Hướng dẫn một vài kỹ thuật trồng khoai môn
lượt xem 58
download
Tham khảo tài liệu 'hướng dẫn một vài kỹ thuật trồng khoai môn', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn một vài kỹ thuật trồng khoai môn
- Hướng dẫn một vài kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ sọ (Colocasia Nhóm khoai antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta). Củ cái khoai sọ nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Khoai sọ chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du. Khoai môn thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai môn dùng ăn tươi, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em… Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu đ ược trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa. I. Giống : Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 - 30gr/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. - Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1 cm. I.2. Có 2 phương pháp nhân giống:
- - Phương pháp 1: Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng. - Phương pháp 2: Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường được sử dụng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hoá hoặc bị nhiễm bệnh. II. Chuẩn bị đất: Tuỳ thuộc kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước để làm đất cho phù hợp. Cây khoai môn, khoai sọ có bộ rễ ăn nông n ên yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn. làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, ruộng nước phải làm đất nhuyễn. Trồng khoai trên ruộng cạn lên luống rộng 1m, cao 20 - 30cm, rãnh luống 30cm. III. Phân bón: Khoai môn, khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Trồng khoai trên đất ngập nước yêu cầu phân bón cao hơn trồng trên cạn. Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh hưởng đến năng suất. Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón...
- Đất xấu, giống ngắn ngày thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng kali cần giảm bớt. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10-15 tấn phân chuồng mục và 80-100kg N+60-80 kg P2O580 - 100 kg K2O cho 1 ha. Các loại phân bón cho khoai môn, khoai sọ thường có gốc sunphát tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp với tỷ lệ 13-13-21 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng. Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây được 3 lá, bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali; Bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, bón 1/2 lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali. Bón phân cách gốc 10cm, không bón quá sâu hoặc quá xa gốc. IV. Thời vụ trồng: Thời vụ trồng ở những nơi sử dụng nước trời trong cả nước khoảng đầu tháng 3 -4, thu hoạch tháng 10 - 11. Những nơi chủ động nước tưới có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất từ tháng 10 đến tháng 11 năm sau. V. Mật độ trồng: Trước khi trồng cần căn cứ vào chủng loại giống, điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Mật độ thường áp dụng là 40.000 - 50.000 cây/ha, khoảng cách hàng 60cm, cách đây 40cm cho khoai sọ. Mật độ 25.000-35.000 cây/ha, với khoảng cách hàng 60cm, cách cây 50cm cho khoai môn. Cách trồng: Củ giống sâu dưới mặt đất khoảng 5 - 7cm, mầm chính hướng lên trên. Trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên bề mặt luống để giữ ẩm cho củ
- giống mọc mầm nhanh. Sử dụng màng phủ có bề rộng 1- 1,2m, phủ trùm qua luống. Khi chồi mọc lên thì dùng dao khoét lỗ vừa phải cho cây phát triển. VI. Chăm sóc: - Xới xáo làm sạch cỏ kết hợp với các lần bón thúc và vun gốc. - Tưới nước: Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 - 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. VII. Phòng trừ sâu bệnh: VII.1. Bệnh sương mai: Phòng trừ: Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng. Bón cân đối phân chuồng và phân hoá học kết hợp trồng đảm bảo mật độ, vụ tạo vồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tạo cho cây khoẻ mạnh. Khi có bệnh có thể phun các loại thuốc sau: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ 0,15-0,2& hoặc Memody Arobat (20-30g/bình 8 lít). VII.2. Bệnh khảm lá: Phòng trừ: Dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng. Nhổ bỏ các cây bị bệnh. Phun các loại thuốc để diệt rầy (Aphis spiraeclla) môi giới truyền bệnh. VII.3. Sâu khoang: Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, tơi, ải trước khi trồng. làm cỏ vun xới thường xuyên. Sau khi thu hoạch thu gom tàn dư cây trồng để đốt hoặc làm phân. Dùng bả chua ngọt để bẫy bướm khi chúng ra rộ.
- VII.4. Nhện đỏ: Phòng trừ: Luân canh cây trồng. Đảm bảo đủ nước tưới cho cây, khồng để ruộng bị khô hạn. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc để phun như: Oncol 25ND, Trebon 10ND nồng độ 0,1 - 0,2%. VII.5. Rệp bông: Phòng trừ: Phun Padan 95EC (0,8 lít/ha), Polytrin 400EC (0,7 lít/ha), Spresis 40EC (1,2 lít/ha), Dipterex các loại thuốc này pha nồng độ 0,2 - 0,3%, Fenbis 25EC, Bassa 50EC, Ofatox 400EC nồng độ 0,1%, Appland 10WP, Hospan 25ND, Hoppecin 50ND... theo hướng dẫn của chuyên môn. IX. Thu hoạch, bảo quản: Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng, thường thu hoạch lúc 10-12 tháng sau trồng. Có thể cắt dọc trước thu hoạch, củ không cần rửa và đem về chỗ mát. Có thể bảo quản khoai trong các hầm dưới đất, có quạt thông gió ở các phía.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn rừng (heo rừng)
55 p | 292 | 79
-
Vài kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía
5 p | 199 | 52
-
Hướng dẫn trồng, chăm sóc, chế biến cà phê: Phần 1
54 p | 166 | 40
-
Hướng dẫn sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh với 46 câu hỏi đáp
72 p | 128 | 25
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh
68 p | 168 | 24
-
Kỹ thuật câu cá Bass bằng mồi giả
13 p | 200 | 21
-
Kỹ thuật hãm đào và đảo quất
3 p | 190 | 19
-
Hướng dẫn trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở vùng núi thấp: Phần 1
49 p | 77 | 15
-
Thức ăn cho lợn thịt hướng nạc
2 p | 104 | 10
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây vải thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1
40 p | 28 | 8
-
Một số loại rau ăn lá thích ứng với biến đổi khí hậu - Sổ tay Hướng dẫn kỹ thuật canh tác: Phần 1
54 p | 18 | 7
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây vải theo VietGap: Phần 1
32 p | 23 | 7
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây vải thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 2
48 p | 23 | 7
-
Hướng dẫn kỹ thuật và chăm sóc cây xoài
70 p | 31 | 6
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây vải theo VietGap: Phần 2
46 p | 18 | 6
-
Trồng môn hương lãi cao
3 p | 67 | 5
-
Kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGap (Tập 2 Cây vải): Phần 2
86 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn