intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp của Hội Tim mạch học Việt Nam quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: (1) Khảo sát quan điểm của bác sĩ về việc sử dụng hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân hội chứng vành cấp; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm của bác sĩ; (3) Xác định mối liên quan giữa quan điểm của bác sĩ với thực tế kê đơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp của Hội Tim mạch học Việt Nam quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng

  1. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp của Hội Tim mạch học Việt Nam quan điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng Trần Nguyễn Quỳnh Như *, Võ Thị Tuyết Mai**, Lê Kim Khánh* Nguyễn Hương Thảo**, Nguyễn Thắng* Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ* Bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh** TÓM TẮT Kết luận: Phần lớn bác sĩ đồng ý với HDĐT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa quan HCVC của Hội Tim mạch học Việt Nam (87%). điểm của bác sĩ và thực tế áp dụng hướng dẫn điều Nhóm bác sĩ đồng ý với HDĐT có xu hướng thực trị hội chứng vành cấp (HDĐT HCVC) của Hội hiện HDĐT nhiều hơn nhóm bác sĩ không đồng ý Tim mạch học Việt Nam. với HDĐT. Cần thêm những giải pháp nhằm nâng Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cao tỉ lệ thực hiện HDĐT của bác sĩ. cứu mô tả cắt ngang phân tích, phỏng vấn bác sĩ và Từ khóa: Hướng dẫn điều trị, hội chứng vành thu thập đơn thuốc xuất viện từ hồ sơ bệnh án của cấp, quan điểm, thực tế áp dụng. các bệnh nhân hội chứng vành cấp tại 4 Bệnh viện ở Cần Thơ năm 2016 - 2017. Chúng tôi phân tích ĐẶT VẤN ĐỀ dữ liệu để xác định tỉ lệ đồng ý của bác sĩ về việc sử Hội chứng vành cấp là một trong những nguyên dụng HDĐT HCVC và thực tế áp dụng của bác sĩ; nhân gây tử vong cao nhất trong nhóm bệnh tim và xác định mối liên quan giữa quan điểm của bác sĩ mạch. Trên thế giới mỗi năm có 6,3 triệu người và thực tế áp dụng. bị nhồi máu cơ tim cấp, 25% trong số đó tử vong Kết quả: Có 54 bác sĩ được phỏng vấn, độ tuổi [1]. Bệnh nhân hồi phục sau căn bệnh này lại phải trung bình là 35 ± 6,7, nam giới chiếm 63%. Phần đối mặt với nguy cơ bị tái phát. Vì vậy, điều trị cho lớn các bác sĩ có tuổi nghề ít hơn 10 năm (63%) và bệnh nhân sau hội chứng vành cấp là một việc làm có số lượng bệnh nhân HCVC mỗi tháng tại bệnh quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ tử vong viện ít hơn 5 bệnh nhân (73,9%). Nhìn chung, 87% và thương tật cho bệnh nhân. Sử dụng hướng dẫn bác sĩ đồng ý với HDĐT HCVC của Hội Tim mạch điều trị là một trong những yếu tố then chốt trong học Việt Nam. Các bác sĩ chữa trị cho nhiều hơn 5 chiến lược này; mỗi 10% tăng lên trong việc tuân bệnh nhân HCVC tại bệnh viện mỗi tháng có xu thủ theo hướng dẫn điều trị sẽ giảm được 10% tỉ lệ hướng đồng ý với HDĐT nhiều hơn nhóm còn bệnh nhân tử vong lúc nằm viện [2]. Tại Việt Nam, lại (p=0,048). Tỉ lệ kê đơn theo HDĐT cao hơn các hướng dẫn điều trị của Hội Tim mạch học Hoa (p=0,002) ở nhóm bác sĩ đồng ý với HDĐT so với Kỳ, Hội Tim mạch học Châu Âu, Hội Tim mạch nhóm không đồng ý. học Việt Nam là cơ sở cho bác sĩ khi tiến hành chữa 88 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 87.2019
  2. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG trị cho bệnh nhân hội chứng vành cấp [1]. quá trình nằm viện. Tuy nhiên, vận dụng lý thuyết vào thực tế Phương pháp nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn; trên lâm sàng vẫn còn Thiết kế nghiên cứu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, thu theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ở nước ta, quan thập số liệu theo hướng tiến cứu đối với bác sĩ và hồi điểm của bác sĩ đối với sử dụng hướng dẫn điều trị cứu đối với hồ sơ bệnh án. hội chứng vành cấp chưa được nghiên cứu nhiều. Cỡ mẫu Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: 54 bác sĩ, 322 hồ sơ bệnh án. (1) Khảo sát quan điểm của bác sĩ về việc sử dụng Tiến hành nghiên cứu hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân hội chứng vành Được tiến hành theo 3 bước: 1.Thu thập số liệu cấp; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm của từ HSBA; 2.Phỏng vấn bác sĩ; 3.Xử lí và phân tích bác sĩ; (3) Xác định mối liên quan giữa quan điểm số liệu. của bác sĩ với thực tế kê đơn. Công cụ thu thập số liệu Thực hiện thông qua phiếu thu thập số liệu ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU từ HSBA, phiếu thu thập thông tin bác sĩ, bộ câu Đối tượng nghiên cứu hỏi khảo sát quan điểm của bác sĩ về việc sử dụng Bác sĩ Khoa Tim mạch, Lão học và Tim mạch HDĐT (Hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp can thiệp thuộc 4 bệnh viện tại thành phố Cần Thơ: của Hội Tim mạch học Việt Nam). Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Nội dung nghiên cứu Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đại học Y Bộ câu hỏi khảo sát quan điểm của bác sĩ về việc Dược Cần Thơ và Bệnh viện Tim mạch thành phố sử dụng HDĐT (tham khảo phụ lục cuối bài) gồm Cần Thơ. Hồ sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân 4 phần chính: A.Sự nhận biết của bác sĩ về HDĐT HCVC xuất viện ở 4 bệnh viện nghiên cứu từ tháng (câu 1 → 2), B.Quan điểm của bác sĩ đối với HDĐT 01/06/2016 đến tháng 31/08/2016. (câu 3 → 16), C.Bác sĩ đánh giá về việc thực hiện Tiêu chuẩn chọn mẫu HDĐT của bản thân (câu 17 → 18), D.Các yếu tố Bác sĩ tại các khoa Tim mạch, Lão học và Tim khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện HDĐT mạch can thiệp có điều trị cho bệnh nhân HCVC của bác sĩ (câu 19 → 28). Điểm cho mỗi câu trả lời thuộc 4 bệnh viện nghiên cứu. Hồ sơ bệnh án nội tương ứng với mức độ đồng ý (1 → 5) về câu hỏi trú của bệnh nhân được điều trị bởi các bác sĩ được (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. phỏng vấn với một trong những chẩn đoán sau: đau Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý). thắt ngực không ổn định (I20.0), nhồi máu cơ tim Sau khi phỏng vấn thang điểm likert được chuyển (I21) và nhồi máu cơ tim tiến triển (I22). theo chiều (5 → 1) đối với các câu hỏi mang nghĩa Tiêu chuẩn loại trừ ngược lại với sự đồng ý của bác sĩ với HDĐT. Điểm Bác sĩ không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc của mỗi phần được tính bằng điểm trung bình của không điều trị cho bệnh nhân HCVC, hồ sơ bệnh các câu hỏi trong mỗi phần. Điểm của cả bộ câu hỏi án của bệnh nhân không được điều trị bởi các bác được tính bằng điểm trung bình của các câu hỏi sĩ phỏng vấn, hồ sơ bệnh án không có đơn thuốc trong bộ. Điểm
  3. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG sĩ (đồng ý/ không đồng ý) về việc sử dụng HDĐT đủ các nhóm thuốc nếu không có chống chỉ định. cho bệnh nhân HCVC bao gồm: (1) giới tính, (2) Các nhóm thuốc được khuyến cáo bao gồm: chống chuyên khoa [3], (3) học vị [4], (4) tuổi nghề [5], kết tập tiểu cầu, ức chế beta, ức chế men chuyển/ (5) số bệnh nhân trung bình mỗi tháng tại bệnh ức chế thụ thể và statin. Chống chỉ định của các viện của mỗi bác sĩ [6]. thuốc khảo sát được xây dựng dựa vào tờ hướng dẫn Mối liên quan giữa quan điểm của bác sĩ với thực sử dụng thuốc được Cục Quản lý Dược Việt Nam tế kê đơn phê duyệt, Dược thư Quốc gia Việt Nam (2009) và Bác sĩ kê đơn theo HDĐT khi đơn thuốc có AHFS Drug Information (2011). Tỷ lệ % bám sát HDĐT Số bệnh nhân có khuyến cáo chỉ định được chỉ định thực tế = × 100% của mỗi bác sĩ Tổng số bệnh nhân có khuyến cáo chỉ định Sau khi tính được tỉ lệ bám sát theo HDĐT, tiến sĩ không tham gia phỏng vấn, trong đó có 5 bác sĩ từ hành so sánh tỉ lệ bám sát theo HDĐT giữa nhóm chối phỏng vấn, 12 bác sĩ đi học sau đại học và 3 bác bác sĩ không đồng ý và đồng ý với HDĐT. sĩ chuyển đơn vị công tác. Tổng cộng có 54 bác sĩ Phương pháp xử lý số liệu hoàn thành nghiên cứu và đưa vào phân tích. Nhập liệu bằng phần mềm Excel; phân tích Có 428 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân hội chứng thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. vành cấp xuất viện vào tháng 6,7,8 tại 4 bệnh viện, trong đó loại bỏ 106 hồ sơ do: 56 hồ sơ bệnh án có KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU bệnh nhân xin về, 13 hồ sơ chuyển sang viện khác, Có 74 bác sĩ thuộc 4 bệnh viện nghiên cứu có lạc mất 37 hồ sơ. Còn lại tổng cộng 322 hồ sơ bệnh điều trị cho bệnh nhân hội chứng vành cấp, 20 bác án được chọn để thu thập đơn thuốc xuất viện. Bảng 1. Quan điểm của bác sĩ về việc sử dụng hướng dẫn điều trị hội chứng vành cấp Số lượng Tỉ lệ Phần Nhóm câu hỏi/câu hỏi đồng ý đồng ý (N=54) (%) A: Sự nhận biết của bác sĩ đối 1,2 50 92,6 với HDĐT B1. Mức độ hữu ích: 3,4,5 52 96,3 B2. Mức độ tin cậy: 6,7,8,9 51 94,4 B3. Mức độ khả thi: 10,11,12,13 35 64,8 B: Quan điểm của bác sĩ đối B4. Các quan điểm khác 43 79,6 với HDĐT 14: HDĐT giúp nâng cao hiệu quả điều trị 47 87,0 15: Tôi có thể thực hiện đầy đủ các khuyến cáo 39 72,2 16: Tôi không thấy khó khăn trong việc thay đổi các thói 40 74,1 quen để thực hiện theo HDĐT 90 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 87.2019
  4. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG C: BS đánh giá việc thực hiện 17,18 52 96,3 HDĐT của bản thân D1. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của HDĐT: 52 96,3 19,20,21,22 D2. Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân: 23,24 40 74,1 D3. Các yếu tố khác 30 55,6 D: Các yếu tố khách quan 25: Thực hiện theo HDĐT không mất nhiều thời gian 44 81,5 26: Tuân thủ theo HDĐT không quá tốn kém 32 59,3 27: Bảo hiểm chi trả cho việc thực hiện theo HDĐT 23 42,6 28. Đơn vị đủ nguồn lực thực hiện theo HDĐT 26 48,2 Sự đồng ý của BS đối với cả bộ 47 87 câu hỏi Các câu hỏi 1, 10, 11, 12, 13, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 là những câu mang nghĩa ngược lại với sự đồng ý của bác sĩ với HDĐT, nên sau khi phỏng vấn thang điểm likert được chuyển theo chiều ngược lại (5 → 1). Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm của bác sĩ về các đặc điểm của hướng dẫn điều trị (D1 – phụ lục) Không đồng ý Đồng ý OR p n (%) n (%) (CI 95%) Nữ 5 (25) 15 (75) 0,93 0,905** Giới tính Nam 9 (26,5) 25 (73,5) (0,26-3,29) Tim mạch 10 (26,3) 28 (73,7) 1,07 1* Chuyên khoa Nội tổng quát 4 (25) 12 (75) (0,28-4,10) Đại học 5 (25) 15 (75) 0,93 0,905** Học vị Sau đại học 9 (26,5) 25 (73,5) (0,26-3,29)
  5. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Trong nhóm bác sĩ có bệnh nhân trung bình mỗi bệnh nhân trung bình mỗi tháng tại bệnh viện ảnh tháng tại bệnh viện từ 5 bệnh nhân trở lên, tỉ lệ bác hưởng đến quan điểm của bác sĩ đối với các yếu tố sĩ đồng ý với HDĐT là 100%, sự khác biệt này có liên quan đến đặc điểm của HDĐT. ý nghĩa thống kê với giá trị p=0,048. Vậy số lượng Bảng 3. Mối liên quan giữa quan điểm của bác sĩ với thực tế kê đơn Không đồng ý với HDĐT Đồng ý với HDĐT p (n=6) (n=17) Trung bình của “tỉ lệ % bám sát theo HDĐT” 11,2 ± 13,3 41,6 ± 19,8 0,002 (Mean ± SD) Kết quả phân tích có p
  6. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG cho họ; còn ở Việt Nam đa số bệnh nhân đều chấp từ đó sẽ đánh giá lợi ích từ HDĐT cao hơn. nhận giải pháp điều trị do bác sĩ đưa ra. Ý kiến của Mối liên quan giữa ý kiến của bác sĩ với thực tế bác sĩ về các yếu tố liên quan đến môi trường bên kê đơn: có 87% bác sĩ đồng ý với hướng dẫn điều ngoài, nội dung khảo sát gồm: thực hiện theo hướng trị hội chứng vành cấp của Hội Tim mạch học Việt dẫn điều trị không mất nhiều thời gian, không quá Nam; nhóm không đồng ý với hướng dẫn điều trị tốn kém cho bệnh nhân và sẽ được bảo hiểm chi có tỉ lệ bám sát theo hướng dẫn điều trị là 11,2 ± trả, đơn vị của tôi đủ nguồn lực để thực hiện đầy 13,3, nhóm đồng ý với hướng dẫn điều trị có tỉ lệ đủ theo HDĐT có kết quả đồng ý lần lượt là 81,4%, bám sát theo hướng dẫn điều trị là 41,6 ± 19,8. 59,3%, 42,6%, 48,2 %. Trung bình tỉ lệ bám sát theo hướng dẫn điều trị Ý kiến của bác sĩ có số bệnh nhân trung bình mỗi giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tháng tại bệnh viện ít hơn 5 và từ 5 trở lên có sự khác (p
  7. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VNHA guideline for ACS (p=0,048). The proportion of precribing guideline-recommended medications was significantly higher (p=0,002) in the group of agreement with guideline (41,6%) comparing to the disagreement group (11,2%). Conclusions: Majority of physicians agreed on VNHA guideline for management pf ACS (87%). Physicians who disagreed on the guideline were less likely to adherence to prescribing according to guideline. More interventions should be implemented to improve in clinical practical. Keywords: ACS guideline, viewpoint, practical application. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình và cộng sự (2011), Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI-ACS study), Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 58, tr. 12-24. 2. Cabana MD, Rand CS, Powe NR, et al. (1999), Why don’t physicians follow clinical practice guidelines?, The Journal of the American Medical Association, 282(15), pp.1458-1465. 3. Kasje WN et al, (2004), Physicians’ views on joint treatment guidelines for primary and secondary care, International Journal for Quality in Health Care, 16 (3),pp.229-236. 4. Gong YJ et al, (2012), Influence of education and working background on physician s’ knowledge of secondary prevention guidelines for coronary heart disease: results from a survey in China, J Zhejiang Univ-Sci B (Biomed & Biotechnol),13(3),pp. 231-238. 5. Ward MM (2002), Physician knowledge, attitudes and practices regarding a widely implemented guideline”, Journal of Evaluation in Clinical Practice, 8(2),pp. 155–162. 6. Kavookjian J and Mamidi S (2008), Prescribing of β-Blockers After Myocardial Infarction: A Preliminary Study of Physician Motivations and Barriers, Clinical Therapeutics, 30,pp. 2241-2248. 7. Lugtenberg M et al (2011), Perceived barriers to guideline adherence: A survey among general practitioners, BMC Family Practice,pp. 2-9. 8. Carlsen B and Bringedal B (2009), Attitudes to clinical guidelinesddo GPs differ from other medical doctors?, BMJ Qual Saf , pp. 1-5. 9. Sladek RM, (2008), Thinking styles and doctors’ knowledge and behaviours relating to acute coronary syndromes guidelines, Implementation Science, 3, pp.1-8. 10. Wolfe RM et al, (2004), Family Physicians’ Opinions and Attitudes to Three Clinical Practice Guidelines, JABFP, 17(2), pp. 150-157 11. Hayward RSA (1997), Canadian physicians’ attitudes about and preferences regarding clinical practice guidelines, Can Med Assoc J ;pp.156:1715-23 12. Headrick LA (1998), Knowledge and perception of guidelines and secondary prevention of coronary heart disease among general practitioners and internists. Results from a physician survey in Germany, European Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation, 12,pp.521–529 13. Greving JP et al, (2006), Physicians’ attitudes towards treatment guidelines: differences between 94 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 87.2019
  8. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG teaching and nonteaching hospitals, Eur J Clin Pharmacol, 62,pp. 129–133 14. Reiner Z (2010), Physicians’ perception, knowledge and awareness of cardiovascular risk factors and adherence to prevention guidelines: The PERCRO-DOC survey’, Atherosclerosis, pp. 598–603 15. Greving JP et al, (2006), Physicians’ attitudes towards treatment guidelines: differences between teaching and nonteaching hospitals, Eur J Clin Pharmacol, 62,pp. 129–133. PHỤ LỤC BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA BÁC SĨ VỀ VIỆC SỬ DỤNG HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ (HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CỦA HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM) Bác sĩ........................................................ Bệnh viện........................................................ Nội dung bộ câu hỏi Dưới đây là các các câu hỏi về ý kiến của BS đối với hướng dẫn điều trị (HDĐT) hội chứng vành cấp (HCVC) của Hội Tim mạch học Việt Nam. Với mỗi ý đưa ra, BS vui lòng chọn mức độ đồng ý của mình. (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý) A. SỰ NHẬN BIẾT CỦA BÁC SĨ VỀ HDĐT 1. Tôi không thấy HDĐT này trong đơn vị của tôi 1 2 3 4 5 2. Tôi hiểu rõ các khuyến cáo trong HDĐT này 1 2 3 4 5 B. QUAN ĐIỂM CỦA BÁC SĨ ĐỐI VỚI HDĐT B1. Mức độ hữu ích 3. HDĐT này hữu ích trong thực hành lâm sàng 1 2 3 4 5 4. HDĐT này giúp định hướng việc điều trị 1 2 3 4 5 5. HDĐT này là một nguồn tài liệu giảng dạy hữu ích 1 2 3 4 5 B2. Mức độ tin cậy 6. HDĐT này được xây dựng bởi hội đồng các chuyên gia 1 2 3 4 5 7. HDĐT này được xây dựng dựa trên các bằng chứng khoa học 1 2 3 4 5 8. Việc xây dựng HDĐT này đảm bảo tính khách quan 1 2 3 4 5 9. Các khuyến cáo trong HDĐT này đều đáng tin cậy 1 2 3 4 5 B3. Mức độ khả thi 10. HDĐT này quá cứng nhắc để áp dụng cụ thể trên từng bệnh nhân 1 2 3 4 5 11. HDĐT này làm giảm sự tự đưa ra quyết định điều trị của bác sĩ 1 2 3 4 5 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 87.2019 95
  9. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 12. HDĐT này đơn giản hoá quá mức thực hành lâm sàng 1 2 3 4 5 13. HDĐT này mang nặng tính lý thuyết 1 2 3 4 5 B4. Các quan điểm khác 14. Tuân thủ đầy đủ theo HDĐT này giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân 1 2 3 4 5 15. Bản thân tôi có khả năng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo trong HDĐT này 1 2 3 4 5 16. Tôi cảm thấy khó khăn khi phải thay đổi thói quen trong thực hành lâm sàng để tuân 1 2 3 4 5 thủ theo một số khuyến cáo của HDĐT này C. THỰC TẾ SỬ DỤNG HDĐT CỦA BÁC SĨ 17. Tôi đang áp dụng HDĐT này trong thực hành lâm sàng 1 2 3 4 5 18. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật và áp dụng HDĐT này trong thời gian tới 1 2 3 4 5 D. CÁC RÀO CẢN KHÁCH QUAN D1. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hướng dẫn điều trị 19. HDĐT này dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng không giống 1 2 3 4 5 với bệnh nhân của tôi (người Châu Âu, Châu Mỹ...) 20. HDĐT này quá phức tạp để sử dụng trong thực hành lâm sàng 1 2 3 4 5 21. Một số khuyến cáo trong HDĐT này không nhất quán với các HDĐT của các tổ 1 2 3 4 5 chức uy tín khác 22. HDĐT này không được cập nhật thường xuyên 1 2 3 4 5 D2. Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân 23. Bệnh nhân của tôi không thể tuân thủ theo kế hoạch điều trị được đề ra trong HDĐT 1 2 3 4 5 này (ví dụ như chi phí, thời gian điều trị) 24. Bệnh nhân của tôi từ chối việc điều trị theo một số khuyến cáo trong HDĐT này 1 2 3 4 5 D3. Các yếu tố khác 25. Thực hiện theo HDĐT này mất nhiều thời gian 1 2 3 4 5 26. Tuân thủ đầy đủ theo HDĐT này quá tốn kém cho bệnh nhân 1 2 3 4 5 27. Thực hiện theo một số khuyến cáo trong HDĐT này sẽ không được BHYT chi trả 1 2 3 4 5 28. Đơn vị làm việc của tôi không đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện đầy đủ theo 1 2 3 4 5 HDĐT này Cần Thơ, ngày........tháng........năm........ Bác sĩ (kí tên) 96 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 87.2019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2