intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững" tập hợp các bài viết của một số cán bộ nghiên cứu nhằm góp phần thảo luận thêm về những vấn đề liên quan đến chính sách phát triển bền vững nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững: Phần 1

  1. ĩ C H IẾ N L Ư Ợ C P H Á T T R IỂ N CK 0 0 0 0 0 6 7 1 4 7 K i á S . l S . B U I I AT THẮNG - TS. LƯU ĐỨC HẢI - TS. TRẦN HỔNG QUANG (Đồng chủ biên) HƯỚNG TÓI MỘT NẺN • /V KINH TE PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHÀ XUÁT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI
  2. HƯỚNG TỚI MỘT NỂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG
  3. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hướng tới m ộ t n ền kinh tế phát triển bền vững / Bùi Tất Thắng, Lưu Đức Hải, Trần Hồng Quang (ch.b.)... - H .: Khoa học xã hội, 2014. - 432tr.: hình vẽ, bảng ; 24cm l ế Kinh tế 2. Phát triển bền vững 3. Việt Nam 3 38 .9 5 9 7 - dc23 KXH0043p-CIP
  4. VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIEN PGSằ Bừl TẤT THẮNG - TS. Lưu ĐỨC HẢI - TS. TRẨN HỔNG QUANG TS. (Đổng Chủ biên) HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG NHÀ XUẤT BẨN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ N Ộ I-2014
  5. M ực LỤC Trang Lời mở đầu 9 Phát triển kỉnh tế bền vững - một sổ vấn đề lý luận PGS. TS. Bùi Tất Thẳng 11 Các học thuyết phát triển cho các nước đang phát triển và việc vận dụng cho phát triển bền vững kỉnh tế Việt Nam đến năm 2030 ThS. Nguyễn Hoàng Hà, ThS. Nguyễn Thị Hương Giang, ThS. Chu Văn Đoàn 46 Xác định ngưỡng lạm phát cho tăng trưởng bền vững TS. Nguyễn Minh Hải, CN. Đặng Huyền Linh 81 Phát triển bền vững các ngành sản xuất để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa PGS. TS. Hoàng Sỹ Động, ThS. Trần Vũ Mạnh, ThS. Nguyễn Huy Hoàng 98 Phát triển thị trường nội địa góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững kinh tế Việt Nam TS. Liru Đức Hải, ThS. Đoàn Thị Thủy Dương 124
  6. 6 HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRIỂN.. Cơ cấu xuất khẩu bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ThS. Đinh Thị Ninh Giang 138 Một số vấn đề về phát triển nhân lực bền vững ở Việt Nam ThS. Phạm Mạnh Thùy 167 Phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông trong các liên kết khu vực CN. Lê Anh Tuấn 179 Một số vấn đề về phát triển bền vững các vùng kỉnh tế ở Việt Nam ThS. Lẻ Anh Đức 216 Một số giải pháp phát triển bền vững kỉnh tế biển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ThS. Nguyễn Thị Thu Lan 241 Tăng trưởng xanh tại các đô thị - kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam ThS. Phạm Thị Hà, ThS. Đoàn Văn Minh 275 Kỉnh nghiệm ứng phó với biến đồi khí hậu của một số quốc gia trên thế giới và gọi ý cho Việt Nam ThS. Nguyễn Ngọc Hải, CN. Nguyễn Thị Tuyết 305 Một số vấn đề về giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương ThS. Trần Anh Tuan, TS. Nguyễn Công Mỹ, ThS. Nguyễn Đăng Hưng 336
  7. Mục lục 7 Khung phân tích tăng trưởng xanh trong nông nghiệp: Trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long ThS. Nguyễn Như Triển, ThS. Trương Thanh Vũ 374 Phát triển bền vững công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ThS. Đinh Kim Hà 394 Công tác quy hoạch với phát triển đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long ThS. Nguyễn Đỗ Trường Sơn 405 Phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ThS. Bùi Duy Hoàng 417
  8. LỜI MỞ ĐẦU Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua đã xác định: "Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược". Để thực hiện thành công tư tưởng chiến lược này, "đòi hỏi phải tạo được sự chuyển biến có tính cách mạng, thấu suốt về nhận thức, đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quán triệt trong mọi chính sách, quy hoạch, kể hoạch, dự án và chương trình hành động; tổ chức thực hiện quyết liệt ở tất cả các ngành, các cấp với sự đồng thuận tham gia của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân trong cả nước". Cuốn sách Hướng tới một nền kỉnh tế phát triển 'bền vững do Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập hợp từ các bài viết của một số cán bộ nghiên cứu nhằm góp phần thảo luận thêm về những vấn đề liên quan đến chính sách phát triển bền vững nền kinh tế. Hy vọng rằng, những ý kiến phân tích và kiến nghị khoa học của các tác giả từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau sẽ mang đến cho người đọc những thông tin phong phú, góp phần tìm kiếm các chính sách thúc đẩy hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh hom, bền vững hom trong thời gian tớiỀ Nhân dịp này, Viện Chiến lược phát triển xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cơ quan Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong nước và cuốc tế, các nhà khoa học đã chỉ đạo, giúp đỡ Viện Chiến lược phát triển trong suốt quá trình xây dựng
  9. 10 HƯỚNG TỚI MỘT NỀN KINH TỂ PHÁT TRIỂN- và phát triển. Xin cảm om Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo điều kiện để cuốn sách được xuất bản. Sự tham gia của đông đảo những người làm công tác nghiên cứu giúp cho nội dung cuốn sách bao quát được phạm vi vấn đề rộng hơn nhưng cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu khuyết, nhất là về kết cấu và mức độ sâu sắc ở một số vấn đề nhất định. Rất mong được độc giả lượng thứ. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 PGSề BÙI TẤT THẮNG TS. Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển
  10. PHẤT TRIỂN KINH TẾ BỂN VỮNG MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN PGS.TS. Bùi Tất Thắng' Để hiểu bản chất của tính bền vững trong phát triển kinh tế, trước hết cần xem xét một số khái niệm liên quan đến phát triển kinh tể và phát triển kinh tế (một cách) bền vững hay tính bền vững của phát triển kinh tể. 1. Phát triển kỉnh tế Các tài liệu về Kinh tể học phát triển cho thấy rằng, đã có thời kỳ, các sách báo kinh tế thường chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa các khái niệm tăng trưởng (kinh tế) và phát triển (kinh tế). Tăng trưởng kinh tế, theo nghĩa chung nhất, là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm tăng trường kinh tế này thích hợp với mọi quy mô: nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp hay gia đình, cá nhân. Của cải (tài sản) có thể tính bằng hiện vật hoặc tiền (giá trị). Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, có những quốc gia tuy đạt mức độ tăng trưởng kinh tế cao (tức là chỉ số gia tăng GDP, GNP hay GDP/người, GNP/người cao) nhưng cấu trúc (cơ cấu) của nền kinh tế vẫn ít có sự thay đổi, thậm chí có sự tách rời giữa khu vực * Viện trường Viện Chiến lược phát triển.
  11. 12 HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHẢT TRIỂN.. sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp lạc hậu và vì vậy, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khó vẫn không được sẻ chia những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, quan niệm về phát triển kinh tế bắt đầu có sự thay đổi theo hướng không chi tập trung vào chỉ tiêu tăng trưởng mà bao quát cả những thay đổi về cơ cấu kinh tế và cuộc sống con người cả về lượng lẫn về chất. Phát triển kinh tế là khái niệm mà ngày nay, các sách báo nghiên cứu vấn đề phát triển cơ bản đều thống nhất rằng, quan niệm về phát triển kinh tế bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau: 1) Tăng trưởng kinh tế: Mức độ gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân - GNP (hoặc quốc nội - GDP) tính theo đầu người, phản ánh mức độ tăng trưởng sản xuất trong một giai đoạn nhất địnhẺ Để có tăng trưởng, mức tăng sản lượng phải lớn hom mức tăng dân sổ. 2) Thay đổi cơ bản cơ cấu của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong tổng nguồn lao động xã hội tăng, trong khi tỷ trọng của nông nghiệp (cũng tính trong GDP và trong tổng nguồn lao động xã hội) giảm. Đồng thời dân cư thành thị tăng, dân cư nông thôn giảm. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hom và thay thế dần những khu vực sản xuất - kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp. 3) Người dân là chủ thể tham gia và thụ hưởng thành quả của phát triển - phản ánh mức độ công bằng, dân chủ và chất lượng cuộc sống của dân cư cùng với sự tham gia của chính bản thân họ vào quá trình phát triển. "Nhân tổ then chốt của sự phát triển kinh tế là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu của quá trình thay đổi cơ cấu... Tham gia vào quá trình phát triển có
  12. Phát triển kỉnh tế bền vữhg.ế 13 nghĩa là tham gia vào việc hưởng thụ lợi ích của sự phát triển cũng như tạo ra các lợi ích đó"1. Quan niệm về sự phát triển kinh tế như vậy là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà sự vận động của cả thực tiễn lẫn lý luận đã bổ sung và hoàn thiện dần dần. Ngay từ khi mới ra đời, khoa Kinh tế chính trị học (cổ điển) đã nêu ra tư tưởng về phát triển như sự gia tăng mức độ giàu có cho toàn xã hội. Năm 1776, Adam Smith trong tác phẩm nổi tiếng Của cải cùa các dân tộc đã viết rằng: "Kinh tế học chính trị được xem như một ngành khoa học của một chính khách hay một nhà lập pháp; nó nhằm hai mục đích rõ ràng: thứ nhất, cung cấp cho mọi người một khoản thu nhập hoặc một mức sống đầy đủ, nói một cách đúng đắn hơn là tạo cho họ có được một khoản thu nhập hoặc một mức sống như vậy; và thứ hai là, cung cấp cho Nhà nước hoặc cho cộng đồng một khoản thu nhập đủ để thực hiện các dịch vụ công cộng. Kinh tế học chính trị cở mục đích rõ ràng là làm giàu cho cả nhân dân lẫn nhà vua đang trị vì đất nước. Mức tăng trưởng khác nhau về sự giàu có ở các thời đại và quốc gia khác nhau đã sản sinh ra hai hệ thống kinh tể học chính trị khác nhau về phương cách làm cho mọi người trở nên giàu có. Một hệ thống có thể được gọi là hệ thống thương mại, còn hệ thống kia là hệ thống nông nghiệp"2. Tuy nhiên, những tư duy về phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại thì không dừng lại ở đó. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu về phát triển còn tuỳ theo góc độ nghiên cứu và mục tiêu cụ thể của mình mà nhấn mạnh đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của nội dung phát triển. Trước một thực tế là, quá trình công nghiệp hóa và 1. M alcolm G illis và các tác giả, Kinh tế học của sự phát triển, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Trung tâm Thông tin tư liệu, 1990, ữ. 21. 2. Adam Smith, Của cải của các dân tộc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, ữ. 607.
  13. 14 HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRIỂN.. phát triển kinh tế của các nước đang phát triển càng được bàn tới bao nhiêu thì dường như khoảng cách về thu nhập (và trình độ phát triển) giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển lại càng gia tăng chứ không được thu hẹp lại. Không những thế, trong nhiều quốc gia đang phát triển, kể cả những nước có mức tăng trường cao, khoảng cách thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp cũng ngày càng doãng ra. Nạn đói, dịch bệnh, thất học... tiếp tục hoành hành. Bên cạnh sự thiếu đói về vật chất, trước hết là vấn đề lương thực, còn là sự thiếu đói về tinh thần: phẩm giá, sự tôn trọng, quyền tự do... Trong bối cảnh như vậy, các nhà nghiên cứu về phát triển, trước hết là dưới ngọn cờ của Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), bắt đầu từ năm 1990 đã cho xuất bản đều đặn hằng năm bản Bảo cảo phát triển con người với ý tường trung tâm coi con người chính là mục tiêu của phát triển kinh tế với cách nhìn mở rộng hơn về nhiều mặt của đời sống xã hội. "Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế... Với tư cách là mục tiêu chứ không phải là một phương tiện, bản thân phát triển con người nhàm làm giàu cho cuộc sống con người. Sự giàu có về vật chất - tạo ra một khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn - có thể góp phần vào điều này nhưng không hẳn đã là sự phát triển con người. Thực tế người ta thấy rằng, không tồn tại mối liên hệ 1:1 giừa sự giàu có về vật chất (được tính bàng tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người) với sự giàu có về mặt tinh thần (được tính bằng chỉ số phát triển con người). Do vậy, quan điểm phát triển con người coi sản phẩm quốc gia như là chi tiêu đầu tiên của trình độ phát triển. Mục tiêu của sự phát triển không phải là tạo thêm nhiều "vật phẩm", hàng hóa và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc... Xét đến cùng, vấn đề cơ bản là khả năng của con người để có được tuổi thọ ngày càng cao (được đo bàng tuổi thọ kỳ vọng
  14. Phát triển kinh tế bển vũng.. 15 trung bình), có một sức khoẻ tốt (được đo bằng tỷ lệ tử vong), có đủ điều kiện học tập và hiểu biết tri thức (đo bằng tỷ lệ trẻ em đến trường và tỷ lệ biết đọc biết viết), có đủ thu nhập để mua lương thực, quần áo và nhà ở, tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sổng của họ và của cộng đồng..."1 . "Có thu nhập là một trong những lựa chọn-mà dân chúng sẽ mong muốn có. Nó quan trọng thật, nhưng không phải là tất cả. Phát triển con người chứa đựng sự mở rộng thu nhập và của cải, nhưng nó cũng bao gồm cả nhiều yếu tố khác, được đánh giá hoặc có giá trị. Chẳng hạn, trong việc điều tra những ưu tiên của người nghèo, người ta đã phát hiện ra rằng, những gì quan trọng nhất đối với họ thường là khác với cái mà người ngoài cuộc giả định. Có thêm thu nhập chỉ là một trong những thứ mà người nghèo mong muốn. Đủ dinh dưỡng, nước sạch tiện dụng, dịch vụ y tế tốt hơn, con em được tới trường nhiều hơn và tốt hơn, việc đi lại rẻ hơn, chỗ ờ đàng hoàng hơn, có việc làm thường xuyên và sinh kế được bảo đảm, những công việc hiệu quả, tiền công thoả đáng và hài lòng, tất cả những cái đó đều không được thể hiện trong mức thu nhập trên đầu người cao hơn, ít nhất cũng trong một thời gian nào đó. Có những lợi ích phi vật chất thường được người nghèo đánh giá cao hơn là những cải thiện về vật chất. Trong đó một số mang những đặc trưng của các quyền, một số khác lại mang các đặc trưng của trạng thái tinh thần. Những lợi ích đó cụ thể là các điều kiện làm việc tốt và an toàn, quyền tự do lựa chọn việc làm và sinh kế, được bảo đảm trước sự khủng bố và bắt bớ tuỳ tiện, không bị áp bức, bạo lực và bóc lột, một cuộc sống gia đình thoả mãn, sự khẳng định các giá trị văn hóa và tôn giáo, thời gian nghi ngơi thoả đáng và việc sử dụng thời gian đó một cách thoả mãn, một sự cảm nhận 1. Phát triển con người - Từ quan niệm đến chiến lược vò hành động, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 48-49.
  15. 16 HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẼ PHẢT TRIỂN.. về mục đích trong cuộc sống và lao động, cơ hội để hội nhập và tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội dân sự và ý thức thuộc về một cộng đồng"1. Theo cách quan niệm này, rõ ràng là phát triển kinh tế chi có vai trò là một phương tiện để đạt tới mục tiêu phát triển con người, bao gồm các mặt: phúc lợi vật chất đầy đủ hơn, sức khoẻ tốt hom, tuổi thọ cao hơn và được học hành để nâng cao trí tuệ và đời sông tinh thần. Đi xa hom nửa, phát triển con người còn được quEri niệm là quá trình mở rộng các lựa chọn của con người, tức là quá trình nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội của sự lựa chọn của con người. "Sự phát triển có thể được coi là một quá trình mở rộng các quyền tự do thực sự mà người đân được hưởng. Việc tập trung vào các qụyền tự do của con người là tương phản với những quan điểm hạn hẹp hơn về sự phát triển, chẳng hạn như định nghĩa là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tăng thu nhập cá nhân, hoặc công nghiệp hóa, hoặc tiến bộ công nghệ, hoặc là hiện đại hóa xã hội. Tất nhiên, tăng trưởng GNP hoặc thu nhập cá nhân có thể có ý nghĩa hết sức quan trọng với vai trò là phương tiện để mở rộng các quyền tự do mà các thành viên của xã hội được hưởng"2. "Phát triển con người là quá trình mở rộng các lựa chọn của .dân chúng - không chỉ là sự lựa chọn giữa những loại bột giặt, giữa các kênh truyền hình hoặc các kiểu dáng xe hơi khác nhau mà là những lựa chọn được tạo ra bời việc mở mang các năng lực và các hoạt động của con người - những gì mà dân chúng làm và có thể làm được trong cuộc sổng của họ. Ở tất cả các cấp độ của phát triển, một vài năng lực rất thiết yếu đối với phát triển mà thiếu chúng, nhiều lựa chọn trong cuộc sổng sẽ không hiện hữu. Những năng lực 1. Báo cáo phát triển con người 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà N ội, 2000, tr. 19. 2. Amartyạ Sen, Phát triển là quyển tự do, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002, tr. 13. Y '\1 r
  16. Phát triển kinh tế bển vững.. 17 này là việc được sống lâu và khoẻ mạnh, có tri thức và có quyền tiếp cận những nguồn lực cần thiết để có được một mức sống khá giả - và những năng lực này được phản ánh trong chi số phát triển con người. Nhưng có nhiều lựa chọn bổ sung khác được dân chúng đánh giá cao. Đó là quyền tự do về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa, một cảm nhận về cộng đồng, các cơ hội để trở nên sáng tạo và hiệu quả, cùng với sự tự tôn và các quyền con người. Tuy nhiên, phát triển con người còn rộng hom cả việc đạt được những năng lực này; nó còn là quá trình theo đuổi chúng một cách bình đẳng, với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và bền vững"1 . Tóm lại, sự phát triển kinh tế của một quốc gia ngày nay được quan niệm không chỉ là sự gia tăng quy mô kinh tế mà còn bao hàm sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và đảm bảo rằng, mọi người đều được bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển và do đó, đều được sẻ chia, hưởng thụ thành quả của phát triển. 2ỆPhát triển kinh tế bền vững Phát triển kinh tế bền vững (hay tính bền vững của phát triển kinh tế) là khái niệm nằm trong một khái niệm rộng hơn: phát triển bển vững. Nói một cách tóm tắt thì nhận thức về bản thân khái niệm phát triển bền vững cũng đã trải qua một thời kỳ dài từ giản đơn đến ngày càng hoàn thiện. Ngày nay, người ta cho rằng, phát triển bền vững là khái niệm bao quát sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, phát ưiển bền vững về mặt môi trường và phát triển bền vững về mặt xã hội. Đôi khi, trong một số trường hợp, người ta còn thêm phát triển bền vững về mặt thể chế. Các nội dung trên được xem là những bộ phận hợp thành hữu cơ (hay những trụ cột) của phát triển bền vững. 1. Báo cáo phát triển con người 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 18. Đ ề H CTHÁI NG U Y Ế m ] >ĩ O mTầTTVĩ/i m * I f T T A f T frtjT Ị
  17. 18 HƯỚNG TỚI MỘT NẾN KINH TẾ PHẢT TRIỂN.. Với cách hiểu như vậy, sự phát triển kinh tế bền vững (hay tính bền vững của phát triển kinh tế) liên quan đến (hay chịu sự chi phối) của hai mặt: - Một là, tính bền vững của bản thân (bên trong) quá trình phát triển kinh tế; - Hai là, tính bền vững của các yếu tổ bên ngoài quá trình phát triển kinh tế, nhưng có liên hệ và thường xuyên tác động ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế. Đó là các hợp phần ngoài kinh tế của phát triển bền vững, bao gồm môi trường, xã hội và thể chế. 2.7ể Tỉnh bền vững của quá trình phát triển kinh tế Thế nào là phát triển kinh tế bền vững? Trở lại khái niệm phát triển kinh tế đã nêu trên, ta thấy ở quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế biểu hiện ở sự gia tăng quy mô kinh tế (tăng trưởng kinh tế), sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và sự bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của mọi người. 2. / ề1. Đối với tăng trưởng kinh tế Thực tế cho thấy rằng, có những nền kinh tế đã có được sự khởi đầu khá ấn tượng (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng của sản xuất công nghiệp cao, đời sống của dân cư được cải thiện rõ rệt, xã hội và chính trị ổn định...) nhưng thời gian duy trì lại không được bao lâu. Sau một thời gian ngắn ngủi, nền kinh tế tỏ ra "hụt hơi", "mất đà", tốc độ táng trưởng chậm dần, thậm chí chuyển sang suy thoái và rơi vào trạng thái thiểu năng. Đó là tình trạng phát triển không hiệu quả và không bền vững. Một trong những điểm cổt lõi của tình huống này là nền kinh tể đã tăng trưởng không phải dựa trên tăng năng suất. "Phát triển và phát triển có hiệu suất là hai khái niệm khác nhau. Nếu lợi tức quốc dân hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP)
  18. Phát triển kinh tế bền vững.. 19 tính trên đầu người tăng liên tục trong một thời gian tương đối dài và trong quá trình đó, có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể thì có thể gọi đó là một nền kinh tế phát triển. Trong quá trình đó, tư bản được tích luỹ, đất đai, tài nguyên được khai khẩn thêm và đưa vào sử dụng, lao động được động viên ngày càng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, các yếu tổ sản xuất này cũng được di chuyển từ các ngành có năng suất thấp như nông nghiệp sang các ngành có năng suất cao hom như công nghiệp, dịch vụ, gây ra sự chuyển dịch cơ cấu của GDP và các mặt khác của nền kinh tế. Đó là hiện tượng phát triển và sự phát triển này là quá trình mà GDP hoặc sản lượng (output) tăng nhờ động viên ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất (input). Tuy nhiên nếu nội dung phát triển chi có vậy thì chưa thể gọi là một nền kinh tế phát triển có hiệu suất. Nền kinh tế được xem là phát triển có hiệu suất khi độ gia tăng của nó nhiều hơn là tổng phần tăng đầu vào, tức các yếu tố sản xuấtề Phần nhiều hơn đó có được do áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức quản lý kinh doanh, tư bản và tài nguyên dùng có hiệu suất hơn và trình độ lao động ngày càng cao hom nhờ đẩy mạnh giáo dục và đào tạo.... Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng (growth accounting), phần còn lại này được gọi là năng suất tổng hợp của tất cả các yếu tổ sản xuất (Total Factor Productivity - TFP)"1. Như vậy, vấn đề của tăng trưởng không chỉ là tăng trưởng nhanh về quy mô (tăng nhanh số lượng) trong một thời gian ngắn mà điều quan trọng là sự tăng trưởng phải dựa trên những yểu tố "chất lượng" và phải duy trì được một cách liên tục trong thời gian dài (nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên). 1. Trần Văn Thọ, Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Ả - Thái Bình Dương, Nxb. Thành phố Hồ chí M inh - Thời báo Kinh tế Sài Gòn - VAPEC, 1997, tr. 60-61.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1