intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 92 SGK Lịch sử 8

Chia sẻ: Sinh Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập 1,2,3,4 trang 92 nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 92 SGK Lịch sử 8

Bài tập 1 trang 92 SGK Lịch sử 8

Hãy nêu những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

Hướng dẫn giải bài 1 trang 92 SGK Lịch sử 8

Tình hình chung:

  • Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của nước Đức.
  • Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.
  • Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề: 1,4 triệu người chết,10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng... Nước Đức bại trận với 1.7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa,phải cốt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.
  • Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri.
  • Trong những năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

Bài tập 2 trang 92 SGK Lịch sử 8

Quốc tế cộng sản đã có đóng góp như thế nào cho phong trào cách mạng thế giới năm 1929 - 1943?

Hướng dẫn giải bài 2 trang 92 SGK Lịch sử 8

Những đóng góp của Quốc tế Cộng sản cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943 : Trong thời gian tồn tại, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì của cách mạng thế giới.

  • Tại Đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp cho nhân dân các nước thuộc địa tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc một cách đúng đắn.
  • Tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

Bài tập 3 trang 92 SGK Lịch sử 8

Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Âu.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 92 SGK Lịch sử 8

  • Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
  • Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929 dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
  • Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
  • Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
  • Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

Bài tập 4 trang 92 SGK Lịch sử 8

Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Hướng dẫn giải bài 4 trang 92 SGK Lịch sử 8

Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp:

  • Ở Đức: Đảng cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hóa.
  • Ở Pháp: Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 - 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước:  Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 86 SGK Lịch sử 8 

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 95 SGK Lịch sử 8

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2