 - 3 ngày thôi. Không dùng lâu vì sẽ bị tích lũy chất độc. DS. PHAN ĐỨC BÌNH
  4. Lưu ý khi dùng củ đậu (củ sắn) làm thuốc Thứ tư, 24/11/2010, 05:58 GMT+7 Củ đậu hay củ sắn - Pachyrrhizus erosus (L.) Urb., thuộc họ đậu - Fabaceae. Dây leo, có rễ phình thành củ. Lá kép có ba lá chét. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá. Quả có lông. Hạt dẹt. Ở nước ta, củ đậu được trồng khắp nơi. Trồng bằng hạt, thời gian từ lúc hạt nảy mầm đến khi thu hoạch củ là 110 - 120 ngày. Chế biến làm thực phẩm: củ đậu ăn được nhưng hạt lại rất độc. Cành lá dùng làm phân xanh. Củ đậu là loại rau được ưa chuộng từ Bắc vào Nam. Củ đậu ăn tươi mát, có tác dụng giải khát. Dùng xào thịt, tôm tép, nấu thay rau ăn ngon miệng. Người ta còn dùng củ đậu kho với thịt, hầm thịt, làm gỏi, làm nhân bánh đa nem, lẫn với thịt nạc băm, thịt cua biển, thịt tôm tươi và mộc nhĩ, bún tàu làm nhân bánh xèo (lẫn với tép bạc, thịt ba rọi).
  5. Củ đậu chứa các thành phần tính theo g%: protid 1,0, glucid 6,0, cellulose 0,7 và theo mg%: calcium 8, phosphor 16 và vitamin C 6,0. Sử dụng làm thuốc: củ đậu, hạt, lá, hoa được dùng làm thuốc. Củ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng sinh tân chỉ khát, được dùng trị bệnh nhiệt khát nước, trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu). Hạt cây củ đậu chỉ dùng giã nhỏ nấu với dầu mè để nguội bôi chữa ghẻ. Có thể phối hợp với quả bồ hòn và hạt máu chó… Lá cây có chất độc, nên cũng chỉ dùng chữa bệnh ngoài da. Hoa củ đậu dùng trị trúng độc rượu cồn mạn tính. Phụ nữ thường dùng củ đậu tươi xắt lát xoa hoặc ép lấy nước bôi mặt cho mịn da, khỏi nứt nẻ. Củ đậu khô có thể tán bột dùng làm phấn bôi mặt, xoa rôm, sảy. TS. VÕ VĂN CHI, nguyên giảng viên Đại học y dược TP.HCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2