A. Soạn bài Giọng quê hương
1. Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
Trả lời: Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên lạ.
2. Chuyện gì làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
Trả lời : Chuyện một trong ba thanh niên lạ đến xin trả tiền ăn thay cho Thuyên và Đồng làm hai anh rất ngạc nhiên.
3. Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
Trả lời : Anh thanh niên lạ cảm ơn Thuyên và Đồng vì Thuyên và Đồng đã cho anh ta nghe lại giọng nói của mẹ anh xưa.
4. Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
Trả lời : Các chi tiết sau đây nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương :
Anh thanh niên lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
5. Qua câu chuyện này, em nghĩ gì về giọng quê hương ?
Trả lời : Qua câu chuyện này em hiểu giọng quê hương rất thân thiết đối với mỗi người. Nó gợi ra bao kỉ niệm về những người thân và phong cảnh thân thuộc của quê hương, nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Nội dung: Tình cảm yêu quê hương tha thiết của những người xa quê.
B. Kể chuyện bài Giọng quê hương
Dựa vào tranh minh họa, hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương:
Tranh 1: Hai anh Thuyên và Đồng đói bụng, bước vào quán. Họ nhìn thấy trong quán đã có ba thanh niên đang vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ.
Tranh 2: Khi cả hai anh Thuyên và Đồng đang lúng túng vì quên ví tiền ở nhà thì có một anh đi đến xin được trả tiền thay cho hai anh và ngỏ ý muốn làm quen với hai anh.
Tranh 3: Ba người trò chuyện với nhau. Anh thanh niên xúc động cho biết là hai anh đã cho anh nghe lại giọng nói của quê hương.
C. Chính tả bài Giọng quê hương
1. Nghe - Viết : QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài chính tả :
• Trong bài chính tả có các chữ viết hoa là : Quê (trong đầu bài), Chị Sứ, Chính và tên tác giả Anh Đức.
• Các chữ này phải viết hoa vì hoặc là đứng ở đầu câu hoặc là chỉ tên riêng của người như: Sứ, Anh Đức.
2. Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ có vần oay.
• Vần oai : củ khoai, loài người, khoan khoái
• Vần oay : ngoáy tai, hí hoáy, loay hoay
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Ôn tập giữa học kì I SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Quê hương SGK Tiếng Việt 3