intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 50,51,52,53,54,55 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Chia sẻ: Lê Ngọc Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

147
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của tài liệu gồm phần khái quát kiến thức đại lượng tỉ lệ nghịch, đại lượng tỉ lệ thuận và hàm số y = ax kèm hướng dẫn giải các bài tập trang 77 sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học và định hướng được phương pháp giải bài tập hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 50,51,52,53,54,55 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Bài 50 Ôn tâp chương 2 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Ông Minh dự định xây một bể nước có thể tích là V. Nhưng sau đó ông muốn thay đổi kích thước so với dự định ban đầu như sau: Cả chiều dài và chiều rộng đáy bể giảm đi một nửa. Hỏi chiều cao phải thay đổi như thế nào để bể xây được vẫn có thể tích là V?

Hướng dẫn giải bài 50 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1:

Gọi a, b, c lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bể nước ban đầu
Ta có thể tích của bể nước là = S.h = a.b.c (Với S = a.b)
Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bể sau khi thay đổi kế hoạch là:a/2, b/2 và c/s
Khi đó thể tích của bể nước:
V’ = a/2 . b/2 . c/s = (a.b.c’)/4
Thể tích bể nước không thay đổi, tức là:

V= V’ ⇔ a.b.c = (a.b.c’)/4 ⇔ 4abc = abc’ <=> c’ = 4c
Vậy để thể tích không đổi thì chiều cao của bể sau khi thay đổi phải bằng 4 lần chiều cao bể theo dự kiến ban đầu.


Bài 51 Ôn tâp chương 2 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Viết tọa độ các điểm A, B, C, D, E, F, G trong hình 32.
   
    
Hướng dẫn giải bài 51 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1 :
Ta có tọa độ các điểm:
A(-2; 2); B(-4; 0); C(1; 0); D(2; 4); E(3; -2); F(0; -2); G(-3; -2)

Bài 52 Ôn tâp chương 2 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Trong mặt phẳng tọa độ vẽ tam giác ABC với các đỉnh A(3; 5), B(3; -1), C(-5; -1). Tam giác ABC là tam giác gì?
Hướng dẫn giải bài 52 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1 :
   
Tam giác ABC là tam giác vuông tại B.

Bài 53 Ôn tâp chương 2 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Một vận động viên xe đạp đi được quãng đường 140km từ Tp Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long với vận tốc 35km/h. Hãy vẽ đồ thị của chuyển động trên trong hệ trục tọa độ Oxy (với một đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 giờ và một đơn vị trên trục tung biểu thị 20km).

Hướng dẫn giải bài 53 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1:

Nếu x là thời gian vận động viên đi được quãng đường y thì hàm số biểu thị sự chuyển động là: y = 35x
Ta có bảng giá trị sau:

x

1

2

3

4

y = 35x

35

70

105

140

Đồ thị của chuyển động được biểu diễn trên hệ trục tọa độ Oxy như sau:


Bài 54 Ôn tâp chương 2 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ đồ thị của các hàm số:

a) y = -x b) y =1/2x c) y = -1/2x

Hướng dẫn giải bài 54 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1:

Đồ thị của hàm số y = -x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; -1)
b) Đồ thị của hàm số y =1/2x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm B(2; 1)
c) Đồ thị của hàm số y =-1/2x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm C(-2; 1)


Bài 55 Ôn tâp chương 2 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1

Những điểm nào sau đây không thuộc đồ thị hàm số y = 3x – 1

A(-1/3; 0); B(1/3; 0); C(0; 1); D(0; -1) ?

Hướng dẫn giải bài 55 trang 77 SGK Đại số 7 tập 1:

Ta có xA = -1/3; yA = 0, giá trị của hàm số tại xA là 3. (-1/3) – 1 = -2 ≠ yA Nên điểm A không thuộc đồ thị hàm số y = 3x -1
Ta có xB = 1/3; yB = 0, giá trị của hàm số tại xB là: 3.13 – 1 = 0 = yB
Nên điểm B thuộc đồ thị hàm số y = 3x -1
Ta có xC = 0; yC = 1, giá trị của hàm số tại xC là: 3.0 – 1 = -1 ≠ yC
Nên điểm C không thuộc đồ thị hàm số y = 3x -1
Ta có xD = 0; yD = -1, giá trị của hàm số tại xD là: 3.0 – 1 = -1 = yD
Nên điểm D thuộc đồ thị hàm số y = 3x -1

Để tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu mời các em đăng nhập và download về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 48,49 trang 76 SGK Đại số 7 tập 1

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 56 trang 78 SGK Đại số 7 tập 1

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2