intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 42,43,44,45,46,47 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

Chia sẻ: Phượng Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

335
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức đã học một cách nhanh chóng và hiệu quả. TaiLieu.VN gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 98. Tài liệu bao gồm lời giải chi tiết, rõ ràng tương ứng với từng bài tập trong SGK sẽ giúp cho các em học sinh ôn tập dễ dàng. Sau đây mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 42,43,44,45,46,47 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

Bài 42 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

a) vẽ c ⊥ a.

b) Vẽ b ⊥ c. Hỏi a có song song với b không? vì sao?

c) phát biểu tính chất bằng lời.

Hướng dẫn giải bài 42 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1:

a) vẽ c ⊥ a.

b) Vẽ như hình trên.

a song song với b do a và b đều vuông góc với c (Từ vuông góc đến song song)

c) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.


Bài 43 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

a) vẽ c ⊥ a.

b) Vẽ b // a. Hỏi c có song song với b không? vì sao?

c) phát biểu tính chất bằng lời.

Hướng dẫn giải bài 43 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1:

Hình vẽ tương tự bài 42.

b và c vuông góc với nhau do b // a mà a ⊥ c. (tính chất từ vuông góc đến song song)

Phát biểu: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia


Bài 44 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

a) Vẽ a//b.

b) Vẽ c//a. Hỏi c có song song với b không? Vì sao?

c) Phát biểu tính chất đó bằng lời.

Hướng dẫn giải bài 44 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1:

a) vẽ a// b (Học sinh tự vẽ)

b) vẽ c//a (Học sinh tự vẽ)

Giả sử b không song song với c thì b cắt c tại một điểm O nào đó. khi đó qua O ta có thể vẽ được hai đường thẳng b và c cùng song song với a. Điều đó trái với tiên để Ơclit về đường thẳng song song. Vậy b// c.

c ) Phát biểu tính chất sau bằng lời:

Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.


Bài 45 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

a) Vẽ d’ // d và d” song song với d(d”  và d’ là phân biệt).

b) Suy ra d’ // d” bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

– Nếu d’ cắt d” tại M thì M có thể n ằm trên d không? vì sao?

– Qua điểm M nằm ngoài d, vừa có d’// d, vừa có d” // d thì có trái với tiên đề ơclit không ? vì sao?

– Nếu d’  và d” không cắt nhau(vì trái với tiên đề ơclit) thì chúng phải như thế nào

Hướng dẫn giải bài 45 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1:

a) vẽ d’ // d. d” // d(học sinh từ vẽ).

b) Suy ra d’ // d”, vì nếu d’ cắt d” tại điểm M thì M không nằm trên d vì d// d’ và d// d”.

Qua điểm M nằm ngoài d, ta vẽ được hai đường thẳng d’ và d” cùng song song với d. Điều này trái với tiên đề Ơclit về đường thẳng song song.

Nên d’ và d” không thể cắt nhau. vậy d’ // d”.


Bài 46 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

Xem hình 31:

a) Vì sao a// b?

b) Tính số đo góc C.

Hướng dẫn giải bài 46 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1:

a) a//b vì a và b cùng vuông góc với đường thẳng AB

b) Ta có: ∠C + ∠D = 1800 (Vì hai góc trong cùng phía)

Nên ∠C = = 1800 –  ∠D = 600


Bài 47 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1

Ở hình 32, biết a//b, góc A=  900, góc C = 1300. Tính góc B, góc D

Hướng dẫn giải bài 47 trang 98 SGK Hình học 7 tập 1:

Ta có a//b, nên ∠B = ∠A1 (đồng vị)

vậy ∠B = 900

Ta lại có ∠C + ∠D = 1800

Nên ∠D = 1800 – ∠C = 500

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 40,41 trang 97 SGK Hình học 7 tập 1

 >> Bài tiếp theo:  

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2