HƯỚNG DẪN CỦA OECD/OECD GUIDELINES<br />
QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC<br />
CORPORATE GOVERNANCE OF STATE-OWNED ENTERPRISES<br />
<br />
2015<br />
<br />
Nguyên bản của OECD, xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Pháp với tên gốc là: OECD Guidelines<br />
on Corporate Governance of State-Owned Enterprises, 2015 Edition/ Lignes directrices de<br />
l’OCDE sur la gouvernance des entreprises publiques, Édition 2015.<br />
© 2015 OECD<br />
© 2017 Tổ chức Tài Chính Quốc Tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, giữ<br />
bản quyền bản dịch tiếng Việt này.<br />
Photo credits: © ann triling/Thinkstock.com.<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Lời mở đầu<br />
Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)<br />
(Bộ Hướng dẫn) là các khuyến nghị cho các chính phủ về cách thức để bảo đảm<br />
cho các DNNN hoạt động một cách hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm. Đây<br />
là những chuẩn mực được thống nhất chung trên trường quốc tế về cách thức các<br />
chính phủ nên thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước để tránh việc nhà nước<br />
thực hiện quyền sở hữu thụ động cũng như việc nhà nước can thiệp quá mức. Bộ<br />
Hướng dẫn này được soạn thảo lần đầu năm 2005 để bổ sung cho Các Nguyên tắc<br />
Quản trị Công ty của OECD1 (Bộ Nguyên tắc). Bộ Hướng dẫn đã được cập nhật<br />
năm 2015 để phản ánh một thập kỷ kinh nghiệm trong triển khai và đề cập những<br />
vấn đề mới liên quan đến DNNN cả trong bối cảnh trong nước và quốc tế.<br />
Trong khi thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu, các chính phủ cũng có thể sử dụng các<br />
khuyến nghị dưới đây dành cho khu vực tư nhân, nhất là Các Nguyên tắc Quản trị<br />
Công ty của G20/OECD. Bộ Hướng dẫn này nhằm bổ sung cho Bộ Nguyên tắc, và<br />
hoàn toàn phù hợp với Bộ Nguyên tắc. Những công cụ liên quan khác của OECD<br />
bao gồm Hướng dẫn cho các Công ty Đa quốc gia của OECD. Hướng dẫn bổ sung<br />
có thể được tìm thấy ở nhiều nguồn khác, như Khung chính sách OECD cho Đầu<br />
tư và Bộ công cụ Đánh giá Cạnh tranh OECD. Bộ Hướng dẫn này tư vấn về cách<br />
các chính phủ có thể bảo đảm để DNNN tối thiểu cũng có trách nhiệm giải trình với<br />
người dân tương đương như trách nhiệm của các công ty niêm yết đối với cổ đông.<br />
Bộ Hướng dẫn cập nhật được Hội đồng OECD, cơ quan quản trị của Tổ chức,<br />
thông qua vào tháng 7 năm 2015, là một phần của Khuyến nghị của Hội đồng để<br />
thúc đẩy cộng đồng quốc tế sử dụng Bộ Hướng dẫn.<br />
<br />
1 <br />
Những Nguyên tắc này đã được đổi tên là Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của G20/OECD sau khi<br />
sửa đổi năm 2015 và được các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 thông<br />
qua tại cuộc họp ngày 4-5 tháng 9 năm 2015.<br />
<br />
Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp Nhà nước<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Bộ Hướng dẫn này được các quốc gia OECD sửa đổi với sự hợp tác của rất nhiều<br />
đối tác và các bên có quyền lợi liên quan. Colombia, Latvia và Liên bang Nga đã<br />
tham gia rà soát Bộ Hướng dẫn với vai trò quốc gia Cộng tác (trên cơ sở quan hệ<br />
bình đẳng với các quốc gia OECD) và kết quả rà soát cũng liên quan đến các nước<br />
này. Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia với tư cách quan sát viên của Nhóm Công<br />
tác về Thông lệ Sở hữu của Nhà nước và Tư nhân hóa. Argentina, Brazil, Cộng hòa<br />
Nhân dân Trung Hoa, Costa Rica, Kazakhstan, Lithuania, Peru, Philippines, Nam<br />
Phi và Ukraina tham gia thảo luận trực tiếp với Nhóm Công tác về các nội dung sửa<br />
đổi. Tham vấn rộng rãi ngoài các cuộc họp định kỳ của Nhóm Công tác được thực<br />
hiện trong quá trình sửa đổi Bộ Hướng dẫn. Các quốc gia sau đây đã gửi góp ý để<br />
sửa đổi Bộ Hướng dẫn bao gồm: Cabo Verde, E-cua-dor, Ai Cập, Ấn Độ, In-đô-nêxia, I-rắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lay-xia, Mau-ri-ta-nia, Ma-rốc,<br />
My-an-mar, Pa-ra-guay, Su-ri-na-me, Thái Lan, U-ru-guay và Việt Nam.<br />
Quá trình sửa đổi còn được hỗ trợ về thông tin đầu vào từ các cơ quan cố vấn của<br />
OECD, Ủy ban Cố vấn Kinh doanh và Công nghiệp (BIAC) và Ủy ban Cố vấn<br />
Nghiệp đoàn (TUAC), cũng như Viện Quản trị Tổ chức của Ac-hen-ti-na (IAGO),<br />
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Viện Quản trị Công ty Bal-tic, Hiệp hội Các Nhà<br />
đầu tư Thị trường Vốn Bra-xin, Học viện Thành viên HĐQT Bra-xin, Gu-ber-na,<br />
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Mạng lưới Quản trị Công ty Quốc tế, Ngân hàng<br />
Phát triển Mỹ La-tinh, Học viện Thành viên HĐQT Ma-lay-xia, Viện Nguồn lực<br />
Phát triển My-an-mar - Trung tâm Phát triển Kinh tế và Xã hội, Viện Kế toán viên<br />
Công chứng My-an-mar, Viện Quản trị Công ty Pa-kis-tan, Viện Kế toán viên Công<br />
chứng Phi-lip-pin, Học viện Thành viên HĐQT Phi-lip-pin, Học viện Thành viên<br />
HĐQT Sin-ga-por, Liên minh các Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp<br />
My-an-mar và Hội đồng Kinh tế cho Châu Phi thuộc Liên Hiệp quốc.<br />
<br />
2<br />
<br />
Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp Nhà nước<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
Mục lục<br />
Lời tựa ...............................................................................................................5<br />
Khuyến nghị của Hội đồng đối với Bộ Hướng dẫn<br />
về Quản trị Công ty trong DOANH NNGHIỆP NHÀ NƯỚC.............7<br />
Về Bộ Hướng dẫn..........................................................................................9<br />
Khả năng áp dụng và định nghĩa......................................................13<br />
I. do cho việc Nhà nước đóng vai trò Chủ sở hữu...........16<br />
Lý<br />
II. Nhà nước đóng Vai trò Chủ sở hữu............................................17<br />
III. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC trên thị trường..............................19<br />
.<br />
IV. <br />
Đối xử công bằng với cổ đông và các nhà đầu tư<br />
khác............................................................................................................21<br />
V. uan hệ với các bên có quyền lợi liên quan và<br />
Q<br />
hoạt động kinh doanh có trách nhiệm .................................22<br />
VI. ông bố thông tin và tính minh bạch . ...............................23<br />
C<br />
VII.Trách nhiệm của HĐQT của Doanh nghiệp Nhà nước. ......25<br />
.<br />
Hướng dẫn Chi tiết Chương I:<br />
Lý do cho việc Nhà nước đóng vai trò Chủ sở hữu........................27<br />
Hướng dẫn Chi tiết Chương II:<br />
Nhà nước đóng Vai trò Chủ sở hữu...................................................31<br />
Hướng dẫn Chi tiết Chương III:<br />
Doanh Nghiệp Nhà nước trên thị trường ....................................42<br />
<br />
Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp Nhà nước<br />
<br />
3<br />
<br />