intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng giải quyết mâu thuẫn với sếp.

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

247
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều người vì mâu thuẫn với sếp mà phải bỏ vị trí công việc yêu thích và nhiều cơ hội. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy tìm một giải pháp hay hơn nhé. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhìn nhận và vượt qua tình huống khó khăn này: Hãy là người cao thượng Khi bạn và sếp có mâu thuẫn trong công việc hãy im lặng và lắng nghe. Bạn không nên nói hay làm gì ngay trong lúc này bởi cảm xúc hiện tại có thể khiến bạn làm những điều không đúng. Ngồi một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng giải quyết mâu thuẫn với sếp.

  1. Hướng giải quyết mâu thuẫn với sếp. Rất nhiều người vì mâu thuẫn với sếp mà phải bỏ vị trí công việc yêu thích và nhiều cơ hội. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy tìm một giải pháp hay hơn nhé. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhìn nhận và vượt qua tình huống khó khăn này: Hãy là người cao thượng Khi bạn và sếp có mâu thuẫn trong công việc hãy im lặng và lắng nghe. Bạn không nên nói hay làm gì ngay trong lúc này bởi cảm xúc hiện tại có thể khiến bạn làm những điều không đúng. Ngồi một chỗ, hít thở sâu và ngẫm nghĩ về câu
  2. chuyện, mọi thứ có thể không đáng phải bực tức đến vậy. Điều tốt nhất lúc này là im lặng dù bạn có cảm thấy khó chịu đến đâu, bởi vì khi tức giận chúng ta thường có xu hướng nói xấu người khiến ta tức giận. Hãy làm cho mình bận rộn Hãy để đầu óc và tinh thần bạn được “vây quanh” bởi những suy nghĩ tích cực và những điều vui vẻ trong khoảng thời gian khó khăn này. Ví dụ như hãy gặp gỡ bạn bè nói chuyện, tìm một số loại hình giải trí khác hoặc hãy nghe nhạc trong khi làm việc để tinh thần thoải mái. Hãy làm việc chăm chỉ hơn để sếp biết rằng bạn là nhân viên tốt, và cũng là cách để khiến bạn nhanh chóng quên đi chuyện bực tức này. Mọi rạn nứt đều cần thời gian để hàn gắn và điều quan trọng là bạn phải vượt qua được quãng thời gian đó. Hãy nhận trách nhiệm dù đúng hay sai Thừa nhận trách nhiệm trong tình huống này có thể giúp quan hệ của bạn và sếp nhanh chóng trở lại như trước. Sếp là người đứng đầu, quản lý một lượng nhân viên nhất định vì thế thật khó để sếp thừa nhận sai lầm và xin lỗi nhân viên. Nếu sự việc không quá nghiêm trọng bạn nên đứng ra nhận lỗi và hứa sẽ không có lần hai. Hành động này là vì lợi ích lâu dài cho sự nghiệp của bạn và thậm chí sếp sẽ thầm thán phục cách xử sự của bạn.
  3. Nói chuyện với sếp để hiểu nhau hơn Hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp rằng trong công việc như vậy sếp muốn bạn thực hiện như thế nào? Trong cách làm việc của bạn hiện nay có điều gì cần thay đổi? Từ đó cả hai phía sẽ hiểu mong muốn và cách làm việc của nhau hơn. Sếp sẽ hiểu một vị sếp được nhân viên yêu quý thì cần những gì và ngược lại bạn cũng hiểu sếp muốn gì ở một nhân viên, từ đó sẽ khó xảy ra những hiểu lầm và tranh cãi. Hãy phân tích kỹ hình huống bạn gặp phải Nếu bạn vội vã xin nghỉ việc và không tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, trong tương lai vị sếp mới của bạn cũng như vậy thì bạn tính sao? Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào hãy dành thời gian suy nghĩ xem liệu bạn có quá nhạy cảm với tình huống đó? Bạn là người cứng đầu không chịu gặp và nói chuyện với sếp hay sếp bạn là người không biết khoan dung? Khi có được câu trả lời bạn sẽ biết giải pháp cần thiết ở đây là gì. Hãy coi đó như là một cơ hội Mặc dù bạn đã dành thời gian phân tích đúng/sai, thiệt/ hơn nhưng tình hình vẫn không được cải thiện thì bạn hãy coi đó là một cơ hội để bạn tìm một công việc tốt
  4. hơn. Bài viết “để trở thành một nhân viên thành đạt” đã đăng phân tích rất kỹ những mặt tích cực phải có của một nhân viên, các bạn nên tham khảo * Dưới đây là 5 điều nên tránh khi nói chuyện với sếp! Hãy quên đi việc nói xấu sếp, thay vào đó hãy học cách ngậm miệng trước 5 điều nguy hiểm nhất sau đây. Dưới đây là lời khuyên hữu ích của các chuyên gia trên trang Femina. 1. "Đây không phải là việc của tôi". Chỉ một câu nói này đủ khiến bạn phải dọn bàn làm việc sớm hơn bất cứ câu nào khác. Sự thực là bạn không muốn làm điều gì đó nằm ngoài trách nhiệm chính của bạn, hoặc muốn phải căng mình quá sức, nhưng các nhà quản lý uy tín sẽ bảo rằng đây là cơ hội tốt nhất để bộc lộ tài tháo vát, nhanh nhạy và khả năng hợp tác của bạn. Vì thế, nếu bạn muốn ông chủ trọng dụng mình, hãy giành lấy công việc đó. 2. "Tôi không thể hoàn thành kế hoạch" Đừng bao giờ hứa hẹn hơn khả năng có thể hoàn thành của bạn, thay vào đó, hãy hứa ít thôi và hoàn thành vượt kỳ hạn.
  5. Như Donald Trump, ông trùm tỷ phú từng nói: "Cuối cùng, cái mà người ta đo được ở bạn không phải là số lượng công việc bạn thực hiện bao nhiêu, mà bằng số lượng bạn đã hoàn thành". Đừng nuốt mẩu bánh to hơn bạn có thể nhai, bạn sẽ nghẹn và điều đó không đẹp chút nào! 3. "Không thể thực hiện được việc này" Đừng bao giờ nói không bao giờ. Điều đó không có nghĩa là bạn phải lừa dối suốt thời gian làm việc cùng ông chủ, nhưng ở thời điểm nào đó, việc từ chối hoàn toàn một ý tưởng mới thường phản ánh sự thiếu sáng tạo và tưởng tượng của bạn. Vì đế hãy khám phá điều có thể, làm việc đến mức tối đa và bạn sẽ không bao giờ biết bạn hoàn toàn có thể giải mã được vấn đề! Luôn nhớ, một vấn đề không thể đang chờ đợi được giải quyết, bạn không muốn mình là người đẩy việc cho người khác chứ! 4. "Đó không phải là lỗi của tôi" Đổ trách nhiệm không bao giờ giúp bạn ra khỏi tình trạng lộn xộn, thay vào đó nó sẽ phóng đại thất bại và thiếu sót của bạn. Các công ty và các công chủ vượt qua thảm họa nhưng sẽ không chấp nhận các nhân viên không thừa nhận. Tất cả sai lầm là cơ hội để học hỏi và bằng cách từ chối cơ hội được hiểu rõ lỗi của mình, bạn đang chứng tỏ bạn không thể trưởng thành lên được. Vì thế, hãy là thuyền trưởng con tàu của bạn, nhận ra phần lỗi của mình.
  6. 5. "Tăng lương cho tôi nếu không tôi sẽ nghỉ việc". Tổng giám đốc GE Jack Welch nói: "Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh, đừng cạnh tranh". Vì thế trừ phi bạn chuẩn bị nghỉ việc, đừng đưa ra tối hậu thư. Nếu bạn nêu ra điều này và bạn không bỏ đi, bạn sẽ được xem là kẻ thất bại. Nếu bỏ đi, bạn sẽ để lại sự thất vọng. Ngay cả khi bạn đã có việc mới, đừng qua sông rút cầu bằng cách đặt ra tình huống nếu - thì trên bàn làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2