intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn lập báo cáo đa dạng sinh học (Ban hành kèm theo Công văn số 2149/TCMT-BTĐDSH, ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường)

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Phước | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này hướng dẫn các nội dung, phương pháp, trình tự lập Báo cáo đa dạng sinh học (ĐDSH) theo quy định tại Điều 29 và Điều 72 của Luật Đa dạng sinh học (2008).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn lập báo cáo đa dạng sinh học (Ban hành kèm theo Công văn số 2149/TCMT-BTĐDSH, ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường)

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƢỜNG HƢỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ĐA DẠNG SINH HỌC (Ban hành kèm theo Công văn số 2149/TCMT-BTĐDSH, ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường)
  2. MỤC LỤC PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................. 2 I. Phạm vi điều chỉnh............................................................................................. 2 II. Đối tƣợng áp dụng ............................................................................................ 2 III. Giải thích từ ngữ.............................................................................................. 2 IV. Nguyên tắc lập Báo cáo đa dạng sinh học ...................................................... 3 V. Hệ thống các văn bản, hƣớng dẫn liên quan tới thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học ......................................................................................................................... 3 VI. Nguồn thông tin và dữ liệu phục vụ lập Báo đa dạng sinh học ...................... 4 VII. Xây dựng và nộp Báo cáo đa dạng sinh học ................................................. 4 PHẦN II. HƢỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ĐA DẠNG SINH HỌC ................... 5 I. Trình tự lập Báo cáo đa dạng sinh học .............................................................. 5 II. Phƣơng pháp và kỹ thuật lập Báo cáo .............................................................. 5 III. Thành lập Tổ biên tập Báo cáo ....................................................................... 6 IV. Tổ chức tham vấn các bên liên quan cho dự thảo Báo cáo............................. 6 V. Trình, phê duyệt Báo cáo ................................................................................. 6 VI. Gửi và công khai Báo cáo ............................................................................... 6 PHẦN III. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐA DẠNG SINH HỌC ............................... 8 I. Nội dung báo cáo đa dạng sinh học quốc gia .................................................... 8 1. Khung Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia ..................................................... 8 2. Cấu trúc Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia .................................................. 9 II. Nội dung báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh .................................................. 13 1. Khung Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh .................................................... 13 2. Cấu trúc Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh ................................................. 14 III. Nội dung báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn .......................................... 21 1. Khung Báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn: ............................................. 21 2. Cấu trúc Báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn ........................................... 22 PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................................................................. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 31 1
  3. PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG I. Phạm vi điều chỉnh Tài liệu này hƣớng dẫn các nội dung, phƣơng pháp, trình tự lập Báo cáo đa dạng sinh học (ĐDSH) theo quy định tại Điều 29 và Điều 72 của Luật Đa dạng sinh học (2008). II. Đối tƣợng áp dụng Đối tƣợng áp dụng của bản hƣớng dẫn này bao gồm: Cơ quan nhà nƣớc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về lập Báo cáo đa dạng sinh học. III. Giải thích từ ngữ 1. Báo cáo đa dạng sinh học (sau đây gọi chung là Báo cáo) là kết quả tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin, dữ liệu về điều tra, quan trắc, thống kê đa dạng sinh học; Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. 2. Mô hình P-S-B-R là mô hình mô tả mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Áp lực (Pressure – P) của các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến đa dạng sinh học - Hiện trạng (State – S) đa dạng sinh học - Lợi ích (Benefit – B): gồm các giá trị đa dạng sinh học - Đáp ứng (Response – R): gồm các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học (theo “Hưo các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh họcResponse – R)sure – P) am” (Sản phẩm của Dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ)). 3. Chỉ thị đa dạng sinh học (sau đây gọi chung là chỉ thị): các phép đo đạc trực tiếp chuyển tải các thông tin liên quan đến ĐDSH nhƣ tình trạng các hệ sinh thái (HST), các loài; các hành động của con ngƣời nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nhƣ xây dựng các khu bảo tồn, các quy định khai thác tài nguyên sinh vật; các áp lực hoặc mối đe dọa tới đa dạng sinh học nhƣ làm suy thoái hệ sinh thái hoặc mất nơi cƣ trú (theo Công ước đa dạng sinh học, 2011), chỉ thị gồm 2 loại: chỉ thị đơn (single indicator) và chỉ thị kép/phức hợp (composite indicator). - Thí dụ về chỉ thị đơn: ƣớc lƣợng số lƣợng cá thể hổ trong một lãnh thổ quốc gia - một thông số tƣơng đối đơn giản có ý nghĩa biểu thị sức khỏe của các hệ sinh thái/nơi cƣ trú trên cạn (của loài hổ); - Thí dụ về chỉ thị kép/phức hợp: chỉ thị sức khoẻ hệ sinh thái rừng đƣợc thể hiện ở một vài thông số quan trắc nhƣ đánh giá chỉ số đa dạng (thực vật, động vật), mật độ (cây, con), sinh khối cây, chỉ số chuẩn hóa sự khác biệt về thảm thực vật (NDVI); hoặc chỉ thị môi trƣờng nƣớc có các thông số quan trắc cơ bản nhƣ: nhiệt độ; độ mặn; pH, ôxy hoà tan..., COD, BOD, dinh dƣỡng ni tơ, phốt pho... 2
  4. PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG I. Phạm vi điều chỉnh Tài liệu này hƣớng dẫn các nội dung, phƣơng pháp, trình tự lập Báo cáo đa dạng sinh học (ĐDSH) theo quy định tại Điều 29 và Điều 72 của Luật Đa dạng sinh học (2008). II. Đối tƣợng áp dụng Đối tƣợng áp dụng của bản hƣớng dẫn này bao gồm: Cơ quan nhà nƣớc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về lập Báo cáo đa dạng sinh học. III. Giải thích từ ngữ 1. Báo cáo đa dạng sinh học (sau đây gọi chung là Báo cáo) là kết quả tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin, dữ liệu về điều tra, quan trắc, thống kê đa dạng sinh học; Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. 2. Mô hình P-S-B-R là mô hình mô tả mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Áp lực (Pressure – P) của các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến đa dạng sinh học - Hiện trạng (State – S) đa dạng sinh học - Lợi ích (Benefit – B): gồm các giá trị đa dạng sinh học - Đáp ứng (Response – R): gồm các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học (theo “Hưo các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh họcResponse – R)sure – P) am” (Sản phẩm của Dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ)). 3. Chỉ thị đa dạng sinh học (sau đây gọi chung là chỉ thị): các phép đo đạc trực tiếp chuyển tải các thông tin liên quan đến ĐDSH nhƣ tình trạng các hệ sinh thái (HST), các loài; các hành động của con ngƣời nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nhƣ xây dựng các khu bảo tồn, các quy định khai thác tài nguyên sinh vật; các áp lực hoặc mối đe dọa tới đa dạng sinh học nhƣ làm suy thoái hệ sinh thái hoặc mất nơi cƣ trú (theo Công ước đa dạng sinh học, 2011), chỉ thị gồm 2 loại: chỉ thị đơn (single indicator) và chỉ thị kép/phức hợp (composite indicator). - Thí dụ về chỉ thị đơn: ƣớc lƣợng số lƣợng cá thể hổ trong một lãnh thổ quốc gia - một thông số tƣơng đối đơn giản có ý nghĩa biểu thị sức khỏe của các hệ sinh thái/nơi cƣ trú trên cạn (của loài hổ); - Thí dụ về chỉ thị kép/phức hợp: chỉ thị sức khoẻ hệ sinh thái rừng đƣợc thể hiện ở một vài thông số quan trắc nhƣ đánh giá chỉ số đa dạng (thực vật, động vật), mật độ (cây, con), sinh khối cây, chỉ số chuẩn hóa sự khác biệt về thảm thực vật (NDVI); hoặc chỉ thị môi trƣờng nƣớc có các thông số quan trắc cơ bản nhƣ: nhiệt độ; độ mặn; pH, ôxy hoà tan..., COD, BOD, dinh dƣỡng ni tơ, phốt pho... 2
  5. VI. Nguồn thông tin và dữ liệu phục vụ lập Báo đa dạng sinh học 1. Thông tin và số liệu từ các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, của các Bộ ngành và Cục thống kê cấp tỉnh. 2. Thông tin và số liệu từ các Bộ, các Sở, Ban, Ngành và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Thông tin và số liệu từ các kết quả quan trắc đa dạng sinh học của hệ thống quan trắc đa dạng sinh học quốc gia và hệ thống quan trắc môi trƣờng địa phƣơng. 4. Các chƣơng trình nghiên cứu, khảo sát bổ sung về những vấn đề đa dạng sinh học chuyên đề (do chính cơ quan chủ trì lập báo cáo thực hiện) nhằm mục đích hỗ trợ dữ liệu cho công tác lập báo cáo. 5. Thông tin và số liệu từ các nguồn khác: a) Kết quả quan trắc của các trạm quan trắc hoặc trung tâm quan trắc môi trƣờng nằm ngoài hệ thống các trạm quan trắc môi trƣờng quốc gia và địa phƣơng: đơn vt quả quan trắc của các trạm quan trắc hoặc trung tâm quan trắc môi trƣờng nằm ngoài hệ thống các 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trƣờng; b) Kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho báo cáo; c) Kết quả của các đề tài, dự án, nhiệm vụ đã đƣợc nghiệm thu và công bố, công khai chính thức. VII. Xây dựng và nộp Báo cáo đa dạng sinh học 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm định kỳ 05 (năm) năm một lần xây dựng Báo cáo đa dạng sinh học tỉnh theo khung và cấu trúc báo cáo quy định tại Mục II, Phần III của Hƣớng dẫn này và gửi báo cáo bằng văn bản về Tổng cục Môi trƣờng. 2. Ban quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm định kỳ 03 (ba) năm một lần xây dựng Báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn theo khung và cấu trúc báo cáo quy định tại Mục III, Phần III của Hƣớng dẫn này, đồng thời gửi về cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn và Tổng cục Môi trƣờng. 3. Sau khi nhận đƣợc các Báo cáo đa dạng sinh học của các tỉnh và khu bảo tồn, Tổng cục Môi trƣờng có trách nhiệm định kỳ 05 (năm) năm một lần xây dựng và ban hành Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia theo khung và cấu trúc báo cáo quy định tại Mục I, Phần III của Hƣớng dẫn này. 4
  6. PHẦN II. HƢỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ĐA DẠNG SINH HỌC I. Trình tự lập Báo cáo đa dạng sinh học Trình tự lập Báo cáo gồm những bƣớc sau: a. Thành lập Tổ biên tập (Theo nhu cầu thực tế, nếu cơ quan quản lý nhà nƣớc thuê tƣ vấn lập Báo cáo đa dạng sinh học thì không cần thành lập Tổ biên tập báo cáo); b. Xác định mục tiêu và xây dựng đề cƣơng của Báo cáo; c. Thu thập thông tin, số liệu, xác định chỉ thị cần thiết; d. Tổ chức biên soạn Báo cáo theo đề cƣơng và nội dung Báo cáo quy định tại Phần III và phụ lục 2 của Hƣớng dẫn; e. Tổ chức tham vấn các bên liên quan cho các Dự thảo Báo cáo; f. Hoàn thiện Báo cáo; g. Phê duyệt, gửi và công khai Báo cáo. II. Phƣơng pháp và kỹ thuật lập Báo cáo a. Phƣơng pháp - Báo cáo đƣợc xây dựng dƣới dạng văn bản, theo cách tiếp cận mô hình P-S-B-R: phân tích các yếu tố áp lực tới ĐDSH (có thể xem các yếu tố này là những nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái và ĐDSH); đánh giá thực trạng, giá trị, sự biến động của ĐDSH khi chịu các tác động để đƣa ra giải pháp đáp ứng, đề xuất cho cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣa ra những chính sách/hành động bảo tồn ĐDSH. B Báo cáo đƣợc xây dựng dƣới dạng văn bản, theo cách tiếp cận mô hình P-S-B-R: phân tích các yếu tố (S áo cáo đƣợc xây dựngy dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ) cũng đƣợc xây dựng theo mô hình này. Vì vậy những nội dung của báo cáo đa dạng sinh học (quốc gia, tỉnh và khu bảo tồn) sẽ đƣợc xây dựng dựa trên bộ chỉ thị này. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu khi đánh giá, phân tích các vấn đề: trong nội dung của báo cáo, các dẫn liệu, số liệu về ĐDSH đƣợc cập nhật và so sánh, đối chiếu với các dẫn liệu, số liệu trƣớc đó để đƣa ra đánh giá kết quả của công tác bảo tồn cũng nhƣ diễn biến của ĐDSH. - Phƣơng pháp chuyên gia: Cơ quan quản lý nhà nƣớc xây dựng hoặc thuê tƣ vấn lập Báo cáo. Báo cáo này sẽ đƣợc xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia từ các Bộ, Sở, Ban, Ngành, đơn vị nghiên cứu, quản lý liên quan tại trung ƣơng và địa phƣơng thông qua các hội thảo, họp chuyên gia. b. Kỹ thuật sử dụng - Sử dụng thông tin ĐDSH cơ bản mang tính định lƣợng (từ nguồn thống kê) làm dữ liệu chính để lập báo cáo ĐDSH. Các thông tin ĐDSH cơ bản đƣợc 5
  7. đề xuất để sử dụng trong phạm vi báo cáo là thông tin cốt lõi, bảo đảm tính khoa học, mang tính đại diện, dễ thu thập nhằm đáp ứng điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi để xây dựng báo cáo. Các thông tin liên quan tới ĐDSH cơ bản này cũng thể hiện theo mô hình P-S-B-R. III. Thành lập Tổ biên tập Báo cáo Theo nhu cầu thực tế, Lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm lập Báo cáo đa dạng sinh học thành lập Tổ biên tập. Nhiệm vụ của Tổ biên tập Báo cáo: a) Thu thập, phân tích, xử lý số liệu; thiết kế xây dựng các đồ thị, bảng biểu, hình ảnh minh họa cho Báo cáo; b) Xây dựng các Báo cáo thành phần theo đề cƣơng chi tiết đã đƣợc xây dựng; c) Xây dựng các dự thảo Báo cáo, tiếp thu ý kiến tham vấn, chỉnh sửa và hoàn thiện Báo cáo. IV. Tổ chức tham vấn các bên liên quan cho dự thảo Báo cáo 1. Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia: Tổng cục Môi trƣờng gửi xin ý kiến chính thức bằng văn bản các Bộ, Ngành, địa phƣơng và các đơn vị có liên quan. 2. Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi xin ý kiến chính thức bằng văn bản các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tại địa phƣơng. 3. Báo cáo đa dạng sinh học cấp khu bảo tồn: Ban quản lý Khu bảo tồn gửi xin ý kiến chính thức bằng văn bản của các Sở, Ban Ngành và các đơn vị có liên quan tại tỉnh, huyện sở tại. V. Trình, phê duyệt Báo cáo 1. Tổng cục Môi trƣờng trình Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt báo cáo đa dạng sinh học quốc gia. 2. Đơn vị đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công chịu trách nhiệm lập Báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng phê duyệt báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh. 3. Ban quản lý Khu bảo tồn trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn phê duyệt báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn. VI. Gửi và công khai Báo cáo 1. Sau khi Báo cáo đƣợc phê duyệt, cơ quan xây dựng có trách nhiệm nộp báo cáo tới cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Công khai Báo cáo đa dạng sinh học trên trang thông tin điện tử: 6
  8. a) Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia: đƣợc đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; b) Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh: đƣợc đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và các Sở, Ban, Ngành liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; c) Báo cáo đa dạng sinh học cấp khu bảo tồn: đƣợc đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử khu bảo tồn (nếu có) và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn. 7
  9. PHẦN III. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐA DẠNG SINH HỌC I. Nội dung báo cáo đa dạng sinh học quốc gia 1. Khung Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia Mục lục Danh sách những ngƣời tham gia biên soạn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình, ảnh Danh mục khung Danh mục bảng Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu chung về báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo, đối tƣợng phục vụ của báo cáo, hƣớng dẫn ngƣời đọc; - Tóm tắt ngắn gọn các chƣơng mục của báo cáo. CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Hiện trạng, diễn biến ĐDSH 1.1. Đa dạng sinh học các hệ sinh thái 1.2. Đa dạng sinh học loài 1.3. Đa dạng sinh học nguồn gen 2. Các giá trị đa dạng sinh học 3. Các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến đa dạng sinh học 4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học CHƢƠNG II. ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Những tồn tại và thách thức trong hoạt động quản lý ĐDSH 2. Dự báo biến động ĐDSH 3. Định hƣớng công tác bảo tồn trong thời gian tới 4. Các giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 8
  10. 2. Cấu trúc Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia: những nội dung của báo cáo đa dạng sinh học quốc gia đƣợc xây dựng dựa trên bộ chỉ thị đa dạng sinh học (chi tiết cho các hệ sinh thái rừng trên cạn, đất ngập nƣớc ngọt, ven bờ và biển) (Dựa trên “Hƣớng dẫn xây dựng và sử dụng chỉ thị cho Việt Nam” - Sản phẩm của Dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ) tại phụ lục 1 kèm theo hƣớng dẫn này, cụ thể nhƣ sau: Mục lục Danh sách những ngƣời tham gia biên soạn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình, ảnh Danh mục khung Danh mục bảng Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu chung về báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo, đối tƣợng phục vụ của báo cáo, hƣớng dẫn ngƣời đọc; - Tóm tắt ngắn gọn các chƣơng mục của báo cáo. CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Hiện trạng, diễn biến ĐDSH 1.1. Đa dạng sinh học các hệ sinh thái a) Hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nƣớc nội địa, hệ sinh thái biển và ven bờ: nêu thông tin về số lƣợng, Diện tích, độ che phủ rừng, đất ngập nƣớc, đầm phá ven bờ, rạn san hô, thảm cỏ biển và những thay đổi của chúng theo Phụ lục 3 kèm theo Hƣớng dẫn này. b) Tình trạng khu bảo tồn (đƣợc phân loại theo Luật Đa dạng sinh học) - Tổng diện tích khu bảo tồn trên cả nƣớc và tỷ lệ phần trăm của KBT thiên nhiên/tổng diện tích tự nhiên; - Diện tích và tỷ lệ phần trăm các hành lang ĐDSH/Tổng diện tích rừng tự nhiên trên cả nƣớc; - Số lƣợng khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc tế: khu Ramsar, khu dự trữ sinh quyển, Vƣờn di sản ASEAN. 1.2. Đa dạng sinh học loài a) Tổng số loài sinh vật đã biết (Thực vật, động vật trên cạn, vi sinh vật, sinh vật nƣớc ngọt, sinh vật biển…): tổng hợp số liệu từ Danh lục các loài đã 9
  11. + Các giải pháp về quy hoạch phát triển, + Các giải pháp về khoa học và công nghệ, + Các giải pháp chính sách thu hút đầu tƣ, + Thúc đẩy hợp tác quốc tế, + Xây dựng các mô hình định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC II. Nội dung báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh 1. Khung Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh Đối với báo cáo đƣợc xây dựng lần đầu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khung báo cáo ĐDSH cấp tỉnh gồm 3 chƣơng nội dung chính và các phần nói đầu, trích yếu và kết luận. Tuy nhiên, trong báo cáo các giai đoạn sau thì một số đề mục trong Chƣơng I với những thông tin cơ bản nếu không có gì thay đổi, có thể không cần thiết phải trình bày. Khung báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh: Mục lục Danh sách những ngƣời tham gia biên soạn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình, ảnh Danh mục khung Danh mục bảng Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu chung về Báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo, đối tƣợng phục vụ của Báo cáo, hƣớng dẫn ngƣời đọc; - Tóm tắt ngắn gọn các chƣơng mục của Báo cáo. CHƢƠNG I. THÔNG TIN CHÍNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG 1. Điều kiện địa lý tự nhiên 2. Thổ nhƣỡng 13
  12. - Số lƣợng (diện tích phân bố/quần thể - nếu có) của những loài ngoại lai xâm hại (Đáp ứng một trong các tiêu chí sau: đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh, có xu hƣớng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện) theo Thông tƣ số 27/2013/TTLT- BTN&MT-BNN&PTNT; - Áp lực từ phát triển các ngành kinh tế và nông-lâm-ngƣ nghiệp và trình trạng khai thác nông, lâm, thuỷ hải sản trái phép; - Sức ép từ gia tăng dân số và di cƣ tự do; - Số lƣợng các vụ khai thác quá mức, mua bán, vận chuyển trái phép tài nguyên sinh vật đƣợc báo cáo; - Các nguyên nhân khác (Du lịch không bền vững, thiên tai, bão lũ...). 4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học - Hệ thống các chính sách, quy định, khung pháp lý liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH: Số lƣợng và Danh mục văn bản về bảo tồn đa dạng sinh học đã đƣợc ban hành và mới ban hành trong kỳ báo cáo; - Hiện trạng quản lý nhà nƣớc về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn; - Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH: Bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ, các trung tâm cứu hộ động vật, vƣờn cây thuốc, ngân hàng gen và mẫu vật di truyền, phát triển nhân nuôi các loài nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao; - Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ đƣợc cập nhật trong kỳ báo cáo; - Tài chính cho bảo tồn ĐDSH: + Ngân sách hàng năm (từ các nguồn khác nhau) chi cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học: các dự án/chƣơng trình bảo tồn, chƣơng trình phục hồi hệ sinh thái, phòng chống cháy rừng, bảo tồn loài, nguồn gen… + Xã hội hóa tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH: Cơ chế chi trả các dịch vụ hệ sinh thái, tài chính Các bon, chƣơng trình giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), bồi hoàn ĐDSH, nguồn kinh phí đóng góp từ các doanh nghiệp, lƣợng giá kinh tế các hệ sinh thái và ĐDSH…; - Giáo dục và đào tạo; - Truyền thông nâng cao nhận thức; - Điều tra cơ bản, quan trắc, quản lý thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học; - Sự tham gia của cộng đồng và chia sẻ lợi ích; 11
  13. - Hợp tác quốc tế; - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong bảo tồn đa dạng sinh học: Tần xuất và các hoạt động tăng cƣờng thực thi luật pháp/qui định (tuần tra, bắt giữ, khuyến cáo, vv); CHƢƠNG II. ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Những tồn tại và thách thức trong hoạt động quản lý đa dạng sinh học - Tổ chức bộ máy và năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH; - Vấn đề cơ chế, chính sách và thực thi pháp luật liên quan tới bảo tồn ĐDSH; - Về tài chính, đầu tƣ cho bảo tồn ĐDSH; - Vấn đề tăng cƣờng năng lực chuyên môn điều tra, quan trắc ĐDSH; - Vấn đề dân số/cộng đồng và áp lực phát triển kinh tế - xã hội; 2. Dự báo biến động ĐDSH: đặc biệt nhấn mạnh tới xu hƣớng suy giảm ĐDSH và suy thoái các HST trên phạm vi cả nƣớc trong tƣơng lai (đặc biệt, các hệ sinh thái, những loài là đối tƣợng bảo tồn); thay đổi về số lƣợng và thành phần các áp lực chính (những nguyên nhân) tác động lên đa dạng sinh học trên cả nƣớc. 3. Định hƣớng công tác bảo tồn trong thời gian tới 4. Các giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học - Các chính sách tổng thể: + Nhóm chính sách liên quan đến các yếu tổ ảnh hƣởng, tác động đến đa dạng sinh học, + Nhóm chính sách liên quan đến các ngành, các lĩnh vực, + Nhóm chính sách liên quan đến tình trạng suy giảm ĐDSH; - Các giải pháp và các vấn đề ƣu tiên: đề xuất các giải pháp để bảo tồn hiệu quả và phát triển bền vững ĐDSH trên các khía cạnh: + Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý bảo tồn và tăng cƣờng nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn), + Giải pháp về chính sách, thể chế, thực thi luật pháp nhằm bảo tồn ĐDSH có hiệu quả, + Giải pháp về tài chính, đầu tƣ cho bảo tồn ĐDSH, + Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu, báo cáo phục vụ quản lý ĐDSH, + Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ ĐDSH và các dịch vụ du lịch sinh thái, 12
  14. + Các giải pháp về quy hoạch phát triển, + Các giải pháp về khoa học và công nghệ, + Các giải pháp chính sách thu hút đầu tƣ, + Thúc đẩy hợp tác quốc tế, + Xây dựng các mô hình định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC II. Nội dung báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh 1. Khung Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh Đối với báo cáo đƣợc xây dựng lần đầu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khung báo cáo ĐDSH cấp tỉnh gồm 3 chƣơng nội dung chính và các phần nói đầu, trích yếu và kết luận. Tuy nhiên, trong báo cáo các giai đoạn sau thì một số đề mục trong Chƣơng I với những thông tin cơ bản nếu không có gì thay đổi, có thể không cần thiết phải trình bày. Khung báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh: Mục lục Danh sách những ngƣời tham gia biên soạn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình, ảnh Danh mục khung Danh mục bảng Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu chung về Báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo, đối tƣợng phục vụ của Báo cáo, hƣớng dẫn ngƣời đọc; - Tóm tắt ngắn gọn các chƣơng mục của Báo cáo. CHƢƠNG I. THÔNG TIN CHÍNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG 1. Điều kiện địa lý tự nhiên 2. Thổ nhƣỡng 13
  15. 3. Khí hậu, thủy/hải văn và môi trƣờng 4. Đặc trƣng về kinh tế-xã hội CHƢƠNG II. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG 1. Hiện trạng, diễn biến ĐDSH 1.1. Đa dạng sinh học các hệ sinh thái 1.2. Đa dạng sinh học loài 1.3. Đa dạng sinh học nguồn gen 2. Các giá trị đa dạng sinh học 3. Các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến đa dạng sinh học 4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học CHƢƠNG III. ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Những tồn tại và thách thức trong hoạt động quản lý ĐDSH 2. Dự báo biến động ĐDSH 3. Định hƣớng công tác bảo tồn trong thời gian tới 4. Các giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2. Cấu trúc Báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh: những nội dung của báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh đƣợc xây dựng dựa trên bộ chỉ thị đa dạng sinh học (chi tiết cho các hệ sinh thái rừng trên cạn, đất ngập nƣớc ngọt, ven bờ và biển) (Dựa trên “Hƣớng dẫn xây dựng và sử dụng chỉ thị cho Việt Nam” - Sản phẩm của Dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ) tại phụ lục 1 kèm theo hƣớng dẫn này, cụ thể nhƣ sau: Mục lục Danh sách những ngƣời tham gia biên soạn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình, ảnh Danh mục khung Danh mục bảng Lời nói đầu 14
  16. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến ĐDSH của khu bảo tồn 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng, tác động trực tiếp 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng, tác động gián tiếp 3. Dự báo xu hƣớng suy giảm đa dạng sinh học CHƢƠNG III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH CỦA KHU BẢO TỒN 1. Hiện trạng tổ chức và hoạt động của KBT 2. Những tồn tại và thách thức CHƢƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐDSH CỦA KHU BẢO TỒN 1. Các chính sách tổng thể 2. Các giải pháp và các vấn đề ƣu tiên KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2. Cấu trúc Báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn: những nội dung của báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn đƣợc xây dựng dựa trên Hƣớng dẫn xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học cho khu bảo tồn (Sản phẩm của Dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam” do Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc tài trợ), cụ thể nhƣ sau: Mục lục Danh sách những ngƣời tham gia biên soạn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình, ảnh Danh mục khung Danh mục bảng Lời nói đầu Trích yếu - Giới thiệu chung về báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo, đối tƣợng phục vụ của báo cáo, hƣớng dẫn ngƣời đọc; - Tóm tắt ngắn gọn các chƣơng mục của báo cáo. CHƢƠNG I. THÔNG TIN CHÍNH VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU BẢO TỒN 1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích, địa hình của KBT 22
  17. - Các yếu tố chất lƣợng môi trƣờng cơ bản: DO, độ muối, độ pH, độ đục (môi trƣờng nƣớc); độ ẩm, độ pH (môi trƣờng đất); - Các yếu tố dinh dƣỡng ở nƣớc: NO2, NO3, NH4, PO4, BOD, COD. 4. Đặc trƣng về kinh tế-xã hội - Dân số và lao động: Dân số và mật độ dân số, cơ cấu dân số và lao động, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ giới tính; - Tôn giáo và dân tộc; - Tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là các xã vùng đệm của các KBT trên địa bàn tỉnh: Nông nghiệp/lâm nghiệp/ngƣ nghiệp, Du lịch, công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp...: thu nhập bình quân đầu ngƣời, cơ cấu ngành kinh tế, ngành nghề kinh tế đặc thù; - Tình hình các cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện... CHƢƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG 1. Hiện trạng, diễn biến ĐDSH 1.1. Đa dạng sinh học các hệ sinh thái a) Hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nƣớc nội địa, hệ sinh thái biển và ven bờ: nêu thông tin về Diện tích, độ che phủ rừng, đất ngập nƣớc, đầm phá ven bờ, rạn san hô, thảm cỏ biển và những thay đổi của chúng theo Phụ lục 3 kèm theo Hƣớng dẫn này. b) Tình trạng khu bảo tồn (đƣợc phân loại theo Luật Đa dạng sinh học) - Số lƣợng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh (bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên mới đƣợc thành lập mới trong kỳ báo cáo), Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích toàn tỉnh; - Diện tích các hành lang ĐDSH, cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh; 1.2. Đa dạng sinh học loài a) Tổng số loài sinh vật đã biết (Thực vật, động vật trên cạn, vi sinh vật, sinh vật nƣớc ngọt, sinh vật biển…): thống kê chi tiết Danh lục các loài đã biết trên địa bàn tỉnh (tại các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học…) theo phụ lục 4 kèm theo; b) Tình trạng loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ (bao gồm cả loài di cƣ và định cƣ): Số lƣợng loài và ƣớc lƣợng cá thể (nếu có), biến động; 1.3. Đa dạng sinh học nguồn gen 16
  18. a) Kết quả thực hiện bảo tồn, lƣu giữ, sử dụng và khai thác, phát triển nguồn gen sinh vật; b) Diện tích trồng cây sinh vật biến đổi gen trên địa bàn tỉnh (nếu có); c) Số lƣợng các giống cây trồng vật nuôi bản địa đang đƣợc phục hồi và thoát khỏi tình trạng nguy cấp và đang đƣợc sử dụng; d) Số lƣợng các loài sinh vật nhập nội đang đƣợc nuôi, trồng; e) Số lƣợng giống cây trồng, vật nuôi... đƣợc bảo tồn trong các khu bảo tồn, vƣờn quốc gia, vƣờn thú, sở thú… g) Tri thức truyền thống tại địa phƣơng về sử dụng tài nguyên sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học; 2. Các giá trị đa dạng sinh học - Sản lƣợng gỗ, lâm sản ngoài gỗ và diện tích rừng khai thác hàng năm; - Năng suất/sản lƣợng trung bình của các loài thủy sản kinh tế (cá, giáp xác, thân mềm, rong, cỏ biển) đƣợc khai thác và nuôi trồng hàng năm; - Số lƣợng khách du lịch tới các khu bảo tồn/cơ sở bảo tồn tại địa phƣơng và các khoản thu đƣợc từ du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh hàng năm; - Tỷ lệ/số dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ nguồn tài nguyên các HST: Tỷ lệ hộ khai thác các sản phẩm từ rừng, thuỷ sản tự nhiên; Tỷ lệ hộ nuôi trồng thuỷ sản; - Giá trị kinh tế từ nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi), cây dƣợc liệu trên địa bàn tỉnh. - Các giá trị sử dụng gián tiếp/phi tiền tệ từ dịch vụ của các hệ sinh thái rừng, đất ngập nƣớc, biển và đa dạng sinh học: tích lũy các bon, điều tiết môi trƣờng (lọc không khí và nƣớc, phân huỷ chất thải…), giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai nhƣ lở đất và bão lũ, tác động của biến đổi khí hậu, và văn hóa, tâm linh... đƣợc tính toán qua các nghiên cứu. 3. Các yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến đa dạng sinh học - Xu hƣớng áp lực (trực tiếp và gián tiếp) từ hoạt động kinh tế- xã hội có thể ảnh hƣởng đến HST và quần xã sinh vật. - Chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí (lƣu ý tại các khu bảo tồn: Các nguồn gây ô nhiễm; Tình trạng môi trƣờng đất, nƣớc và các mức độ ô nhiễm, các tác động của chúng lên đời sống sinh vật thông qua qua các chỉ số môi trƣờng cơ bản: Nhiệt độ, DO, độ đục, pH, độ muối, độ dẫn, NO 2, NO3, NH4, PO4, BOD, COD...); - Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét đậm rét hại, mƣa đá,... (nêu rõ tần xuất, cƣờng độ và thời điểm xuất hiện của các hiện tƣợng); 17
  19. - Diện tích đất/mặt nƣớc của các khu bảo tồn thiên nhiên/cơ sở bảo tồn/hành lang đa dạng sinh học (rừng đặc dụng, biển, vùng nƣớc nội địa) bị chuyển đổi mục đích sử dụng (xây dựng cơ sở hạ tầng, đập thuỷ điện/thuỷ lợi, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động nông nghiệp khác hoặc chuyển thành các kiểu HST nhân tạo với các mục tiêu kinh tế khác gây chia cắt/phân mảnh và suy thoái nơi cƣ trú và HST); - Diện tích đất bị thoái hoá: là diện tích đất không có khả năng canh tác hoặc nếu có thì cho năng suất giảm mạnh so với các diện tích đất bình thƣờng trong điều kiện sản xuất, thời tiết bình thƣờng; - Diện tích rừng bị cháy; - Số lƣợng (diện tích phân bố/quần thể) của những loài ngoại lai, xâm hại (Đáp ứng một trong các tiêu chí sau: đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh, có xu hƣớng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện) theo Thông tƣ số 27/2013/TTLT-BTN&MT- BNN&PTNT; - Số lƣợng các vụ khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép tài nguyên sinh vật đƣợc báo cáo: + Số lƣợng các vụ khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ đƣợc báo cáo, + Số lƣợng động vật hoang dã bị tịch thu (các loài quý, hiếm) đƣợc báo cáo, + Số lƣợng các vụ sử dụng ngƣ cụ không đạt chuẩn, hoá chất độc hại và thuốc nổ để khai thác thuỷ/hải sản; - Sức ép của dân số và di cƣ: Xu hƣớng tăng dân số, đặc biệt ở các xã vùng đệm của các khu bảo tồn; tình trạng di dân tự do; - Áp lực của phát triển các ngành kinh tế và nông-lâm-ngƣ nghiệp tại địa phƣơng; - Các nguyên nhân khác (nếu có, chỉ ra cụ thể, thí dụ: khai thác khoáng sản, du lịch không bền vững...). 4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Nêu rõ các chính sách, chƣơng trình, dự án, nhiệm vụ đã triển khai nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên DDSH, cụ thể: - Số lƣợng các chính sách/quy định liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH; - Ngân sách hàng năm (từ các nguồn khác nhau) chi cho các mục sau: 18
  20. + Khu bảo tồn/cơ sở bảo tồn/hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (kinh phí vận hành và xây dựng hạ tầng cơ sở), + Chi cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, các dự án/chƣơng trình bảo tồn (kinh phí và kết quả), + Chƣơng trình phòng chống cháy rừng, + Chƣơng trình bảo tồn nguồn gen; - Xã hội hóa tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH: nguồn thu từ cơ chế chi trả các dịch vụ hệ sinh thái, tài chính Các bon, chƣơng trình giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), bồi hoàn ĐDSH, nguồn kinh phí đóng góp từ các doanh nghiệp, lƣợng giá kinh tế các hệ sinh thái và ĐDSH…; - Số lƣợng và diện tích các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (vƣờn động vật, vƣờn thực vật và trung tâm cứu hộ quốc gia), hành lang đa dạng sinh học; - Hiện trạng điều tra cơ bản, quan trắc đa dạng sinh học, quản lý thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học; - Số lƣợng khu bảo tồn thiên nhiên/cơ sở bảo tồn có kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm (Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng); - Số cơ sở sản xuất đƣợc cấp Giấy chứng nhận sản xuất bền vững (chứng chỉ rừng, chứng nhận khai thác thuỷ sản hợp pháp, vietgap….); - Số lƣợng nguồn gen đƣợc thu thập tƣ liệu hoá và lập chỉ dẫn địa lý; - Số lƣợng và hiệu quả các chƣơng trình, các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đa dạng sinh học; - Các mô hình sinh kế thay thế và số lƣợng/tỷ lệ hộ gia đình tham gia phát triển các mô hình sinh kế thay thế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái/loài; - Sự tham gia của cộng đồng và chia sẻ lợi ích; - Hợp tác quốc tế; - Tần xuất và các hoạt động tăng cƣờng thực thi luật pháp/qui định (tuần tra, bắt giữ, khuyến cáo, vv). CHƢƠNG III. ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐDSH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Những tồn tại và thách thức trong hoạt động quản lý đa dạng sinh học - Tổ chức bộ máy và năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH; 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2