Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 26 SGK GDCD 12
lượt xem 28
download
Tài liệu hướng dẫn giải bài tập thực hiện pháp luật trang 26 sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 26 SGK GDCD 12
Bài 1 trang 26 SGK GDCD 12
Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?
Hướng dẫn giải bài 1 trang 26 SGK GDCD 12:
1. Thực hiện pháp luật là gì?
- Thực hiện pháp luật là qua trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật:
+ Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
+ Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
+ Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
+ Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết điịnh làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
2. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?
* Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện
* Khác nhau: Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể. Còn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.
Bài 2 trang 26 SGK GDCD 12
Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ?
Hướng dẫn giải bài 2 trang 26 SGK GDCD 12:
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Ví dụ: An là học sinh lớp 11. Một hôm do dậy muộn, An cố tình đi ngược đường một chiều để đến lớp cho kịp giờ. Ở đây, An đã vi phạm vào luật hành chính mà cụ thể là Luật An toàn giao thông đường bộ của nhà nước.
Bài 3 trang 26 SGK GDCD 12
Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Hướng dẫn giải bài 3 trang 26 SGK GDCD 12:
Vi phạm pháp luật
Vi phạm đạo đức
Giống nhau
- Đều là hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng
Khác nhau
- Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã hội
Lấy trộm tiền của người khác
- Là vi phạm pháp luật và đồng thời cũng vi phạm đạo đức.
- Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, còn mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.
- Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Do đó hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.x
Bài 4 trang 26 SGK GDCD 12
Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Nêu ví dụ?
Hướng dẫn giải bài 4 trang 26 SGK GDCD 12:
Vi phạm hình sự
Vi phạm hành chính
Giống nhau
- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương
- Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.
Khác nhau
- Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự
- Chủ yếu là hình phạt tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng
- Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
- Chế độ xử phạt chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền)
Ví dụ
Bạn A do thiếu tiền tiêu xài đã liều vận chuyển ma túy cho kẻ xấu, bị công an bắt được và xử lí.
Bạn B học lớp 12, do dậy muộn, bạn cố ý đi vào đường cấm để kịp đến trường. Đang đi, bạn bị chú công an yêu cầu dừng lại và lập biên bản.
Bài 5 trang 26 SGK GDCD 12
Trong các tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
Hướng dẫn giải bài 5 trang 26 SGK GDCD 12:
- Trong tình huống trên, cả hai bố con bạn A đều là những người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự nước ta đều quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là trái pháp luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định hành vi của mình, không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều, do đó, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm.
- Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ thể là phải gánh chịu thiệt hại vật chất (nộp tiền phạt). Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A dừng xe và xử phạt họ đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai nạn cho người khác hoặc chính họ bị tai nạn do đi ngược chiều.
Bài 6 trang 26 SGK GDCD 12
Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 6 trang 26 SGK GDCD 12:
- Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù giam) hoặc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù) thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 91, khoản 2, Bộ luật Hình sự 2015)
- Tuy nhiên theo điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Cướp giật tài sản” thì đây là tội Đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy hai bị cáo không được miễn trách nhiệm hình sự.
- Về mức phạt tù, theo điều 171, khoản 1, Bộ Luật Hình sự quy định khung hình phạt thấp nhất đối với tội “Cướp giật tài sản” là từ 1 năm đến 5 năm tù giam. Do đó, bản án tuyên với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở xem xét những những tình tiết giảm nhẹ (như tuổi của hai bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật,...
Để tiện tham khảo nội dung tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website tailieu.vn để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem phần giải bài tập của:
>> Bài tập trước: Hướng dẫn giải bài 5,6,7,8 trang 15 SGK GDCD 12
>> Bài tập sau: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 31 SGK GDCD 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 109 SGK Hóa 8
5 p | 196 | 4
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 5, 6 SGK Toán lớp 8 tập 1
6 p | 812 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 84 SGK Hóa 8
5 p | 310 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 70,71 SGK Hóa 10
5 p | 125 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 151 SGK Hóa 8
6 p | 259 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 143 SGK Hóa 10
5 p | 251 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 59,60 SGK Hóa 10
5 p | 213 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 145 SGK Hóa 11
4 p | 199 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 22 SGK Hóa 10
5 p | 159 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 132 SGK Hóa 11
6 p | 221 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 27,28 SGK Hóa 10
5 p | 159 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 50,51 SGK Hóa 8
5 p | 329 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 138 SGK Hóa 8
5 p | 141 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 130 SGK Hóa 8
5 p | 222 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 125 SGK Hóa 8
5 p | 173 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 118,119 SGK Hóa 8
7 p | 252 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 94 SGK Hóa 8
5 p | 281 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 ,4,5,6 trang 74 SGK Lý 10
5 p | 163 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn