intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2013

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

135
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2013" giúp cho các bậc phụ huynh nắm vững được qui định của nhà nước về thủ tục đăng kí khai sinh và thực hiện đúng khi làm giấy khai sinh cho con mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2013

  1. Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2013
  2. Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau: - Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực. - Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh. - Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. - CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay. - Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh. Bước 2: Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi người mẹ đăng ký thường trú (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước) - Nếu người mẹ có nơi đăng ký thường trú nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm
  3. trú cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ. - Trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú thì UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu không xác định được nơi thường trú, tạm trú của người mẹ thì UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế. Một số trường hợp cụ thể khác: - Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ đó. - Trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. - Trẻ sinh ra tại VN, có cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở VN. - Trẻ sinh ra tại VN, có cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
  4. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh - Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, cán bộ Tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. - Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. - Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần. Lưu ý: - Làm giấy khai sinh không tính lệ phí. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giùm. Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 60/2009/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp)
  5. Thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con theo họ mẹ Phải có sự đồng ý của cha Theo quy định tại điều 29, Bộ luật Dân sự (BLDS) cá nhân có quyền thay đổi họ, tên trong các trường hợp: Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại… Tiết e, điểm 1, mục II Thông tư 01 của Bộ Tư pháp ngày 2/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158 về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ. Như vậy, pháp luật cho phép trẻ em sinh ra có thể mang họ của người mẹ, không bắt buộc phải theo họ cha, nhưng vấn đề là cần có sự thỏa thuận của hai bên cha, mẹ. Nếu một bên không đồng ý (ví dụ người cha) thì việc đổi họ rất khó khăn, nếu không nói là không thể thực hiện được. Việc khai họ cho con giờ đây đã không còn dập khuôn theo kiểu nhất định
  6. phải mang họ cha. Nhiều gia đình lại muốn đứa trẻ được khai sinh theo họ mẹ vì nhiều lý do khác khau. Tuy nhiên, mắc nhất vẫn là nhiều người (kể cả cha, mẹ) nhận thức chưa đầy đủ nên đã “nghiêm trọng hóa vấn đề” như trường hợp của chị Huyền nói trên. * Khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: - Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). - Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. - Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. *Thông tư 01 của Bộ Tư pháp ngày 2/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/CP quy định: Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1