YOMEDIA
ADSENSE
Hướng dẫn đánh giá phương án kế hoạch sản xuất, kinh doanh khă năng trả nợ của khách hàng, xác định hạn mức và phương pháp cấp tín dụng
789
lượt xem 189
download
lượt xem 189
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu hướng dẫn đánh giá phương án kế hoạch sản xuất, kinh doanh khă năng trả nợ của khách hàng, xác định hạn mức và phương pháp cấp tín dụng áp dụng đối với trường hợp vay vốn lưu động , bão lãnh, chiếc khấu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn đánh giá phương án kế hoạch sản xuất, kinh doanh khă năng trả nợ của khách hàng, xác định hạn mức và phương pháp cấp tín dụng
- PHỤ LỤC VI/TDDN: HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN/KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG, XÁC ĐỊNH HẠN MỨC VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP TÍN DỤNG (Áp dụng đối với trường hợp vay vốn lưu động, bảo lãnh, chiết khấu) 1. Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả năng trả nợ của khách hàng. 1.1. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh: - Mục tiêu phương án/kế hoạch kinh doanh. - Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án/kế hoạch kinh doanh. - Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện phương án/kế hoạch kinh doanh: Vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng… - Cách thức tiến hành phương án. 1.2 Phân tích tính khả thi: - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu/sản phẩm và các yếu tố đầu vào của phương án: + Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung cứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? Chính sách nhập khẩu đ ối với nguyên liệu, hàng hoá đầu vào (nếu có)? Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. + Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm? Biến động về giá cả sản phẩm? - Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hoá và các yếu tố đầu ra của phương án. + Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án. + Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hoá của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm NK có ưu thế cạnh tranh hơn? + Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. + Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời điểm hiện tại. + Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội đ ịa và khả năng xuất khẩu sản phẩm. + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường. => Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản 1
- phẩm, hàng hoá, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh. - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: + Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không. + Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không. + Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay + Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận đ ịnh xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không? - Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm). 1.3. Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của PASXKD * Hồ sơ tài liệu làm căn cứ tính toán: + Các báo cáo tài chính. + Phương án/Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm. + Bảng kê các loại công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. + Bảng kê các khoản phải thu, phải trả. + Các hợp đồng kinh tế (về hàng hóa, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ…). + Kế hoạch vay trả, nguồn trả nợ. + Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, d ự toán chi phí hoạt động được duyệt…). Trên cơ sở các đánh giá tại phần 1.2, 1.3 và các hồ sơ tài liệu trên đây cán b ộ tín dụng tiến hành tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh xác định dòng tiền để tính toán khả năng trả nợ vay. 2. Xác định phương thức cấp tín dụng và tính toán mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu. 2.1 Xác định mức chiết khấu Việc tính toán, xác định mức chiết khấu thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về chiết khấu của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam. 2.2 Xác định mức cho vay, bảo lãnh theo món. a. Đối tượng áp dụng: Được áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số khách hàng có nhu cầu vay bảo lãnh, theo món khác. b. Cơ sở xác định: + Nhu cầu vay vốn, bảo lãnh cho từng phương án của khách hàng. + Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công, hồ sơ dự thầu… + Báo cáo tài chính. c. Mức cho vay theo món: 2
- Chi phí cần thiết cho Vốn tự có Vốn khác = - - Mức cho vay SXKD Chi phí cần thiết cho Giá trị Khấu hao Lợi nhuận Thuế = - - - hợp đồng cơ bản định mức SXKD Vốn khác gồm vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hợp đồng kinh tế, huy động khác. Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ đối với hình thức cho vay theo món có thể đ ược xác định dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của người vay. Chú ý: Đối với những trường hợp ngoại lệ, Chi nhánh có thể xác định nhu cầu vay cho phù hợp từng trường hợp cụ thể. d. Bảo lãnh theo món: Xác định mức bảo lãnh căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cụ thể của khách hàng. 2.3 Xác định hạn mức cho vay vốn lưu động,hạn mức bảo lãnh. a. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với Chi nhánh và có nhu cầu vay vốn, bảo lãnh theo hạn mức. b. Cách thức xác định dựa trên các cơ sở sau: - Đề nghị của khách hàng. - Báo cáo quyết toán của năm trước. - Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý. - Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công. c. Xác định hạn mức tín dụng: CF SX cần thiết Vốn tự có Các khoản trong năm KH Hạn mức TD = ------------------- và coi như huy động - - tự có Vòng quay VLĐ khác Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng - Khấu hao - Thuế - Lợi nhuận Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản định mức - Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào báo cáo quy ết toán c ủa năm trước và tính theo công thức: Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ = -------------------------------------- Tài sản lưu động dự trữ bình quân + Doanh thu thuần: Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp. 3
- + Tài sản lưu động dự trữ bình quân: Được tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho.... Có thể tính bằng bình quân tài sản lưu động các quý. - Có thể xác định vốn lưu động tự có theo công thức sau : Vốn lưu động tự có = Vốn chủ Sở hữu + Vay dài hạn -TSCĐ và ĐTDH. - Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp đ ể xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận với nhau. Chú ý:- CBTD xem xét kỹ cơ sở pháp lý, tính khả thi của các hợp đồng đã ký (tránh tình trạng hợp đồng có thể là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần hay hợp đồng đã hết thời hạn hiệu lực, hoặc không có khả năng triển khai. - Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, CBTD phải xem xét hoạt đ ộng, tình hình quan hệ tín dụng của pháp nhân (công ty mẹ) đ ể tránh cho vay trùng l ắp; ki ểm tra văn bản uỷ quyền vay vốn (nội dung, thời hạn uỷ quy ền), uỷ quy ền th ực hi ện bảo đảm nợ vay. d. Xác định hạn mức bảo lãnh. * Cơ sở pháp lý: - Luật xây dựng năm 2003 - Luật đấu thầu năm 2003 - Luật thương mại năm 2005 - Luật dân sự năm 2005 - Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng - QĐ 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 v/v ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Một số quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc xác định hạn mức bảo lãnh trong lĩnh vực thi công xây lắp. 1./ Khoản 2, 3 điều 27 Luật đấu thầu quy định về bảo đảm dự thầu: - Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt. - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hiệu lực hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày 2/ Khoản 4 điều 31 Luật đấu thầu quy định về thời gian trong đấu thầu: - Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày. 4
- 3/ Khoản 2 điều 55 Luật đấu thầu quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng: - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp đề phòng ngừa rủi ro cao thì giá tr ị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép 4/ Khoản 2 điều 41 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Đối với gói thầu thi công xây dựng: + Gói thầu từ 50 tỷ trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp đồng + Gói thầu từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ mức tạm ứng vốn bằng 15% giá trị hợp đồng + Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp đồng. 5/ Điều 29 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định: Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thnàh để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: + Đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp 1: thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng, số tiền bảo hành công trình xây dựng bằng 3% giá trị hợp đồng. + Đối với các công trình còn lại: thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng, s ố tiền bảo hành công trình xây dựng bằng 5% giá trị hợp đồng * Nhằm thống nhất cách tính hạn mức bảo lãnh hàng năm cho các doanh nghiệp, Ngân hàng ĐT&PT Việt nam ban hành hướng dẫn xác định hạn mức bảo lãnh như sau: * Khái niệm: Hạn mức bảo lãnh của một khách hàng được hiểu là giới hạn số dư bảo lãnh tối đa bao gồm các loại: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh khác mà BIDV cam kết cung cấp cho một khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. * Cách thức xác định hạn mức bảo lãnh. Hạn mức bảo lãnh cho năm kế hoạch của 1 khách hàng bao gồm: - Phần A là số dư các loại bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức. Trong đó: + A1 là số dư bảo lãnh dự thầu tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A2 là số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A3 là số dư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A4 là số dư bảo lãnh bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A5 là số dư bảo lãnh khác tính đến thời điểm xác định hạn mức. (A = A1 + A2 + A3 + A4 + A5) 5
- - Phần B là dự kiến giá trị các loại bảo lãnh sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Trong đó: + B1 là dự kiến giá trị bảo lãnh dự thầu sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Giá trị các công trình sẽ tham gia đấu thầu x 3% x 90 ngày/ 360 ngày (4 vòng) B1 = trong năm kế hoạch + B2 là dự kiến giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Giá trị các công trình dự kiến trúng thầu B2 = x 10 % trong năm kế hoạch + B3 là dự kiến giá trị bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Giá trị các công trình dự kiến trúng thầu B3 = x 15% trong năm kế hoạch + B4 là dự kiến giá trị bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Giá trị các công trình dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao B4 = x 5% trong năm kế hoạch + B5 là dự kiến giá trị bảo lãnh khác sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. (B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5) - Phần C: là dự kiến số dư bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức (A) sẽ đáo hạn trong năm kế hoạch. Hạn mức bảo lãnh = A + B - C Lưu ý: Cán bộ quan hệ khách hàng cần căn cứ vào tình hình hoạt động, đặc điểm của từng khách hàng cụ thể để xác định vòng quay đối với từng loại bảo lãnh khi tính toán giá trị bảo lãnh phát sinh trong năm kế hoạch tại Phần B (B2, B3, B4). 6
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn