intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

378
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I - Giới thiệu: - Nhãn tiêu da bò: Năng suất cao, hạt hơi nhỏ, cớm dai ráo. - Nãn xuồng: Quả to, cơm dày, phẩm chất gần giống nhãn bánh xa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn

  1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn I - Giới thiệu: - Nhãn tiêu da bò: Năng suất cao, hạt hơi nhỏ, cớm dai ráo. - Nãn xuồng: Quả to, cơm dày, phẩm chất gần giống nhãn bánh xa. II - Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 1 - Chuẩn bị đất: Loại đất thích hợp là đất cát pha hoặc đất phù sa. a) Đất thấp: Có thể lên liếp, bề rộng liếp 5 - 6m, mương rộng 3m, sâu 1 - 1,2m. Đắp mô, khoảng cách mô là 6m. Bón mỗi hố 10kg phân chuồng hoại mục + phân lân 0,2 - 0,3kg, nếu đất chua phèn cần bón thêm vôi ở đáy hố. b) Đất cao: Đào hố kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6m, hố cách hố là 6 x 6m, giữ lại phần đất mặt, trộn đất mặt với phân chuồng theo tỷ lệ 70% phân chuồng và 30% đất mặt cho vào hố và vun thành mô, sau đó moi đất ở giữa mô và trồng (mật độ khoảng 225 cây/ha). 2 - Cách trồng:
  2. Nếu cây chiết có nhiều nhánh cấp 1 thì đặt cây thắng đứng, còn nếu ít thì đặt nghiêng để cây sẽ nhảy thêm nhánh. Cần cột cây mới trồng vào cọc để tránh gió lung lay. Tưới nước giữ ẩm nếu trời không mưa. 3 - Chăm sóc hàng năm: a) Bón phân: Thời kỳ cây chưa ra trái (Thời kỳ kiến thiết cơ bản): Năm đầu: Bón cho mỗi gốc là: 0,2 - 0,3kg Urea + 0,3 - 0,4kg Super Lân + 0,2kg Clorua Kali. Năm thứ 2: Bón gấp đôi lượng phân năm đầu. Năm thứ 3: Bón gấp 3 lượng năm thứ 1. Ngoài ra hàng năm còn cần bổ sung thêm khoảng 10 - 20kg phân chuồng, cho mỗi gốc. Trong thời kỳ này cần chú ý tạo tán cho cây. Năm thứ 4: Nếu cây mọc sum sê mà vẫn chưa ra hoa thì cần phải ngưng bón phân đạm để xử lý ra hoa. Thường thì cây năm thứ 4 phải có chiều cao 2m và tán rộng 1,5m, nếu không đạt là cây bị còi, cần phải tăng thêm lượng phân. Toàn bộ lượng phân bón cho 1 năm như nêu ở trên, chia làm 3 - 4 lần bón, riêng phân chuồng và phân lân chỉ cần bón 1 lần trong năm. Thời kỳ cây ra trái (thời kỳ kinh doanh):
  3. Lượng phân cần thiết cho 1 cây trong 1 năm: Phân chuồng 15 - 20kg + Urea 0,8 - 1kg + Super Lân 0,8 - 1kg + Clorua Kali 0,6 - 1 ,2kg, toàn bộ lượng phân này chia làm 4 lần bón trong năm. bl Làm cỏ phủ gốc và tưới nước: Thường xuyên làm cỏ, xới gốc và che phủ gốc vào mùa nắng bằng cỏ, rơm, rạ khô để làm giảm sự bốc hơi của nước, giữ độ ẩm cho cây (chú ý nên che phủ cách gốc khoảng 0,5m để tránh nấm bệnh từ rơm, rạ lây lan sang gốc cây). c) Hàng năm phải đắp mô, bồi liếp thêm cho cây. d) Cần cung cấp nước thường xuyên vào mùa nắng khi cây còn nhỏ, nhất là trên đất cát pha. Cây trưởng thành chịu hạn khá hơn nhưng cũng cần cấp đủ nước trong giai đoạn phát triển chồi cũng như thời kỳ ra hoa và nuôi trái. 4 - Xử lý ra hoa: Mục đích để cho cây ra hoa trái vụ hay ra hoa 2 vụ trong 1 năm. Sau mỗi vụ thu hoạch cần bồi dưỡng thêm phân cho cây và tưới nước để giúp cây có đủ dinh dưỡng, có thể phun thêm một vài loại phân bón qua lá để giúp cây phục hồi nhanh. Sau đó tiến hành tỉa bỏ những cành mọc thắng bên trong, cắt bỏ những cành bị sâu, bệnh giúp cho tán lá thông thoáng. a) Phương pháp xử bằng hóa chất: - Đối với nhãn tiêu da bò: Khi đợt lá non thứ 2 đã ra và khi đợt lá non này chuyển từ đỏ sang màu xanh lợt thì phun thuốc kích thích để giúp cho cây ra hoa đồng loạt. Có thể dùng hóa chất KCIO3 với nồng độ 20 - 30g/10 lít nước phun ướt đều trên lá.
  4. - Đối với nhãn Thái Lan có thể dùng hóa chất KCIO3, liều lượng 20 - 30g/10 lít nước. Xử lý trong điều kiện đọt lá non đợt 2 đã chuyển sang màu xanh đậm, gân lá đã cứng. Muốn vậy, cần phải bón phân đấy đủ, đặc biệt ở giai đoạn trước khi cây ra hoa 1 - 2 tháng nên bón Đạm thấp, Lân và Kali cao, đồng thời phun những loại phân bón lá như 10 - 60 - 10, 0 - 52 - 34 để giúp cho bộ lá sớm thuần thục thì việc xử lý nhãn ra hoa mới kết quả. Pha 20g - 30g thuốc KCIO3 trong 10 - 20 lít nước và tưới xung quanh tán lá, cách gốc 0,4 - 0,5cm. Cứ 1m đường kính tán cây thì dùng 20g thuốc KCIO3. Sau khi xử lý hóa chất cũng cần phải tưới nhẹ đủ ẩm để cây hấp thu hóa chất được dễ dàng. b) Phương pháp xiên cành: Dùng dao bén khoanh vỏ vòng tròn xung quanh cành dự định cho ra hoa với khoảng rộng 1,5 - 2mm. Cũng có thể dùng dây kẽm xiết cành (phương pháp này ít dùng vì nếu quên tháo dây kẽm thì cành nhãn không thể phát triển bình thường được do bị dây kẽm xiết chặt), khi lá của đọt chuyển sang màu xanh đậm, cứng và hơi dúm lại thì tháo dây ra, không nên xiết tất cả các cành để tạo sự cân bằng dinh đường cho cây và tránh tình trạng ra trái cách năm. Sau khi khoanh vỏ kết hợp ngưng tưới từ 5 - 7 ngày, tránh bón phân trong giai đoạn này, chỉ bón phân khi trái bắt đầu phát triển. Ở những nơi trống có gió thổi trực tiếp lên cây thì nên trồng cây chắn gió để tránh nhãn bị rụng hoa khi trời mưa gió. 5 - Phòng trừ sau bệnh: a) Sâu hại: - Sâu đục trái: Dùng Fastac 5EC 6 - 8cc/8 lít. Map permethrin 50EC, 3 - 5cc/8 lít. Cypermap 25EC 5 - 7cc/8 lít. Phun lúc có trái non và vào lúc chiều mát, phun lại lần 2 sau 10 - 14 ngày.
  5. - Sâu đục gân lá: Dùng Map permethrin 50EC, Cypermap 25EC, Lorsban 30EC. Phun khi nhãn có lá lụa, phun vào chiều mát, phun lại sau 7 - 10 ngày. - Bọ cánh cứng: Dùng Map permethrin 50EC, Cypermap 25EC, Fastac 5EC phun nhiều lần cách nhau 7 - 10 ngày khi có đọt non và hoa. - Bọ xít: Dùng Hopfa 41EC, Map permethrin 50EC, Cypermap 25EC. Phun khi cây có đọt non hoa và trái non phun ướt đều vào lúc chiều mát. - Rệp sáp: Dùng Bi 58, Map permethrin 50EC, Supracide 40EC. - Ruồi đục trái: Dùng Fastac 5EC, Map permethrin 50EC, Cypermap 25EC. Phun thuốc nhiều lần từ lúc có bông đến khi thu hoạch. - Bọ xít chích trái: Dùng Hopfa 41EC, Map permethrin 50EC, Cypermap 25EC phun giai đoạn trái còn nhỏ đến lúc lớn, phun lúc chiều mát. b) Bệnh hại: Bệnh đốm rong lá: Thường gây hại trên lá nặng nhất là mùa mưa. Phòng trị bằng các loại thuốc có gốc đồng như: Copper zine; Copper Bl Dung dịch phèn xanh vôi (Bordeaux). Bệnh đốm bồ hóng: Gây hại chủ yếu dưới lá. Phòng trị bằng các loại thuốc có gốc đồng hau phun Cumulus. Bệnh khô cháy hoa: Cánh hoa có những vết đen nhỏ bằng đầu kim, hoa bị vàng khô rụng. Phòng trị bằng Bemyl. Bệnh phấn trắng: Biểu hiện hoa bị khô, trái bị nhỏ khô có màu nâu, vỏ bị đóng phấn trắng. Phòng bằng cách tạo cho khu vườn thông thoáng, ánh sáng có
  6. thể xuyên qua tán sẽ hạn chế được bệnh; phun bột lưu huỳnh 0,2% hoặc Bemyl; Topsin M, nồng độ 0,1 - 0,2%, có thể dùng thuốc từ khi cây bắt đầu ra trái. Bệnh vàng lá: Chưa rõ tác nhân gây bệnh. Triệu chứng: Lá đọt bi vàng rồi lan dần xuống lá dưới và toàn cây, lá rụng nhiều, rễ bị thối bong vỏ. Phòng tri bằng cách tưới định kỳ các loại thuốc có gốc đồng như: Copper B hoặc Bemyl; Ridomil nồng độ 0,2%, bón thêm phân Kali và thoát nước chống úng. 6 - Thu hoạch: Từ khi ra hoa đến lúc trái chín khoảng 4 tháng, nếu thu hoạch để sấy khô thì không nên để quá chín. Khi thu hoạch nên dùng kéo cắt cách chùm trái 10 - 20cm, nguyên cả chùm, giúp cho trái lâu héo và để cây đâm tược dễ. Nên thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Lưu ý: Khi sử dụng nông dược bà con nên áp dụng theo phương châm 4 đúng: Đúng thuốc; Đúng thời điểm; Đúng liều lượng; Đúng cách. Sau mỗi lần phun thuốc nên thay thuốc để tránh sự lờn thuốc của sâu bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2