intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn phối trộn thức ăn chăn nuôi

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

192
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi trình bày những nội dung về lợi ích của việc phối trộn thức ăn, các nhóm thức ăn trong chăn nuôi, kỹ thuật phối trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm, cách tính giá thành thức ăn phối trộn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn phối trộn thức ăn chăn nuôi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM DỰ ÁN KHOA HỌC KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012
  2. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI I. LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHỐI TRỘN THƯC ĂN - Tận dụng được các loại nguyên liệu thức ăn sẵn có của gia đình để tạo ra loại thức ăn tinh hỗn hợp phù hợp với nhu cầu của vật nuôi. - Giảm giá thành chăn nuôi. - Chủ động có nguồn thức ăn tinh hỗn hợp, không phải mất công đi mua 3
  3. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI II. CÁC NHÓM THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI 1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng - Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng cao, chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hoá thức ăn... và góp phần tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa, làm cho thai phát triển .... - Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm có: + Hạt ngũ cốc: thóc, ngô ... + Sản phẩm phụ từ ngũ cốc: tấm, cám gạo... + Các loại củ: sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ ... Ngô vàng Cám gạo xay Sắn lát khô Nhóm thức ăn giàu năng lượng 2. Nhóm thức ăn giàu đạm - Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao, chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể. 4
  4. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI - Nhóm thức ăn giàu đạm gồm có: + Thức ăn giầu đạm có nguồn gốc thực vật: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu tương....). + Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật: cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, mối... Đỗ tương Khô dầu đỗ tương Bột thịt xương Nhóm thức ăn giàu đạm 3. Nhóm thức ăn giàu khoáng - Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. - Nhóm thức ăn giàu chất khoáng gồm có: bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương... Vỏ sò, hến Vỏ, đầu tôm Vỏ cua Nhóm thức ăn giàu khoáng 5
  5. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 4. Nhóm thức ăn giàu vitamin - Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng vitamin cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. - Nhóm thức ăn giàu vitamin gồm có: + Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, xu hào...). + Các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin - khoáng Các loại củ quả Rau xanh Cây họ đậu Nhóm thức ăn giàu vitamin 6
  6. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI III. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GIA CẦM 1. Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp - Cần có từ ba loại thức ăn trở lên. Càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt. - Cần sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình. - Các loại nguyên liệu thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng: không bị ẩm mốc, sâu mọt, bị hấp hơi, có mùi lạ và bị vón cục. Rang đỗ tương trước khi nghiền (SPERI-FFS) 7
  7. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI - Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hoá. Ví dụ (khi sử dụng cho lợn và gia cầm): đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền. - Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn phải được nghiền nhỏ. - Phải căn cứ vào số lượng vật nuôi và mức ăn của chúng mà tính toán lượng thức ăn cần phối trộn, không phối trộn khối lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản lâu. - Tận dụng được các nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương để giảm gía thành. - Thức ăn tinh phối trộn phải rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản. Trộn đều nguyên liệu đã cân (ảnh :SPERI-FFS) Cân nguyên liệu theo định lượng (ảnh :SPERI-FFS) 8
  8. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2. Cách phối trộn thức ăn - Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin...) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để bảo đảm phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn. - Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất), sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại. - Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín hoặc ẩm ướt. 1. Các nguyên liệu dạng bột được đổ ra trên sân theo thứ tự nhiều trước, ít sau 2. Thêm chất độn cho các nguyên liệu có khối lượng nhỏ 9
  9. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 3. Trộn đều nguyên liệu, đóng bao Chú ý 4. Sắp xếp các bao thức ăn trên giá kê 10
  10. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 3. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn cho lợn Bảng 3. Công thức phối trộn thức ăn cho lợn cái hậu bị giống nội và F1 (ngoại x nội) Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn, (tính cho 100kg thức ăn) Nguyên liệu Lợn 10 - 30 Lợn 31 - 60 Lợn 61 kg kg kg trở lên Bột sắn (kg) 10 15 15 Bột ngô (kg) 47 45 42 Cám gạo (kg) 20 22 28 Đậu tương rang (kg) 16 13 10 Bột cá (kg) 6(**) 4(*) 4(*) Bột vỏ sò (kg) 0,5 0,5 0,5 Muối ăn (kg) 0,5 0,5 0,5 Giá trị dinh dưỡng NLTĐ (kcal/kg ta) 3039 3027 2979 Đạm thô (%) 17,45 13,99 13,27 Ghi chú: (**) bột cá có tỷ lệ đạm 60%; (*) bột cá nhạt có tỷ lệ đạm 45%. (Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ-Nhà XBNN 2007) Lợn cái lai hậu bị 11
  11. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Bảng 4. Các công thức (CT) phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và nái nuôi con: Tỷ lệ phối trộn (tính cho 100 kg thức ăn) Nguyên liệu Lợn nái chửa Lợn nái nuôi con CT1 CT 2 CT 1 CT2 Bột sắn (kg) 10 - Ngô (kg) 25 30 52 50 Tấm (kg) 23 30 - 15 Cám gạo (kg) 25 25 28 15 Khô dầu đậu tương (kg) 13 - 12 - Khô lạc nhân (kg) - 6 - 10 Bột xương (kg) 3 3,5 3 3 Bột cá nhạt (45% đạm) 5 3 5 (kg) Bột vỏ sò (kg) 0,5 - 1,5 1,5 Muối ăn (kg) 0,5 0,5 0,5 0,5 Giá trị dinh dưỡng NLTĐ (kcal/kg) 2896 2915 3058 3037 Đạm thô (%) 13,62 13,55 14,84 14,87 (Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ-Nhà XBNN 2007) Bảng 5. Giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên liệu trong phối chế thức ăn cho lợn nái nuôi con: Nguyên liệu Tối đa Nguyên liệu Tối đa Ngô hạt 60% Khô đỗ tương 20% Gạo, tấm 25% Hạt đỗ tương 25% 12
  12. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Cám gạo 30% Khô dầu lạc 10% Bột sắn khô 25% Khô dầu dừa 5% Rỉ mật 5% Bột cá có tỷ lệ 5% đạm 60%: Nguyên liệu phối trộn thức ăn Bảng 6. Các công thức (CT) phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt: Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn (tính cho 100kg thức ăn) Nguyên liệu 61kg trở 10 - 30kg 31 - 60kg lên CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 Bột sắn (kg) - 10 8 10 - 16 21 10 Bột ngô (kg) 33 23,5 42,5 28 44 31,5 26,8 45 Tấm (kg) 33 27 18 10 17 - 5 15 Cám gạo (kg) 5 8 - 24 15 23 25 9,5 Bột đậu tương 13 17 18 25,5 13,5 27 17 12 (kg) Khô dầu đậu - 8 - - - - - tương (kg) Khô dầu lạc (kg) 9 - 7 - 5,5 - 3 4 13
  13. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Bột cá (kg) 4,5 5 5 - 3 - - 2,5 Bột xương (kg) 1 1 1 1 1,5 - - 1,5 Bột vỏ sò (kg) 1 - - 1 - 2 1,7 - Muối ăn (kg) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Giá trị dinh dưỡng NLTĐ 3065 3068 3100 2986 2985 2985 2950 2996 (kcal/kg) (Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ-Nhà XBNN 2007) Bảng 7. CT phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn đến cai sữa (tính cho 100 kg thức ăn) Công thức 1 Công thức 2 Tỷ lệ Tỷ lệ Nguyên liệu Nguyên liệu (%) (%) Ngô nổ bỏng nghiền Bột ngô (kg) 48 45 bột Gạo nổ bỏng nghiền Tấm nghiền (kg) 15 18 bột Cám gạo mịn loại 1 (kg) 5 Cám gạo mịn loại 1 5 Đậu tương rang (kg) 25 Đậu tương rang 24 Bột cá có tỷ lệ đạm 60% Bột cá có tỷ lệ đạm 5 6 (kg) 60% Bột xương (kg) 1 Bột xương 1 Bột vỏ sò (kg) 1 Bột vỏ sò 1 Giá trị dinh dưỡng NLTĐ (kcal/kg tă) 2914 NLTĐ(kcal/kg tă) 3000 Đạm thô (%) 19,28 Đạm thô (%) 19,60 (Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ-Nhà XBNN 2007) 14
  14. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 4. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn cho gà Bảng 8. Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà các giai đoạn tuổi khác nhau Gà từ Gà từ 1-60 61-150 Gà đẻ Loại nguyên liệu ngày tuổi ngày tuổi (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) Ngô vàng xay 46 40 45 Cám gạo 17 23 16 Tấm gạo 5 6 5 Khô dầu đậu, lạc 8 7 7 Tấm nghiền 0 4 0 Bôt cá nhạt 10 8 10 Đỗ tương rang 12 9 12 Bột sò 1 2 3 Premix vitamin 0,5 0,5 1 Premix khoáng 0,5 0,5 1 (Nguồn:Chu Đức Hà-Viện Di truyền Nông nghiệp) Gà thả vuờn sử dụng thức ăn tự phối chế (TTKN-KN Đăk Nông) 15
  15. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Mô hình nuôi gà Lương Phượng tại Ninh Thuận (TTKN-KN Ninh Thuận) Bảng 9. Công thức phối trộn thức ăn cho gà hướng trứng Gà đẻ (% Gà con 0-6 Gà dò trên nguyên liệu) tuần tuổi 6-20 tuần Nguyên liệu tuổi Công Công (% nguyên thức thức liệu) (% ng/liệu) 1 2 Ngô 45 61 50 54 Gạo lức 15 - 9,5 7,5 Cám gạo loại 1 - 5 - - Khô dầu lạc nhân 17 - 8 10 Khô dầu lạc bánh 12 26 17 13 Bột cá nhạt (45% đạm) 8 5 6 7 Bột thịt xương - - 3 2 Bột xương ( hoặc bột 2,5 2,5 6 6 đá, bột vỏ sò…) Premix vitamin và 0,5 0,5 0,5 0,5 khoáng Cộng 100 100 100 100 Nguồn: Nuôi gà đẻ trứng nâu Gôn Lai 54, Nhà XBNN 1991) 16
  16. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 5. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn cho bò Lợi dụng hệ tiêu hóa của bò có sự hoạt động của hệ vi sinh vật, khi phối trộn thức ăn cho bò, một số nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ hơn như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao và phối hợp với rỉ mật, u rê để giảm giá thành hỗn hợp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đạm thô cho bò. Dưới đây là một số công thức phối hợp thức ăn cho bò thịt để tham khảo. Bảng 10. Một số công thức (CT) phối trộn thức ăn cho bò thịt dựa trên nền bột sắn (tính theo tỷ lệ % hoặc kg của nguyên liệu) Nguyên liệu CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Bột sắn khô 80 60 58,7 70 Bột ngô hoặc tấm 0 25 9,1 9,9 Cám gạo - - 16,2 - Khô dầu lạc hoặc đỗ tương 12 7 4,7 6,7 Bột cá (hàm lượng muối - - 1,8 3,1 nhỏ hơn 15%) Rỉ mật 5 5 5,5 5,8 U rê 1,0 1,0 2,4 2,7 Muối ăn 1,0 1,0 0,8 0,9 Bột xương 1,0 1,0 0,8 0,9 Cộng 100 100 100 100 (Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò thịt- Cục KNKL, 2003) Các công thức phối trộn trên có hàm lượng dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi từ 2800-2900 Kcal/1 kg VCK; hàm lượng protein thô từ 15-17%. Bò được vỗ béo bằng TĂ tự phối trộn 17
  17. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Bảng 11. Một số công thức phối trộn thức ăn cho bò sữa Công thức Công thức 2 Nguyên liệu 1(kg) (kg) Bột sắn khô 10 30 Bột ngô 30 10 Cám gạo (hoặc tấm) 35 25 Khô dầu các loại 10 20 Bột cá (hàm lượng muối nhỏ 10 - hơn 15%) Bột thân, lá lạc - 10 Rỉ mật - 2 U rê 0,5 0,5 Muối ăn - 1 Bột xương (hoặc bột sò) 4 1 Premix khoáng và vitamin 0,5 0,5 Cộng 100 100 (Nguồn: Sổ tay chăn nuôi bò sữa nông hộ-Nhà XBNN 2003) 18
  18. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI IV. CÁCH TÍNH GIÁ THÀNH THỨC ĂN PHỐI TRỘN 1.Mục đích Chọn được công thức phối trộn đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm với chi phí thấp nhất. 2. Công thức tính (Giá 1kg nguyên liệu TĂ 1 x số phần của nguyên liệu 1 trong hỗn hợp) +...+ (giá 1kg nguyên liệu TĂ n x số phần của nguyên liệu n trong hỗn hợp) Tổng số phần các loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong hỗn hợp Hoặc (Giá 1kg nguyên liệu TĂ 1 x tỷ lệ % của nguyên liệu 1 trong hỗn hợp) +...+ (giá 1kg nguyên liệu TĂ n x tỷ lệ % của nguyên liệu n trong hỗn hợp) Tổng số lượng nguyên liệu thức ăn sử dụng trong hỗn hợp (100%) Ví dụ 1: Tính giá thành 1kg hỗn hợp thức ăn cho lợn thịt giai đoạn 30 - 60kg khi sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương gồm bột ngô và bột đậu tương. Giá của các nguyên liệu này là: - Bột ngô: 7.000 đồng/kg; Bột đậu tương: 18.000 đồng/kg - Số phần các loại nguyên liệu trong hỗn hợp thức ăn là: 21 phần bột ngô; 5 phần bột đậu tương Dựa theo công thức trên, giá thành của 1kg thức ăn hỗn hợp là: 19
  19. KỸ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI (7.000 đồng/kg x 21) + (18.000 đ/kg ´ 5) 9.115 đồng/kg = (21 + 5) TĂ hỗn hợp Ví dụ 2: Tính giá thành 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp cho lợn con tập ăn đến cai sữa: - Thành phần hỗn hợp bao gồm (theo tỷ lệ % hoặc kg): Bột ngô: 48; tấm gạo: 15; cám gạo loại 1: 05; bột đậu tương rang: 25; bột cá: 05; bột xương: 01; bột vỏ sò: 01.Tổng là 100% hoặc 100 kg. - Giá nguyên liệu tham khảo (đồng/kg): Bột ngô:7.000 đ; tấm gạo: 9.000 đ; cám gạo: 6.720 đ; bột đậu tương: 18.000 đ; bột cá: 21.000 đ; bột xương: 5.000 đ; bột sò: 5.000 đ. Vậy giá thành cho 1 kg hỗn hợp theo thành phần trên là: [(7.000đ x 48) + (9.000đ x 15) + (6.720đ x 5) + (18.000đ x 25) + (21.000đ x 5) + (5.000 x 1) + (5000đ x 1)] /100 = 10.696 đồng/1kg. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2