intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 46,47,48,49,50 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

175
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập trang 121 trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ công thức tính biết cách tính, biết vận dụng công thức để giải quyết bài toán. Mời các em tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 46,47,48,49,50 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Bài 46 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK, biết IN=3cm , NK=6cm Tính độ dài đoạn IK.

Hướng dẫn giải bài 46 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1
Theo đề bài N là một điểm của đoạn thẳng IK; N không trùng hai đầu mút I,K vậy N phải nằm giữa hai điểm I và K.
Ta có : IK= IN + NK = 3 + 6 = 9 (cm)

Bài 47 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Gọi M là một điểm của đoạn EF. Biết EM= 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn EM và EF.
Hướng dẫn giải bài 47 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1
 
M là một điểm của đường đoạn thẳng EF, M không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy M nằm giữa E và F.
Ta có: EM + MF = EF. Suy ra: EM = FM (= 4cm)

Bài 48 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Em Hà có một sợi dây 1.25m. Em dùng sợi dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng 1/5 độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?
Hướng dẫn giải bài 48 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1
Độ dài 1/5 bức tường còn lại là: 1/5 . 1,25 = 0,25 (m)
Chiều rộng lớp học là:
4.1,25 + 0,25 = 5.25 (m).
Đáp số: Chiều rộng bức tường dài 5,25 m.

Bài 49 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng AB, Biết rẳng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp (h.25).
Hướng dẫn giải bài 49 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1
a) Xét trường hợp điểm M nằm giữa hai điểm A và N; Điểm N nằm giữa hai điểm B và M.
– Vì M nằm giữa A và M nên AN = AM + MN (1)
– Vi N nằm giữa B và M nên BM = BN + MN (2)
Mà AN = BM (đề bài) nên từ (1) và (2) suy ra AM + MN = BN + MN. Suy ra: AM = BN (MN chung).
b) Xét trường hợp điểm N nằm giữa A và M; điểm M nằm giữa B và N.
– Vì N nằm giữa A và M nên AN + NM= AM (3)
– Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN= BN (4)
Mà AN = BM (Đề bài) nên từ (3) và (4) Suy ra: AM = BN.

Bài 50 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1

Cho ba điểm V,A,T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: TV + VA=TA
Hướng dẫn giải bài 50 trang 121 SGK Hình học 6 tập 1
Nếu TV+ VA= TV thì V nằm giữa hai điểm T và A.

Để tải tài liệu về máy tham khảo, các em em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 40,41,42,43,44,45 trang 119 SGK Hình học 6 tập 1

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 51,52 trang 122 SGK Hình học 6 tập 1

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2