Dưới đây là đoạn trích, các em học sinh có thể xem qua để có thể hình dung nội dung chi tiết hơn. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Dao động cơ học. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.
Bài 1 trang 8 SGK Vật lý 12
Phát biểu định nghĩa của dao động điều hòa
Hướng dẫn giải bài 1 trang 8 SGK Vật lý 12
Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian
Bài 2 trang 8 SGK Vật lý 12
Viết phương trình của dao động điều hòa và giải thích các đại lượng trong phương trình.
Hướng dẫn giải bài 2 trang 8 SGK Vật lý 12
Phương trình dao động điều hòa là x = Acos(ωt+ Ø), trong đó:
- x là li độ của dao động
- A là biên độ dao động
- ω là tần số góc của đơn vị, có đơn vị là rad/s
- (ωt+ Ø) là pha của dao động tại thời điểm t, có đơn vị là rad,
- Ø là pha ban đầu của dao động
Bài 3 trang 8 SGK Vật lý 12
Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn thể hiện ở chỗ nào?
Hướng dẫn giải bài 3 trang 8 SGK Vật lý 12
Một điểm dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm tương ứng chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thằng đó.
Bài 4 trang 8 SGK Vật lý 12
Nêu định nghĩa chu kì và tần số của dao động điều hòa.
Hướng dẫn giải bài 4 trang 8 SGK Vật lý 12
Chu kì T của dao động điều hòa là khoảng thời gian để thực hiện được một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s)
Tần số f của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây. Đơn vị của tần số là héc (Hz)
Bài 5 trang 8 SGK Vật lý 12
Giữa chu kì, tần số và tần số góc có mối liên hệ như thế nào?
Hướng dẫn giải bài 5 trang 8 SGK Vật lý 12
Tần số góc ω của dao động điều hòa là một đại lượng liên hệ với chu kì T hay với tần số f bằng các hệ thức sau đây:
ω = 2Π/T = 2Πf.
Bài 6 trang 8 SGK Vật lý 12
Một vật dao động điều hòa theo phương trình: x=Acos(ωt + Ø)
a. Lập công thức tính vận tốc và gia tốc của vật
v = x’ = -ωAsin(ωt + Ø)
a = v’ = -ω2Acos(ωt + Ø) = -ω2x
b. Ở vị trí biên thì vận tốc bằng 0. Tại vị trí cân bằng thì gia tốc bằng 0.
c.Ở vị trí vân vằng thì vận tốc có độ lớn cực đại. Còn ở vị trí biên thì gia tốc có độ lớn cực đại.
>> Bài tập tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 7,8,9,10,11 trang 9 SGK Vật lý 12