intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 30,31,32,33,34,35,36,37 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

391
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập tia phân giác trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ công thức tính tia phân giác, biết cách tính tia phân giác, biết vận dụng công thức để tính tia phân giác chưa biết trong bài toán. Mời các em tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 30,31,32,33,34,35,36,37 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Bài 30 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Trên cùng một nửa mặt phẳng chứa bờ Ox, vẽ tia Ot sao cho góc ∠xOt =250 , ∠xOy= 500.

a) Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
b) So sánh góc tOy và góc xOt.
c ) Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 30 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
a) Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy (1) vì các tia Ot,Oy cùng thuộc nửa
mặt phẳng bờ chứa Ox và ∠xOt < ∠xOy
b) Tia Ot nằm giữa hai tia Ox,Oy nên:
∠xOt + ∠yOt = ∠xOy
do đó
250+ ∠tOy = 500
suy ra : ∠tOy = 500– 250 =250
Vậy : ∠xOt = ∠tOy (2)
c) từ (1) và (2) suy ra Ot là tia phân giác của góc xOy.

Bài 31 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

a) Vẽ góc xOy có số đo 1260
b) vẽ tia phân giác của góc xOy ở câu a.
Hướng dẫn giải bài 31 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
Hình vẽ hoàn chỉnh
chú ý rằng:
 
 

Bài 32 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Khi nào ta kết luận được tia Ox là tia phân giác của góc xOy? Trong những câu trả lời sau, em hãy chọn những câu đúng:
Hướng dẫn giải bài 32 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
Câu c) d) đúng.

Bài 33 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Vẽ hai góc kề bù xOy, yOx’, biết ∠xOy = 1300.Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo góc ∠x’Ot.
Hướng dẫn giải bài 33 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
Vì góc xOy và góc yOx’ là hai góc kề bù
nên góc xOy + yOx = xOx’
hay 130º + ∠yOx’ = 180º
⇒ góc yOx’ = 180º – 130º
⇒ góc yOx’ = 50º
Vì Ot là tia phân giác của góc xOy
nên góc xOt = góc tOy = ∠xOy/2 = 130º/2 = 65º
Vì tia Oy nằm giữa 2 tia Ot và Ox’
nên góc tOy + yOx’ = tOx’
hay 65º + 50º = 115º
Vậy góc tOx’ = 115º 

Bài 34 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Vẽ hai góc kề bù xOy và yOx’, biết ∠xOy = 1000 . Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy và Ot’ là tia phân giác của góc x’Oy. Tính số đo các góc x’Ot, xOt’, tOt’.
Hướng dẫn giải bài 34 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
Do góc xOy kề và bù với góc x’Oy
∠xOy + ∠x’Oy = 180º
∠x’Oy = 180º – ∠xOy
∠x’Oy = 180º – 100º
∠x’Oy = 80º
Do Ot là tia phân giác của góc xOy nên:
∠xOt = ∠tOy = 100º/2 = 50º
Do Ot’ là phân giác của góc x’Oy nên:
∠x’Ot’ = ∠t’Oy = 80º/2 = 40º
Tính ∠x’Ot = ∠x’Oy + ∠yOt = 80º + 50º = 130º
Tính ∠xOt’ = ∠xOy + ∠yOt’ = 100º + 40º = 140º
Tính ∠tOt’ = ∠t’Oy + ∠yOt = 40º + 50º = 90º

Bài 35 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Vẽ góc bẹt xOy. Vẽ tia phân giác Om của góc đó. Vẽ tia phân giác Oa của góc xOm. Vẽ tia phân giác Ob của góc mOy. Tính số đo góc aOb.
Hướng dẫn giải bài 35 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
Do Om là tia phân giác của góc bẹt
∠xOy = 180º
∠yOm = ∠xOm = 180º/2 = 90º
Do Ob và Oa lần lượt là tia phân giác của góc yOm = xOm = 90º/2 = 45º = ∠bOm = ∠aOm
Tính ∠bOa
∠bOa = ∠bOm + ∠aOm = 45º + 45º = 90º

Bài 36 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Cho hai tia Oy,Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết:
∠xOy = 30º ; ∠xOz = 80º
Vẽ tia phân giác Om của góc xOy. Vẽ tia phân giác On của yOz. Tính ∠mOn.
Hướng dẫn giải bài 36 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, ta có:
∠ xOy = 30º < ∠xOz = 80º
nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Vậy ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz
∠yOz = ∠xOz – ∠xOy = 80º – 30º = 50º
Vì tia Om là tia phân giác của góc xOy nên
∠nOy = ∠zOy/2 = 25º
∠yOm = ∠xOy/2 = 15º
Vì Om là tia phân giác của góc xOy nên
∠nOy = ∠zOy/2 = 25º
Vậy ∠nOm = ∠nOy + ∠yOm = 25º + 15º = 40º 

Bài 37 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2

Cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết rằng
∠xOy =30º,∠xOz =120º
a) Tính số đo góc yOz.
b) Vẽ tia phân giác Om của góc xOy,tia phân giác On của góc xOz. Tính số đo góc mOn
Hướng dẫn giải bài 37 trang 87 SGK Hình học 6 tập 2:
 
a) Tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz, từ đó tính được:
góc yOz = 1200– 300= 900
b) Tia Om nằm giữa hai tia Ox,On, từ đó tính được:
góc mOn = 600– 150= 450
 

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 24,25,26,27,28,29 trang 84,85 SGK Hình học 6 tập 2

 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 38 trang 91 SGK Hình học 6 tập 2

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2