A. Kể chuyện bài Đất quý, đất yêu
1. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
- Cần sắp xếp như sau : Tranh 3 - Tranh 1 - Tranh 4 - Tranh 2
2. Dựa vào các tranh trên, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tranh 3: Hai vị khách được đi thăm khắp các nơi trên đất nước Ê-ti-ô-pi-a.
Tranh 1: Họ được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi nồng hậu, mời vào cung điện, mời tiệc và tặng nhiều quà quý.
Tranh 4: Hai vị khách sắp xuống tàu thì viên quan dẫn đường yêu cầu họ cởi giày ra và cho người cạo sạch đất cát bám vào đế giày. Điều này làm họ hết sức ngạc nhiên.
Tranh 2: Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, viên quan giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a. Qua phong tục này ta được biết người Ê-ti-ô-pi-a vô cùng yêu quý đất đai quê hương. Đất đai của Tổ quốc Ê-ti-ô-pi-a là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ.
3. Thi tìm nhanh viết đúng :
a) - Chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s :
• sách, sổ, sông, (lá) sả, (cây) sấu, (chim) sâu, (chim) sẻ, sườn (núi), (xương) sườn, sân, (cái) sàng, (cây) súng, (hoa) sen, ...
b) - Từ chỉ hành động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:
• xa xôi, xa hoa, xa lánh, xa xả, xả thân, xả thịt, xác đáng, xác xơ, xạc bình, xài tiền, xám xịt, xanh, xanh xao, xao xác, xào xáo, xảo quyệt, xảo trá, xáo trộn, xạo, xát gạo, xay lúa, xắn tay, xằng bậy, xắt thịt, xây lắp, xâu xé, ...
c) - Từ có tiếng mang vần ươn :
• tàu lượn, con lươn, mảnh vườn, trườn mình, thuê mướn, con vượn, vay mượn, ...
- Từ có tiếng mang vần ương :
• con đường, bướng bỉnh, tướng sĩ, chai tương, lương bổng, đương thời, cường thịnh, cương quyết, lương thực, quê hương, đo lường, trường học, số lượng, lưỡng lự, cái giường, thương yêu, ...
B. Soạn bài Đất quý, đất yêu
1. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
Trả lời : Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.
2. Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra ?
Trả Lời : Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ bỗng xảy ra : đó là viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất bám vào đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.
3. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
Trả lời : Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc, là anh em ruột thịt, đất đã nuôi sống họ, đất là thiêng liêng cao quý.
4. Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào ?
Trả lời : Phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với Tổ quốc là hết sức đằm thắm, mặn nồng, thiết tha, sáu sắc. Họ coi đất đai của Tổ quốc là thứ tài sản quý giá nhất.
Nội dung: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Thư gửi bà SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Vẽ quê hương SGK Tiếng Việt 3