intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải nhanh đề trắc nghiệm đại học

Chia sẻ: Nhan Tai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

121
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'hướng dẫn giải nhanh đề trắc nghiệm đại học', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải nhanh đề trắc nghiệm đại học

  1. HƯỚNG DẪN GẢI ĐỀ THI ĐẠI HỌC DƯỚI GÓC ĐỘ TRẮC NGHIỆM Các em học sinh thân mến! Việc hoàn thành bài thi chính xác với thời gian ngắn nhất là yêu cầu cấp bách cho chúng ta. Để làm được điều này chúng ta phải luyện tập thường xuyên, phải hạn chế việc viết phương trình phản ứng hóa học, kết hợp các định luật hóa học, các ph ương pháp giải một cách nhuần nhuyễn, và ngoài ra còn phải có kinh nghiệm làm bài nữa.Về phương pháp và tâm lí thi c ử, tôi không đề cập đến ở đây. Tôi chỉ muốn nói đến ở đây là vấn đề kinh nghiệm. Nhiều em học sinh khi làm bài tập hóa học, không chú ý đến đáp án, cho nên kết quả tuy làm được nhưng mất khá nhiều thời gian. Việc làm từ đáp án làm lên giúp ta hạn chế bớt thời gian rất nhiều. Nhìn vào bộ đáp án ta đã khoanh vùng, loại trừ được các đáp án không chính xác rồi. Khi đã khoanh vùng được đáp án sai rồi, giả sử c òn hai đáp án mà ta chưa giải quyết được thì chọn ngẫu nhiên một đáp án chăng? Điều này có thể đúng hoặc có thể sai. Đến lúc này chúng ta vận dụng toán học thống kê vào sẽ có được đáp án chính xác ngay, d ù ta không làm ra được đáp án đó. Ngoài việc dùng phương pháp loại trừ ra chúng ta còn dùng phương pháp thử, dùng công thức kinh nghiệm để giải nhanh một số dạng b ài tập nữa. Để rèn luyện việc giải đề thi nhanh và chính xác mời các em học sinh đọc tập 6 của bộ sách do tác giả Thạc sỹ Nguyễn Ái Nhân bi ên soạn “ giải bài tập trắc nghiệm hóa học trong 20s” sách gồm 500 trăm bài tập thường gặp trong chương trình thi đại học trong những năm gần đây. Trong đề thi này một số dạng bài tập, phần lớn tác giả giải theo kinh nghiệm. C òn giải cụ thể các em tìm đọc lời giải chi tiết của cùng tác giả. Mục đích của lời giải này nhằm cho các em học sinh biết cách t ư duy khoa học để chọn được đáp án chính xác và nhanh chóng nh ất. Đối với trắc nghiệm thì miễn làm sao mà chọn được đáp án đúng là được. Không quan trọng chọn nó như thế nào. Thậm chí cả chọn ngẫu nhiên (Chọn ngẫu nhiên ở đây là chọn ngẫu nhiên có nghệ thuật, không phải chọn bừa đâu. Học sinh, nhóm học sinh, nếu muốn học các phương pháp giải nhanh, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp thử, ứng dụng toán học trong chọn đáp án vui l òng liên lạc với tác giả để được kiến thức giải chính xác và nhanh chóng. Học sinh ở địa bàn Yên Thành, Diễn Châu nếu muốn học các ph ương pháp trên vui lòng học vào buổi tối các ngày trong tuần. Mọi chi tiết xin vui lòng liên lạc với - Th.S Nguyễn Ái Nhân theo số điện thoại 0989 848 791. Mọi ý kiến đóng góp cho bài giải, mời các bạn liên lạc với tác giả theo các cách sau Tel 0989848791 Email: nguyenainhan79@yahoo.com Website: http://www.trithucbonphuong.com http://nguyenainhan.violet.vn Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au. Chúng ta chỉ cần nhớ quy tắc:” Tất cả các ion kim loại từ Al 3+ trở về trước không bị điện phân được trong dung dịch.  Dễ dàng chọn được đáp án A.( Câu này chỉ làm trong 10s) Câu 2: Hoà tan hết m gam ZnSO 4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M v ào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M v ào X thì cũng thu được a gam Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 1 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  2. kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 22,540. C. 12,375. D. 17,710. Cách 1. Số mol KOH ở hai lần phản ứng l à khác nhau, do đó, chắc chắn chúng ta phải nghĩ rằng “ Lần 1 Zn 2+ chưa phản ứng hết, lần 2 sẽ phản ứng hết v à tan một phần.  Số mol ZnSO 4 phải nằm trong khoảng (0,11; 0,14) và khối lượng ZnSO 4 tương ứng phải nằm trong khoảng ( 17,71; 20,125). Xét cả 4 đáp án thì chỉ có B là thỏa mãn. (Nếu suy nghĩ theo cách này thì chỉ mất 20s) Cách 2. Dùng phương pháp đồ thị, Từ đồ thị ta thấy nZnSO4  0,125  mZnSO4  0,125.161  20,125g Ở cách 2 này phải làm thường xuyên mới có thể nhanh được. Cách 3. Lấy số tổng số mol OH- của cả hai thí nghiệm trên đem chia cho 4. Thay số ta có: ( 0,22+0,28):4=0,125. Vậy khối lượng ZnSO 4 mZnSO4  0,125.161  20,125g . Vậy dạng này đối với Al, Cr, Be thì sao? Vui lòng học ở lớp do Thạc sỹ Nguyễn Ái Nhân giảng dạy sẽ có câu trả lời ng ay.) (Cách này chỉ mất 15s) Câu 3: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta thấy HCHO sẽ cung cấp CO 2 và nước với số mol bằng nhau và bằng số mol CO 2 =7,84:22,4=0,35 mol. Số mol H2O còn lại do H2 cung cấp là 11,7:18- 0,35=0,03. 0,3.100% %H2   46,15 0, 65  Chọn A. (Câu này chỉ cần nhẩm nhanh trong vòng 15s) Câu 4: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364. Giới hạn cực đại kết tủa BaCO 3 là 0,02.197=3,94g. Giới hạn cực tiểu kết tủa BaCO 3 là 0,012.197=2,364g.  Loại B và D Vấn đề còn lại là đáp án A và C chúng ta ch ọn đáp án nào? Tổng số mol OH - bằng 0,003  số mol CO32_ bằng tổng số mol OH - chia 3 bằng 0,03:3=0,1mol Vậy khối lượng BaCO 3 kết tủa là 0,01.197=1,97g.  Chọn C. ( Dạng này chúng ta thường có kinh nghiệm giải như sau: Lấy tổng số mol OH - chia 3 được bao nhiêu rồi nhân với khối lượng mol của chất kết tủa).( Bài này chỉ nhẩm trong vòng 15s) Câu 5: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 2 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  3. và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Lý luận. Ion Ba2+ đối kháng với ion SO42-.  loại BaCl2 và CuSO4 Ba và NaHCO3 thì Ba tác dụng với nước cho 2OH -, 1OH- trung hòa với 1 ion HCO 3- tạo CO32- sẽ kết tủa với ion Ba2+  loại trường hợp này. Cu và FeCl3 thì Cu nhường 2e còn Fe3+ nhận 1 e nên Cu con dư, Na2O và Al2O3 thì Na2O cung cấp 2OH-, 1OH- thì hòa tan được 1 Al2O3. Vậy OH- dư nên Al2O3 tan hết.( Thực ra bài này chúng ta viết phương trình ra thi sẽ có kết quả ngay. Tác giả chi muốn lý luân để nhằm tăng t ư duy sáng tạo của các em học sinh thôi , hạn chế viết phương trình phản ứng hóa học khi làm bài thi trắc nghiệm) ( bài này làm khoảng 1 phút nếu viết phương trình, nếu suy luận chỉ mất khoảng 40s) Câu 6: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. xiclohexan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen. Stiren, etilen đều có liên kết đôi chắc chắn là mất màu rồi. Các xicloankan có vòng từ ba cạnh hoặc 4 cạnh mới có khả năng cộng mở v òng với Br.  xiclohexan (Bài này chỉ nhẩm trong vòng 15s ) Câu 7: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7. Chất nào nhận electron nhiều nhất là chất đó: KMnO4 nhận 5e, MnO2 nhận 2e, CaOCl2 nhận 2e, K2Cr2O7 nhận 6e.  Chọn D. (Bài này chỉ nhẩm trong vòng 20s) Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, KOH. C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. CuS, BaSO4 không tan trong HCl, HNO 3  Loại C và B. KNO3 thì không tác dụng được với HCl vì sản phẩm nếu tạo thành là HNO 3 mạnh hơn HCl.  Chọn D. Bài này chỉ nhẩm trong vòng 15s Câu 9: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe. Dễ dàng nhận thấy khí NxOy là N2O với số mol là 0,042. Số mol electron mà nó nhận là 0,042.8=0,336.  Loại A, B. Đáp án C, D đều là kim loại hóa trị 3. Số mol của kim loại bằng 1/3 lần số mol e =0,336:3=0,012. Chỉ có Al thỏa m ãn.  Chọn C. Bài này chỉ nhẩm trong vòng 60s Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C 4H9OH. C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. Áp dụng công thức giải nhanh nCO2 3 n  3 nH 2O  nCO2 4  3 Chỉ có đáp án C thỏa mãn.  Chọn C. (chỉ nhẩm trong 10s) Câu 11: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5. C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5. Lấy 2,05 chia cho khối lượng muối HCOONa(68) , CH 3COONa (82) ta thấy khi chia cho 82 là tròn. Loại đáp án D và đáp án B. Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 3 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  4. 0,94 M Ancol   37, 6 0, 025 Phải có CH3OH và C2H5OH  Chọn A. Bài này chỉ nhẩm trong vòng 45s Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%. Từ cấu hình electron ta thấy X phải thuộc phân nhóm chính nhóm 6( O, S, Se, Te,Po ) . Công thức cao nhất là XO3, O, S, Se, Te, Po thì S thường gặp, Se, Te, Po ít gặp và không cho khối lượng mol trong đầu bài). Lấy khối lượng X chia cho tổng phân tử XO 3  Chọn D. Bài này chỉ nhẩm trong vòng 45s Câu 13: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Gọi công thức của hợp chất hữu c ơ X là CxHyOz 21 2 4 nC : nH : nO  : :  1, 75 : 2 : 0, 25  7 : 8 :1 12 1 16 CH3 CH3 CH3 O CH3 CH2OH OH OH OH Bài này là bài tập kết hợp giữa xác định công thức và viết đồng phân nên phức tạp hơn. Nhiều học sinh sau khi xác định được công thức mà viết đồng phân lại không đủ hoặc thừa. Câu 14: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là A. C5H9O4N. B. C4H10O2N2. C. C5H11O2N. D. C4H8O4N2. Gọi công thức của amino axit X là R(COOH) a(NH2)b R(COOH)a(NH2)b +bHCl  (COOH)a R (NH3Cl)b(1) 1 b 1 (NH2)bR(COOH)a +aNaOH  (NH2)bR(COONa) a +aH2O(2) 1 a a Theo (1) 1 mol amino axit X + HCl thì khối lượng tăng lên 36,5b gam Theo (2) 1 mol amino axit X + NaOH thì khối lượng tăng lên 22a gam Theo giả thiết ta có: m2 - m1 = 7,5  22a-36 (Bài này làm trong 1 phút) Câu 15: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO 3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y. Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 4 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  5. (5x-2y)Fe3O4 + (46x-18y)HNO 3 → (15x-6y)Fe(NO 3)3 + NxOy +(23x-9y) H2O ( Nếu sử dụng phương pháp nhẩm và đếm thì chỉ mất 20s) Câu 16: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam. Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp trên thì chỉ có CuO bị khử, CO sẽ lấy O trong CuO. Vậy khối lượng oxi bị khử là 9,1-8,3=0,8 . Số mol Oxi là 0,8:16=0,05mol Vậy khối lượng CuO là 0,05.80 = 4,0gam.  Chọn D.( Bài này làm trong 15s) Câu 17: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. + - Nhận xét sồ mol H bằng số mol NO 3 =2 lần số mol Cu(NO 3)2. Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta thấy số mol Cu(NO 3)2 tham gia phản ứng bằng (6,58-4,96)/108=0,015mol. Số mol H + bằng 0,015.2=0,03. Nồng độ ion H + là 0,03:0,3=0,1  pH=1. Chọn C. ( Bài này làm trong 60s) Câu 18: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 4. B. 8. C. 5. D. 7. RNH2 + HCl  RHN3Cl Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng HCl =5 gam Số mol HCl =5:36,5 10.36,5 M RNH 2   73 5  R=73-16=57.  R là C4H9-. Amin là C 4H9NH2. Viết các đồng phân ta được 8 đồng phân. Amin bậc 1: C-C-C-C-NH2; C-C(NH2)C-C; C-C-C(C)NH2 ;C-C(C)CNH 2; C-C(C)(NH2)C Amin bậc 2: C-NH-C-C-C; C-NH-C(C)C Amin bậc 3: C-N(C)C-C;  Chọn B.Nếu viết đồng phân đầy đử mất khoảng 1 phút r ưỡi, nếu áp dụng công thức tính đồng phân sẽ cho kết quả nhanh hơn.(Thực ra không có quy tắc tính đồng phân. Nh ưng ở đây là quy tắc kinh nghiệm) Câu 19: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: Theo bài ra ta có hệ  (14n  18) x  m(1)  14V   V  22, 4  18 x  m(4)  nx  (2) Thay (2) vào (1) và (3) ta có:   22, 4  V  x  a (5)  a  22, 4 18 (n  1) x  (3)  18 V Lấy (4) trừ (5) nhân với 18 ta đ ược biểu thức cuối cùng là m  a   Chọn D 5, 6 Cách 2. Không mất tính tổng quát ta cho 0,1 mol CH 3OH tương ứng với khối lượng bằng 3,2 gam khi đốt cháy sẽ thu được 0,1 mol CO 2 hay 2,24 lít và 0,2 mol nước hay 3,6 gam. Thay vào bốn đáp Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 5 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  6. án trên chỉ thấy đáp án D là thỏa mãn .( Bài này làm trong 60s) Câu 20: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl. C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl. Dễ dàng chọn được đáp án C ngay. Câu 21: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam. Trong phản ứng giữa kim loại với H2SO4 loãng thì số mol H2SO4 bằng số mol H 2 =0,1mol Số mol SO 42- đi vào làm anion cũng bằng 0,1 mol Vậy khối lượng muối tạo thành bằng 3,68 +0,1.96=13,28gam Vì H2SO4 10% nên còn lại là nước. Khối lượng nước là 9.9,8=88,2 Vậy khối lượng dung dịch là 88,2+13,28=101,48.  Chọn C.( Bài này làm trong 30s) Câu 22: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Cách 1. Trong 100ml dung dịch X thì có 0,15mol CO 32- và 0,1 mol HCO 3- Khi cho 0,2 mol H + vào thì H+ sẽ biến CO32- thành HCO 3- theo phương trình H   CO32  HCO3 (1) 0,15 0,15 0,15   H  HCO  CO2   H 2O (2) 3 0, 05 0, 25 0, 05 Vậy số mol CO 2 thoát ra là 0,05. Thể tích CO2 thoát ra là 0,05.22,4=1,12L.  Chọn D Cách 2 ( Giải nhanh) Lấy số mol H + ban đầu trừ đi số mol CO 32- sẽ được số mol CO 2 Thay số : 0,2-0,15=0,05.  V=0,05.22,4=1,12L .( Bài này làm trong 15s) Câu 23: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là A. anilin. B. phenol. C. axit acrylic. D. metyl axetat. Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH  loại A. Tác dụng được với dung dịch Brom nên loại đáp án B. Các em nên nhớ rằng có tính axits thì tác dụng được với NaHCO 3 nhưng còn phụ thuộc vào hằng số phân ly axit. Ở đây phenol tuy có tính axit nh ưng nấc phân li thứ hai của nó bé thua của H 2CO3. ( Bài này làm trong 15s) Câu 24: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và IV. B. I, II và III. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Nguyên tắc chung là kim loại nào hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước. “ Khi nào cần giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học hãy học tại lớp do TH.S Nguyễn Ái Nhân giảng dạy” “ Khi nào cần may áo giáp sắt nên sang phố …” Lý luận Fe sau Zn trong dãy điện hóa nên Zn sẽ bị ăn mòn trước. Vậy nơi nào trong đáp án có(II) thì ta loại bỏ.  Chọn C. ( Bài này làm trong 10s) Câu 25: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 6 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  7. A. 1,92. B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84. Ta có thể lý luận như sau: Fe và Cu là chất khử , HNO 3 là chất oxi hóa, trạng thái cuối c ùng của phản ứng là Fe2+ và Cu2+ Fe  Fe2+ + 2e 0,12 0,12 0,24 Cu  Cu2+ + 2e x 2x NO3 +4H + 3e  NO +2H2O(2) - + 0,1 0,4 0,3 0,1 Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:0,24+2x=0,3  x=0,03  khối lượng Cu =0,03.64=1,92g  Chọn A.( Bài này làm trong 60s) Câu 26: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Cách 1. Những chất có số oxi hóa trung gian th ì vừa thể hiện tính oxi hóa và khử: S, FeO, SO2, N2 là có số oxi hóa trung gian, ngoài ra HCl thì H + thể hiện tính oxi hóa, Cl - thể hiện tính khử.  chọn B.( Bài này làm trong 20s) Cách 2: Dạng này bao giờ cũng nằm giữa khoảng lớn nhất v à bé nhất. Do đó loại được A và C. Chỉ còn C và D là phù hợp thôi.( Nếu không làm được chọn bừa đi một đáp án) Chú ý: Chọn bừa ở đây không phải là chọn ngẫu nhiên đâu nhé! Mà phải chọn là đáp án B. Có bạn hỏi tại sao lại chọn là đáp án B mà không phải là C ? hãy đọc tài liệu chiến thuật chọn ngẫu nhiên của tác giả Nguyễn Ái Nhân nhé .( giống như khi bạn chơi bài, bạn sẽ biết khi chốt hạ bạn đánh con nào thì đối phương có thể ăn được hoặc không ăn được) Câu 27: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là: A. CH3COOH, C 2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2. C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. CH3COOH,CH3COOC2H5 Không thể điều chế bằng một phản ứng trực tiếp đ ược.  Chọn B. ( Bài này làm trong 15s) Câu 28: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0. C6H12O6  2C2H5OH +2CO 2 0,075 0,15 0,15 CO2 + Ca(OH) 2  CaCO3+ H2O Khối lượng dung dịch giảm bằng khối l ượng CO2 trừ khối lượng của chất kết tủa hoặc bay h ơi Theo bài ra ta có phương tr ình là : mCO2  mCaCO3   3, 4  mCO2  10  3, 4  6, 6 6, 6 nCO2   0,15 44 0, 075.180.100 mC6 H12O6   15g 90  Chọn D.( Bài này làm trong 60s) Câu 29: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 7 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  8. C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. Nhìn vào đáp án ta thấy cặp B và D trùng nhau nên loại được A và C. B là tơ nilon -6,6. loại  Chọn D. .( Bài này làm trong 30s) Câu 30: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4. Bằng phương pháp thử ta dễ dàng chọn được đáp án D. .( Bài này làm trong 60s) Câu 31: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)3 và Zn(NO 3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO 3)2. C. AgNO3 và Zn(NO 3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO 3. Zn và AgNO 3 phải hết  Loại C và D. Fe phải dư nên trạng thái cuối cùng của Fe phải là Fe2+.  Chọn B .( Bài này làm trong 60s) Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98. Khi gặp các kim loại như Al, Zn, Mg tác dụng với HNO 3 ta thường liên tưởng có sản phẩm NH4NO3 tạo thành rồi. Mặt khác trong đề bài thiếu chữ “Sản phẩm khử duy nhất” ta cũng liên tưởng đến sản phẩm NH4NO3 tạo thành rồi. Thực tế số mol Al nhường tối đa = 1,38 mol, trong khi đó số mol NO 3- nhận tối đa bằng 0,24 mol Tức là số mol e nhường nhiều hơn e nhận  Phải có NH4NO3 tạo thành. “ Đây là hiện tượng cho thì nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết” Như vậy chắc chắn có Al(NO 3)3 với khối lượng = 0,46.213= 97,98  Loại đáp án D. Số mol NH 4NO3 sẽ là (1,38-0,24 ):8=0,015. Ứng với khối lượng là 0,015.80=8,4. Vậy khối lượng muối tạo thành là 97,97+8,4=106,38. Chọn C Cách 2. Lý luận vì HNO3 dư nên Al hết và sẽ đi vào muối vơi khối lượng ít nhất là 0,46.213= 97,98. Các đáp án trên chỉ có C là thỏa mãn.Vì tất cả đều bé thua 97,98. Chỉ có C thỏa m ãn. Nếu suy nghĩ cách này thì chẳng cần phải tính khối lượng NH4NO3 phải không các em? (Nếu suy luận kiểu này chỉ mất 20s) Câu 33: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là A. C2H5OH và CH 2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH 3OH. C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH. Vì đốt cháy ete cho số mol nước bằng số mol CO 2 =0,4 mol nên este phải có 1 liên kết đôi ở gốc ancol.  loại C và B. Nếu este được tạo từ A thì phải có công thức là C5H10O. lấy 7,2 : 86 = 0,833 loại. Nếu este được tạo từ D thì phải có công thức là C4H8O . lấy 7,2 : 72 =0,1 số đẹp .  Chọn D ( Bài này làm trong 60s) Câu 34: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm? A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Áp dụng nguyên tắc nhận biết tối đa ta dễ dàng nhận biết được cả 6 chất. Nếu các em học sinh viết phương trình rồi trình bày hiện tượng quan sát được thì mất rất nhiều Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 8 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  9. thời gian. ( Bài này làm trong 5s) Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là A. 360. B. 240. C. 400. D. 120. Ta dễ dàng nhẩm được số mol Fe là 0,02 mol số mol Cu là 0,03 mol , số mol H + là 0,4 mol Số mol e mà Cu và Fe nhường là 0,12 mol. Số mol H + dư là 0,4- (0,12.4):3= 0,24mol. Vậy số mol OH - là 0,24 +0,02.3+0,03=0,36 Lít hay 360ml  Chọn A. ( Bài này làm trong 60s) Câu 36: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm VIIIB. 2 X là 1s22s22p63s23p63d64s . X là Fe . Chọn D. ( Bài này làm trong 20s) Câu 37: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung l à A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1CHO (n ≥0). C. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). D. CnH2n-3CHO (n ≥ 2). Số mol Ag =54:108=0,5mol; số mol Ag =2 số mol andehit suy ra andehit đ ã cho là đơn chức  Loại A .Khi cho X tác dụng với hodro ma số mol H 2 gấp 2 lần số mol X suy ra X phải chứa 1 li ên kết pi trong gốc hidrocacbon. Chỉ có CnH2n-1CHO (n ≥ 2).  Chọn C. ( Bài này làm trong 30s) Câu 38: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Cl2 + 2FeCl2  2FeCl3 H2S+ CuCl2  CuS  +HCl Fe+ H2SO4  FeSO4+H2   Chọn C. ( Bài này làm trong 40s) Câu 39: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140 oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là A. 4,05. B. 8,10. C. 18,00. D. 16,20. hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3là đồng phân của nhau nên số mol của chúng là 0,9mol. Trong phản ứng loại nước thì số mol nước bằng 1 nữa số mol este .Vậy khối lượng nước là 0,45.18=8,1.  Chọn B. ( Bài này làm trong 15s) Câu 40: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. CH3-COONa, HCOONa và CH 3-CH=CH-COONa. Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 9 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  10. Nhận xét độ bội liên kết trong C10H14O6 bằng 4 (áp dụng công thức tính độ bội liên kết). Trong đó gốc axit có 3 suy ra phải c òn 1 liên kết pi ở gốc ancol  Loại B và C. Este phải có gốc ancol là gốc của glixerol nên phải có dạng H C O CH2 O CH3 C O CH O CH2=CH-CH2 C O CH2  Chọn A. O II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Số ống nghiệm có kết tủa gồm: (NH4)2SO4; FeCl2; K2CO3.  Chọn D. ( Bài này làm trong 60s) Đối với dạng toán này bao giờ cũng nằm giữa khoảng lớn nhất v à nhỏ nhất  Loại B và C. Câu 42: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. Xem bài này ở phần giải chi tiết Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là A. 9,8 và propan-1,2-điol. B. 4,9 và propan-1,2-điol. C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 4,9 và glixerol. Từ giả thiết của bài toán ta thấy ancol đã cho phải có hai nhóm OH kề nhau. Loại đáp án C. Mặt khác tỷ lệ đốt cháy 0,2 mol một ancol X no cần 0,8 mol O 2 nên loại D.( chúng ta đã quen thuộc đốt cháy glixerol với 3,5 mol O 2 rồi) Trong phản ứng giữa ancol đa chức với Cu(OH) 2 thì số mol Cu(OH) 2 bằng ½ số mol ancol. Vậy khối lượng Cu(OH) 2 bằng 0,1.98=9,8. Chọn A ( Bài này làm trong 40s) Câu 44: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là: A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH. C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH. Gọi công thức chung của hai axit l à Cn H 2 n  2  k (COOH ) k Cn H 2 n  2 k (C OOH )k  O 2  (n  k )CO 2  (n  1)H 2O 0,3 ( n  k)0,3 Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 10 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
  11. 5 Theo giả thiết ta có: (n  k )0,3  0,5  n  k   1, 66(*) 3 Cn H 2 n  2 k (C OOH )k  kNaOH  Cn H 2 n  2k (C OONa )k  H 2O 0,3 0,3 k Theo giả thiết ta có 0,3k  0,5(**) n  0  Từ (*) và (**) ta có  5 k   3 n  0   5 phải có 1 axit là không có gốc hidrocac bon, một axit đa chức . Suy ra có (COOH) 2, axit còn lại k   3 phải có k=1và có gốc hodrocac bon là H  Loại C và D.  Chọn A. ( Bài này làm trong 120s) Câu 45: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo ra kết tủa là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH 3 tạo ra kết tủa là C2H2; CH2O(HCHO); CH2O2 (HCOOH); C3H4O2 (HCOOCH=CH 2). ( Bài này làm trong 30s)  Chọn B. (Đối với dạng này bao giờ cũng nằm giữa khoảng lớn nhất v à nhỏ nhất  Loại C và D) Câu 46: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol. B. xeton. C. amin. D. anđehit.  Chọn A Câu 47: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? A. 1,8. B. 1,5. C. 1,2. D. 2,0. Tồng số mol electron mà Cu2+ và Ag+ nhận là 5 mol. Để thu được dung dịch chứa ba kim loại th ì tổng số mol của Mg và Zn nhường cũng phải bé thua 5 mol. M à Mg nhường 2,4 mol suy ra số mol Zn nhường
  12. Vậy Z là CH2=CH-COONa. Chất này có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. mCH 2 CH COONa  0,1.94  9, 4 .  Chọn B. Nếu R1là C2H5 thì R2 là H. Suy ra X là C 2H5NH3OOCH. Vậy Z là HCOONa. Muối này có chúa nhóm chức CHO (andehit) nên nó cũng có thể làm mất màu dung dịch brom được. Vậy khối lượng muối Z là : mHCOONa  0,1.68  6,8 . Không có đáp án nào trong đ ầu bài thỏa mãn.  Chọn B. ( Bài này làm trong 250s) Câu 49: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+). B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3. C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3. Câu 50: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k)    N2O4 (k). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A.  H > 0, phản ứng tỏa nhiệt. B.  H < 0, phản ứng tỏa nhiệt. C.  H > 0, phản ứng thu nhiệt. D.  H < 0, phản ứng thu nhiệt.  Chọn B. Mọi ý kiến đóng góp cho bài giải, mời các bạn liên lạc với tác giả theo các cách sau Tel 0989848791 Email: nguyenainhan79@yahoo.com Website: http://www.trithucbonphuong.com http://nguyenainhan.violet.vn Hướng dẫn giải đề thi đại học môn hóa học khối A năm 2009 dưới góc độ trắc nghiệm 12 Của tác giả TH.S Nguyễn Ái Nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2