Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm, Hà Nội
lượt xem 8
download
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Từ Liêm là một huyện ngoại thành ven đô của thủ đô Hà Nội, trong yêu cầu phát triển một nền tảng nông nghiệp hiện đại của Thủ đô, nông nghiệp ở Từ Liêm được xác định là giữ vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, phát triển nền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm, Hà Nội
- Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm, Hà Nội Capital mobilization for agricultural development in Tu Liem, Hanoi NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 95 tr. + Nguyễn Hoài An Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Dậu Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô. Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn cho sự phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm - Hà Nội: những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình. Đưa ra những định hướng và giải pháp khả thi để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cho việc xây dựng và phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm. Keywords: Nguồn vốn; Nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp; Huyện Từ Liêm; Kinh tế chính trị Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Từ Liêm là một huyện ngoại thành ven đô của thủ đô Hà Nội, trong yêu cầu phát triển một nền tảng nông nghiệp hiện đại của Thủ đô, nông nghiệp ở Từ Liêm được xác định là giữ vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, phát triển nền nông nghiệp ven đô Từ Liêm là xu thế tất yếu trong quá trình đô thị hóa nhanh ở Từ Liêm, hướng đến nền nông nghiệp sạch kỹ thuật cao, đạt giá trị sản xuất cao trên một đơn vị diện tích nhằm đảm bảo tăng trưởng ngành nông nghiệp trong khi đất nông nghiệp giảm dần cho các mục tiêu phi nông nghiệp. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Từ Liêm phát triển kinh tế theo hướng thương mại và dịch vụ. Đối với kinh tế nông nghiệp, huyện phát triển theo hướng du lịch sinh thái. Từ Liêm đã thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ trồng rau, cấy lúa sang trồng hoa và chăn nuôi sạch cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm còn gặp khá nhiều trở ngại như: độ an toàn và giá trị kinh tế, năng suất, chất lượng các sản phẩm lương thực, thực phẩm chưa cao, tỷ lệ các sản
- phẩm vô hình, phục vụ nhu cầu văn hoá du lịch thấp, ô nhiễm môi trường… Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là tình trạng thiếu vốn, hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp thấp, trong đó các nguồn vốn chưa được huy động tối đa cho phát triển nông nghiệp vùng ven đô này. Thực tế đó cho thấy cần phải đánh giá một cách cụ thể về hoạt động huy động vốn để tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm. Vậy, hiện trạng hoạt động huy động vốn ở Từ Liêm có đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp ở địa phương không? Cần có những giải pháp nào để khai thác triệt để các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ở khu vực ven đô này? Trên ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên. 2. Tình hình nghiên cứu: Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp, trong đó có đề cập tới hoạt động huy động vốn cho phát triển nông nghiệp. Một số công trình tiêu biểu như: - Công trình “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật (2007) - tác giả PGS. TS Nguyễn Văn Bích. - “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO”, Nxb Chính trị Quốc Gia do PGS. TS. Vũ Văn Phúc; PGS. TS. Trần Thị Minh Châu (đồng chủ biên), 2010. - Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong ngành nông nghiệp Việt Nam - đề tài NCKH cấp trường (Đại học kinh tế - ĐHQGHN) – tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2010). - Công trình: “ Nông dân, nông thôn và nông nghiệp – Những vấn đề đang đặt ra”, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2008. - Công trình: “Tác động của hội nhập kinh tê quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2010) – tác giả TS. Nguyễn Từ. - Công trình “ Kinh nghiệp quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, (2008) – tác giả TS. Đặng Kim Sơn. Công trình: “Vấn đề Nông nghiệp nông dân nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. - Công trình: “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Tô Huy Rứa, số 794 (tháng 12/2008). - Công trình: “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội của hai tác giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn. - “Thực trạng của nông thôn và đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, tháng 4/2007.
- - Tiêu thụ nông sản Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học – Xã hội, tác giả Phan Huy Đường (2006). - Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO – Những thay đổi về chính sách, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 61+62, tác giả Chu Tiến Quang (2011). - Công trình: “Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010” , Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật - Tác giả Trần Ngọc Bút. Các công trình, nghiên cứu, bài viết trên đều phân tích, đánh giá, sự phát triển nông nghiệp ở Việt Nam: từ các chính sách nói chung, chính sách đầu tư đối với nông nghiệp hiện hành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tích cực, chủ động trong hội nhập WTO đến vấn đề huy động vốn cho nông nghiệp. Trong Báo cáo phát triển Việt Nam hàng năm của Ngân hàng Thế giới đều có đánh giá về huy động vốn cho phát triển. Đặc biệt, Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 đã phân tích, đánh giá toàn diện về huy động và sử dụng vốn cho phát triển, trong đó có đánh giá về huy động vốn phát triển nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về huy động vốn cho phát triển nông nghiệp tại vùng ven đô như Từ Liêm, Hà Nội theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội" là cách tiếp cận cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một cách độc lập, hoàn chỉnh, toàn diện từ khung lý thuyết tới thực tiễn ở địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở làm rõ lý luận về hoạt động huy động vốn cho sự phát triển nông nghiệp ven đô, luận văn phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô tại huyện Từ Liêm – ngoại thành Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển nông nghiệp ven đô ở địa phương. 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô. - Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn cho sự phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm: những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình. - Đưa ra những định hướng và giải pháp khả thi để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cho việc xây dựng và phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động huy động vốn phục vụ sự phát triển nông nghiệp ven đô dưới góc độ kinh tế chính trị. Vấn đề nghiên cứu luôn gắn với những biến động về quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội ở Từ Liêm. 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- * Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô trong phạm vi huyện Từ Liêm, Hà Nội (bao gồm 15 xã). * Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu chủ yếu huy động vốn cho phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm trong khoảng thời gian từ năm 2006 trở lại đây, gắn với thời kỳ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Từ Liêm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phương pháp luận duy vật biện chứng cho phép khái quát và đi sâu phân tích từng mặt của quá trình huy động vốn nói chung và huy động vốn phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm, Hà Nội. Sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, đề tài nghiên cứu hoạt động huy động vốn trong quá trình phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm gắn với xu thế đô thị hoá của Hà Nội. 5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Tập hợp, nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các công trình đã công bố về hoạt động huy động vốn cho nông nghiệp và các công trình có liên quan để hệ thống hoá những lý luận chung và thực tiễn về hoạt động huy động vốn cho sự phát triển nông nghiệp. - Thu thập, xử lý, phân tích số liệu thống kê của Chi cục Thống kê Hà Nội, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, Sở Nông nghiệp Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, đặc biệt là các tài liệu của UBND huyện Từ Liêm để đánh giá thực trạng huy động vốn phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm. Trên cơ sở phân tích những tác động của bối cảnh kinh tế mới, luận văn đưa ra những giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho việc phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp sạch ở Từ Liêm. - Tác giả luận văn sử dụng phương pháp quan sát các đối tượng nghiên cứu để minh hoạ thêm các phân tích kết luận đưa ra phương hướng, giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn lý luận về nông nghiệp ven đô và hoạt động huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn, tìm ra nguyên nhân những bất cập trong vấn đề huy động vốn cho phát triển nông nghiệp tại Từ liêm, Hà Nội. - Đưa ra những giải pháp góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm, Hà Nội. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô Chương 2: Thực trạng huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động vốn cho phát triển nông nghiệp tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ 1.1 Nông nghiệp ven đô 1.1.1 Khái niệm Vùng ven đô là khu vực cận kề với Thành phố, là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính đô thị. Nó có những đặc trưng kinh tế, văn hóa và xã hội riêng: Về kinh tế: Khác với nông thôn, vùng ven đô bao gồm toàn diện hơn các hoạt động kinh tế, như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô thị. Về xã hội: Vùng ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư (nông dân, công dân, trí thức, chủ doanh nghiệp; tầng lớp trung lưu, người nghèo cùng sống chung trong một vùng lãnh thổ ven đô); trình độ dân trí và nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn. Về văn hóa: Lối sống cư dân ven đô là sự pha trộn lối sống nông thôn - đô thị do sự đa dạng về thành phần dân cư, trong đó chịu tác động mạnh của lối sống đô thị. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa và lối sống biến đổi trong mỗi gia đình và ngoài xã hội. 1.1.2 Đặc điểm của nông nghiệp ven đô Nông thôn ven đô có những đặc điểm khác với những vùng nông thôn khác, đó là: Thứ nhất, có sự gia tăng mạnh về dân số, trong đó gia tăng dân số cơ học cao hơn gia tăng dân số tự nhiên. Thứ hai, đa số người dân sống ở ven đô bị tách biệt giữa nơi ở và nơi làm việc. Thứ ba, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ven đô tương đối tốt nhưng không gian nông thôn bị chia cắt bởi đô thị hóa gây khó khăn cho sinh hoạt và lao động của người dân. Những đặc điểm của nông thôn ven đô có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm của nông nghiệp ven đô, cụ thể: 1.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp ven đô mang tính khu vực rõ rệt 1.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp ven đô không ổn định do sự mở rộng đô thị 1.1.2.3 Sản xuất nông nghiệp ven đô chịu nhiều ảnh hưởng của sự ô nhiễm đô thị 1.1.2.4 Sản xuất nông nghiệp ven đô có tính thời vụ cao 1.1.3 Vai trò của nông nghiệp ven đô *Đáp ứng nhu cầu nông sản khổng lồ ở ngay thành phố, nhất là nông sản hàng hóa chất lượng cao * Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lực tự nhiên - xã hội của khu vực
- *Là chỗ dựa chủ yếu để lao động nông nghiệp có điều kiện học nghề mới, chuyển nghề khác * Cung cấp đầu vào, phối hợp giữa các ngành trong quá trình phát triển chung * Bảo vệ môi trường và lưu giữ truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ven đô * Nhân tố tự nhiên, hệ sinh thái vùng * Sự đô thị hóa và quy hoạch phát triển * Nguồn lực kinh tế bao gồm: Nhân lực, vốn, khoa học công nghệ * Thị trường & khả năng hợp tác của địa phương 1.2 Huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô 1.2.1 Vốn và cơ cấu đầu tư cho phát triển nông nghiệp ven đô 1.2.1.1 Vốn cho phát triển nông nghiệp Vốn là điều kiện cần thiết, không thể thiếu nhưng lại là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề, lĩnh vực. 1.2.1.2. Cơ cấu đầu tư vốn Một là, Đầu tư cho cơ sở hạ tầng Hai là, Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp Ba là, Đầu tư nghiên cứu và triển khai kỹ thuật vào sản xuất 1.2.1.3. Đặc điểm chung nguồn vốn cho nông nghiệp ven đô. Một là, Khối lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp lớn, quay vòng chậm và hàm chưa nhiều rủi ro lớn. Hai là, Trong cấu thành vốn cố định ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học như: cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản… Ba là, Sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu và chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng sản xuất là sinh vật. Bốn là, Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển chậm chạp kéo dài thời gian thu hồi vốn cố định tạo ra sự cần thiết phải dự trữ trong thời gian tương đối dài của vốn lưu động và làm cho vốn ứ đọng. 1.2.2. Các kênh huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô 1.2.2.1. Kênh huy động vốn trong nước *Huy động vốn từ NSNN Vấn đề đầu tư cho nông nghiệp ven đô nói chung luôn được Nhà nước quan tâm. Trước hết cần khẳng định vốn đầu tư cho nông nghiệp ven đô từ ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Vốn nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ven đô có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ven đô.
- *Vốn huy động trong dân cƣ Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới v.v.. *Vốn huy động thông qua hệ thống tài chính – ngân hàng Gồm hai loại chính là vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua các ngân hàng (vay ưu đãi) và vốn tự huy động qua hệ thống ngân hàng. Thứ nhất là vốn hỗ trợ (cho vay ưu đãi) của Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng: Ngoài vốn ngân sách, nhà nước còn đầu tư cho nông nghiệp qua hệ thống ngân hàng theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hóa cho nông dân. Thứ hai là vốn huy động qua hệ thống ngân hàng: việc tiếp cận sử dụng nguồn vốn này đối với lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ven đô thường không dễ dàng. Thứ ba, huy động vốn qua Quỹ tín dụng nhân dân: Với lợi thế sát dân, hiểu rõ nhu cầu, khả năng kinh doanh, khả năng tài chính của từng hộ vay nên việc cho vay của các QTDND kịp thời, nhanh gọn và đảm bảo an toàn, hiệu quả. 1.2.2.2. Kênh huy động vốn nước ngoài Đối với các nước đang phát triển, để phát triển kinh tế, thoát khỏi cảnh đói nghèo thì vấn đề nan giải từ đầu là thiếu vốn gay gắt dẫn tới thiếu nhiều điều kiện khác như: cơ sở hạ tầng, công nghệ… Nông nghiệp cũng là ngành nằm trong xu thế đó. Để phát triển một ngành nông nghiệp bền vững (bao gồm cả nông nghiệp ven đô) thì nhất thiết phải đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia còn nghèo do đó vốn đầu tư trong nước còn rất hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển đất nước. Vì vậy, trên con đường phát triển không thể không huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ nguồn vốn này để phát triển trong điều kiện nền kinh tế mở. Nguồn vốn này đã góp phần hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết phần nào nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước tuy nhiên quy mô đối với lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhỏ. 1.3 Huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm 1.3.1. Huy động vốn ở huyện Thanh Trì, Đông Anh Huyện Thanh Trì là một huyện ven đô nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ Đô, với diện tích tự nhiên 6.292,7ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Phía Bắc giáp với Quận Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây bắc giáp Quận Thanh Xuân, phía đông là sông Hồng, giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên. Huyện Thanh Trì là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô,
- Với vị trí như vậy, huyện Thanh Trì có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp ven đô của huyện cũng sẽ phát triển gắn với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhằm đạt tới tối đa hiệu quả nguồn lực. Huyện Thanh Trì đã và đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Thanh Trì chủ yếu tập trung phát triển NTTS, trồng RAT, cây ăn quả chất lượng cao và cây cảnh. Tuy nhiên, khó khăn của Thanh Trì khi phát triển nông nghiệp là thiếu vốn, thiếu nước và vấn đề dồn điền đổi thửa khó khăn. Như vậy có thể thấy được nhu cầu vốn cho nông nghiệp của huyện Thanh Trì sẽ rất lớn do các lĩnh vực huyện tập trung hướng đến như thủy sản, trang trại sau an toàn là những lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn. Trong công tác huy động vốn, năm 2011 huyện Thanh Trì đã huy động các nguồn lực ngoài vốn ngân sách được 242 doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới với số tiền gần 11 tỷ đồng. Vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới bằng cách hiến đất mở đường điển hình như xã Ngũ Hiệp, Vạn Phúc, Liên Ninh, nhân dân đã hiến 1.136m2 đất để mở đường, đóng góp tiền xây dựng các di tích lịch sử, các công trình công cộng được hơn 27 tỷ đồng (xã Thanh Liệt, Đông Mỹ nhân dân đóng góp 2,3 tỷ đồng trùng tu đình, chùa...). Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp huyện Đông Anh Huyện Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành của Thủ đô, nằm ở phía Đông Bắc TP Hà Nội. Theo đó, huyện Đông Anh sẽ định hướng phát triển nông nghiệp tập trung xây dựng các vùng sản xuất rau đậu thực phẩm, vùng rau an toàn, rau cao cấp & tạo lập vùng hoa, cây cảnh đặc trưng cho thành phố. Nằm trong xu hướng chung, mặc dù tỷ lệ đầu tư cho khu vực nông thôn ngày càng tăng trong tổng đầu tư của ngân sách Thành phố tuy nhiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đông Anh còn rất thấp. Trong quý I/2012, Trạm đã thẩm định 6 phương án vay vốn với số tiền 2,4 tỷ đồng. Ông Nguyễn Bá Giang, Trạm Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đông Anh đánh giá, thông qua nguồn vốn vay QKN, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu, doanh thu tăng từ 10 - 30%. Đồng thời, góp phần sử dụng đất đai, mặt nước có hiệu quả, tăng thu nhập cho người nông dân, giá trị sản phẩm hàng hóa đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều mô hình hiệu quả cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho đội ngũ lao động dư thừa tại địa phương với mức thu nhập bình quân đạt từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Một trong những vấn đề quan trọng khi triển khai hoạt động của QKN là quản lý vốn vay đúng mục đích. Tại huyện Đông Anh, trạm khuyến nông huyện đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã trong thành phố trong quá trình quản lý, sử dụng QKN, đảm bảo phù hợp với kế hoạch, quy hoạch của địa phương. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho 23 khuyến nông viên cơ sở tại 23 xã trực tiếp tham gia triển khai, quản lý QKN trên địa bàn. Để bảo toàn nguồn vốn QKN, Trạm Khuyến nông huyện gửi thông báo trước 1 tháng tới hộ
- vay vốn và đôn đốc, kiểm tra các hộ đến hạn trả vốn. Nhờ đó, đa số các hộ trả vốn đúng thời hạn, trong đó nhiều hộ trả vốn trước hạn 15 - 20 ngày. Năm 2012, QKN Hà Nội được thành phố cấp thêm 20 tỷ đồng nâng tổng số vốn của Quỹ lên gần 100 tỷ đồng. Kế hoạch giải ngân vốn năm 2012 dự kiến 52,850 tỷ đồng, thu hồi vốn đạt 30 tỷ đồng và thu phí quản lý QKN dự kiến 4,6 tỷ đồng 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất, Phải tập trung huy động đa dạng hóa các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ dân cư, vốn tín dụng) với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu cao về vốn trong nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ven đô. Tránh tình trạng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Khai thác triệt để hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư (dưới các hình thức vàng bạc, đá quý, bất động sản…) cũng như vốn tiềm tàng trong các doanh nghiệp vào việc phát triển nông nghiệp. Tăng cường hơn nữa việc huy động vốn cho nông nghiệp thông qua các Quỹ (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ tự giúp nhau thoát đói giảm nghèo…) để tạo nên tính phong phú, đa dạng trong công tác huy động vốn. Thứ hai, Việc huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô phải gắn chặt chẽ, bám sát mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp ven đô của từng vùng. Thứ ba, Phải nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực sản xuất của người nông dân, hợp tác xã để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đưa vốn tín dụng thực sự trở thành một kênh huy động hiệu quả để phát triển nông nghiệp ven đô. Song song với việc tăng quy mô dư nợ cho nông nghiệp là nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp ở mức thấp từ đó các TCTD sẽ có cơ chế mở hơn trong việc cho người dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là vốn trung dài hạn (nguồn vốn hiện tại người dân rất khó tiếp cận từ hệ thống ngân hàng). Thứ tư, Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô. *Kết luận chƣơng 1 Nông nghiệp ven đô là khu vực nông nghiệp ven các đô thị hay ven các khu công nghiệp … chịu ảnh hưởng của tính khu vực, sản xuất không ổn định do sự mở rộng đô thị, sự ô nhiễm môi trường và tính thời vụ cao. Tuy nhiên, nông nghiệp ven đô đem lại nguồn nông sản chất lượng cao gần thành phố, chỗ dựa chủ yếu để lao động nông nghiệp học nghề mới, cung cấp đầu vào phối hợp với các ngành trong quá trình phát triển chung, bảo vệ môi trường và lưu giữ truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa. Vì vậy, đầu tư vốn để phát triển nông nghiệp ven đô là cần thiết và đây là yếu tố chính thúc đẩy mô hình nông nghiệp sạch ven đô phát triển. Để vốn đầu tư tăng nhanh, cần huy động vốn qua các kênh chủ yếu như: từ NSNN, từ dân cư, từ hệ thống tài chính – ngân hàng, từ nguồn vốn nước ngoài. Qua thực tiễn nghiên cứu huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô tại một số huyện ngoại thành như Thanh Trì, Đông Anh cho thấy cần tập trung huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn khác nhau với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để đáp
- ứng nhu cầu cao về vốn trong nông nghiệp ven đô. Việc huy động vốn phải gắn với mục tiêu phát triển của từng vùng và nâng cao năng lực quản lý tài chính của người dân để tiếp cận nguồn tín dụng, tránh phụ thuộc chủ yếu vào NSNN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ TỪ LIÊM - HÀ NỘI 2.1. Tiềm năng và quan điểm phát triển nông nghiệp ven đô Từ Liêm - Hà Nội 2.1.1. Tiềm năng phát triển nông nghiệp 2.1.1.1 Nhân tố tự nhiên a. Vị trí địa lý Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, tính đến 31/12/2011: tổng diện tích đạt 75,63km3. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và huyện Tây Hồ; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và thành phố Hà Đông; phía Đông giáp 3 huyện: Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Hà; phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng (tỉnh Hà Tây). Phía Bắc của huyện tiếp giáp với sông Hồng nên ngoài giao thông đường bộ, Từ Liêm còn có hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi, nhất là vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn và cồng kềnh với chi phí thấp, hiệu quả cao. b. Quỹ đất Địa hình huyện Từ Liêm khá bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, có nhiều sông hồ. Đặc điểm chung là trong khu vực còn có các hồ ao trũng. Sự chênh lệch về cao độ mặc dù không lớn nhưng cần phải lưu ý trong quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước, tránh tình trạng úng ngập cục bộ. Trong tầng đất canh tác của huyện, đều có thành phần cơ giới thuộc loại đất cát, đất thịt nhẹ, rất thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào số liệu tổng hợp thống kê đất tự nhiên năm 2011 của 16 xã, thị trấn, tính đến ngày 01/01/2011 huyện Từ Liêm có tổng diện tích đất tự nhiên: 7.562 ha. Trong đó: - Nhóm đất sản xuất nông nghiệp: có diện tích 2.873ha, chiếm 38% tổng diện tích đất tự nhiên. - Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích 4.639ha, chiếm 61% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: có diện tích 50ha, chiếm 1% tổng diện tích đất tự nhiên. Việc hình thành những đô thị mới sẽ tạo ra một bước phát triển mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư và tạo nên không gian đô thị mới, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên việc mất đi diện tích đất nông nghiệp trong một thời gian ngắn sẽ gây nhiều khó khăn cho một bộ phận dân cư nông nghiệp chiếm 93,6% dân số toàn huyện năm 2008. Tình hình đó đặt ra những vấn đề gay gắt cần phải giải quyết trong tiến trình đô thị hóa như lao động, việc làm,.. và các vấn đề xã hội khác phát sinh.
- c. Khí hậu, thời tiết Khí hậu huyện Từ Liêm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhiệt đới nóng ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.670mm. Lượng mưa phân bố không đều. Nhiệt độ trung bình trong năm có xu hướng gia tăng. Số giờ nắng trong năm bình quân khoảng 1.400 giờ. Độ ẩm trung bình khá cao, gần 80% và ít chênh lệch giữa các năm cũng như giữa các tháng trong năm. d. Thủy văn và nguồn nước Huyện Từ Liêm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng và trực tiếp của sông Nhuệ và Hồ Tây, là hai tuyến thoát nước chủ yếu của địa bàn huyện. Sông Nhuệ chảy dọc giữa huyện, nhận nước sông Hồng qua cống Liên Mạc theo sự điều khiển chủ động của con người. Dòng sông Nhuệ cũng là kênh thoát nước tự nhiên chủ yếu của huyện Từ Liêm. Ngoài đoạn sông Hồng và sông Nhuệ, Từ Liêm còn có các sông nhỏ như sông Đăm, sông Cầu Ngà Như vậy, đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Từ Liêm tạo ra những lợi thế cho việc phát triển nông nghiệp sinh thái ở huyện. Điều kiện về tự nhiên ban cho Từ Liêm nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp như: đa dạng hóa sinh học cao, tổ chức sản xuất nông nghiệp hầu như quanh năm với nhiều loại cây - con có giá trị kinh tế và hiệu quả cao. 2.1.1.2 Nhân tố kinh tế - xã hội a. Dân số và lao động nông nghiệp Tính đến 31/12/2011, dân số của huyện Từ Liêm là 463,1 nghìn người, chiếm 6,7% dân số toàn thành phố Hà Nội. Với diện tích tự diên 75,63km2, mật độg dân số của Huyện Từ Liêm là 6.123 người/km2 – là huyện có mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội. Về số lao động: số người trong độ tuổi lao động tại Từ Liêm chiếm khoảng 50% tổng số dân trong đó số người tuổi từ 15 trở lên đang làm việc chiếm khoảng 46,74%, số người chưa có việc làm khoảng 5% lao động trong độ tuổi. Về chất lượng lao động, theo số liệu điều tra cho thấy chất lượng lao động của huyện Từ Liêm đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu thì Từ Liêm vẫn còn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo hơn nữa trong thời kỳ mới. b. Hệ thống cơ sở hạ tầng Thứ nhất, Hệ thống giao thông Giao thông đường bộ: có thể nhận thấy hệ thống giao thông đường bộ của Huyện Từ Liêm còn khá nghèo nàn và lạc hậu với quy mô nhỏ ,tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và năng lực giao thông hạn chế Đường sắt: Tuyến đường sắt chạy qua Từ Liêm dài 14km và có nhà ga hành khách ỏ xã Phú Diễn. Đường sông: Trên địa bàn Từ Liêm có các tuyến sông Hồng ,sông Nhụê chảy qua.Đoạn sông Hồng chảy qua huyện Từ Liêm có chiều dài 7 km .
- Thứ hai, Hệ thống cấp, thoát nước Cấp nước: Trên địa bàn huyện Từ Liêm có nhà máy nước Cáo Đỉnh với công suất 30.000 3 m /ngày đêm,tuy nhiên nhà máy này lại cấp nước chủ yếu cho quận Tây Hồ. Thoát nước: Trên địa bàn huyện Từ Liêm có sông Hồng ,sông Nhuệ chảy qua đây cũng là hệ thống thoát nước của Từ Liêm. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các sông thoát nước là sông Pheo dài 5,45 km và sông Cầu Ngà dài 2.225 km. Thứ ba, Hệ thống thủy lợi (tưới tiêu) Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của Từ Liêm, thì hệ thống thuỷ lợi có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu.Ngoài việc đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp mà hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ cả việc tiêu thoát nước trên địa bàn. Sông Nhuệ hiện là tuyến cung cấp nước chính của huyện được nối với sông Hồng thông qua cống Liên Mạc. Tổng cộng các trạm bơm của Từ Liêm có 37 số máy bơm tưới với lưu lượng 268.896m3/h và diện tích tưới là 7.965 ha. 2.1.2 Quan điểm của Từ Liêm về phát triển nông nghiệp Được khẳng định trong văn kiện đại hội Đảng XXI huyện Từ Liêm, quan điểm phát triển nông nghiệp là phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để năng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ưu tiên cây, con có lợi thế, tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, vốn đầu tư. Gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn văn minh, tăng hiệu suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân. Chuyển mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp xa khu dân cư. 2.2. Thực trạng các kênh huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2006 – 2011 2.2.1. Huy động vốn ngân sách nhà nước Huy động vốn ngân sách nhà nước để phát triển nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, nó tạo ra "cú hích" ban đầu cho nông nghiệp phát triển. Trong những năm đổi mới, nguồn vốn huy động vào ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn năm 2000 – 2006: tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước vào nông nghiệp đạt 60.366 triệu đồng - đây là sự ưu tiên lớn đối với nông nghiệp ở Từ Liêm. Mức vốn đầu tư của ngân sách nhà nước tăng, cùng với việc huy động nguồn vốn trong dân đã xây dựng được một số công trình hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp như: thủy lợi, giao thông, mạng lưới điện... Trong giai đoạn 2006 – 2011: Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội; tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tư huy động qua ngân sách nhà nước để phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm tăng
- lên rõ rệt. Tổng vốn ngân sách nhà nước cho huyện Từ Liêm đạt 120.007 triệu đồng, gấp hơn 4 lần thời kỳ 1990 - 1995. Số vốn huy động từ nguồn ngân sách được đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu (tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp ven đô) như sau: Đầu tư cho trại, trạm nông nghiệp: Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp: Nâng cấp hệ thống giao thông ven đô, cải tạo hệ thống điện: 2.2.2. Huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã khơi dậy được tiềm năng kinh tế của các hộ nông dân ven đô Từ Liêm. Với trên 35.000 hộ dân tham gia lĩnh vực nông nghiệp, tiềm năng kinh tế của hộ được phản ánh thông qua việc huy động tổng hợp các nguồn lực: đất đai, lao động, nhất là tiền vốn vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, huyện Từ Liêm đã có trên 300 trang trại hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Đa số trang trại bước đầu làm ăn có hiệu quả. Điều tra thực tế tại 120 trang trại cho thấy, vốn bình quân một trang trại ước khoảng 300 triệu đồng. 2.2.3. Huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã Đến cuối năm 2010, trên địa bàn Từ Liêm có 356 doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trên 14 ngành kinh tế - kỹ thuật, trong đó, có 23 doanh nghiệp nông nghiệp; thu hút 3.240 lao động, với tổng vốn kinh doanh là 97,8 tỷ đồng. Kết quả, trong 4 năm (2008 - 2011) số vốn tự huy động của các doanh nghiệp trên địa bàn Từ Liêm đạt 241 tỷ đồng. Số vốn trên đã được đưa vào phát triển sản xuất, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hàng năm được Nhà nước ưu tiên cấp từ 30% - 50% tổng số vốn lưu động và 2-3 tỷ đồng/năm vốn xây dựng cơ bản. 2.2.4. Tín dụng cho phát triển nông nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, vốn tín dụng là nguồn vốn quan trọng, lâu dài cung cấp vốn cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mặc dù dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp còn chưa cao nhưng cũng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc hỗ trợ nông nghiệp phát triển. Về cơ bản, vốn tín dụng huy động vào phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn ngắn hạn. Lượng vốn tín dụng cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp. 2.3. Đánh giá chung về huy động vốn phát triển nông nghiệp huyện Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2006 – 2011 2.3.1. Những thành công *Việc duy trì hoạt động nông nghiệp vùng ven đô là vô cùng cần thiết Thành tựu của huyện Từ Liêm trong việc huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô, tham gia vào quá trình duy trì nền nông nghiệp ven đô tại thành phố Hà Nội
- Thứ nhất, Đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn của dân cư), với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Thứ hai, Quá trình huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô từng bước bám sát định hướng mục tiêu, chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp của Thành phố. Thứ ba, Nhiều vướng mắc về cơ chế huy động và cho vay vốn để phát triển nông nghiệp ven đô đã được phát hiện, tập hợp và xử lý theo hướng đơn giản, phù hợp với thực tế. Thứ tư, Bên cạnh các hình thức huy động vốn trực tiếp và gián tiếp như thường thấy ở các địa phương khác ở thành phố Hà Nội, Từ Liêm còn có hình thức huy động vốn thông qua việc xây dựng các Quỹ (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ tự giúp nhau thoát đói, nghèo), tạo nên tính phong phú, đa dạng, nhiều vẻ trong công tác huy động vốn. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế Một là, Chưa huy động được lượng vốn ngân sách nhà nước đủ mạnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn để phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại. Hai là, Chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nằm dưới vàng bạc, đá quý, bất động sản... cũng như vốn tiềm tàng trong các doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp ven đô. Ba là, Vốn tín dụng chưa thực sự trở thành một kênh chủ yếu để huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô; chất lượng tín dụng chưa cao, thủ tục cho vay tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn rườm rà, gây phiền hà cho hộ sản xuất. Bốn là, Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô. 2.3.2.2 Nguyên nhân Một là, Công tác vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân chưa tốt dẫn đến chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào phát triển nông nghiệp ven đô, Hai là, Nhiều vấn đề vướng mắc về cơ chế đã được phát hiện nhưng chậm được đổi mới, thiếu tính hiệu quả, chưa trực tiếp tác động đến kết quả huy động vốn để phát triển nông nghiệp. Ba là, Chưa xây dựng được một hệ chính sách (chính sách đầu tư, chính sách giá cả, lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ...) một cách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn. Bốn là, Chưa có một cơ chế quản lý vốn đầu tư thống nhất giữa huyện với các cơ quan, tổ chức tài trợ vốn để phát triển nông nghiệp, dẫn đến quản lý vốn chồng chéo, thất thoát, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư. Kết luận chƣơng 2 Từ Liêm là một trong các huyện ngoại thành, Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, nông nghiệp ven đô ở Từ liêm đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn
- doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn dân cư), với những phương thức huy động đa dạng, phong phú... đã từng bước giải quyết được tình trạng thiếu vốn phát triển nông nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư phát triển là nét nổi bật trong chương trình huy động vốn phát triển kinh tế hiện nay. Quá trình này đã bám sát định hướng nông nghiệp của Thành phố. Phát hiện và xử lý các vướng mắc về cơ chế huy động và cho vay một cách đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những bất cập cần tiếp tục giải quyết để đẩy mạnh huy động vốn vào phát triển nông nghiệp ven đô. Nguồn NSNN chưa đầu tư đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển nền nông nghiệp ven đô hiện đại, chưa khai thác triệt để nguồn nhàn rỗi trong dân cư, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay để nguồn tín dụng thực sự trở thành kênh chủ yếu. Tình hình trên có nguyên nhân từ: công tác vận động nhân dân chưa tốt, nhiều vướng mắc về cơ chế chậm đổi mới, chưa có chính sách đầu tư tổng hợp và toàn diện, quản lý vốn còn chồng chéo làm giảm hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ TẠI TỪ LIÊM, HÀ NỘI 3.1. Bối cảnh kinh tế mới và quan điểm, định hƣớng tăng cƣờng huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội 3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới Theo định hướng Quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050, quy hoạch phát triển nông nghiệp Từ Liêm đến năm 2020 chia thành 2 giai đoạn gắn với 2 quá trình tác động của nhịp độ đô thị hóa. Giai đoạn đầu từ nay đến 2015, chịu ảnh hưởng của tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với vùng ngoại vi thành phố. Giai đoạn từ sau 2016 trở đi, phát triển nông nghiệp Từ Liêm chịu sự ảnh hưởng của tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với khu vực nội thị thành phố Hà Nội. 3.1.3. Quan điểm đẩy mạnh huy động vốn phát triển nông nghiệp * Phát triển nông nghiệp ven đô của huyện phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội, của Quy hoạch vùng thủ đô và quy hoạch phát triển của các ngành trên lãnh thổ * Quá trình phát triển nông nghiệp ven đô của Từ liêm cần được đặt trong thế chủ động trước tiến trình đô thị hóa ở tốc độ cao trên toàn bộ lãnh thổ vốn là các làng xã nông thôn. * Phát huy vai trò là đầu mối giao lưu và phát triển kinh tế phía Tây của thành phố Hà Nội, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp ven đô, tạo lập cảnh quan và môi trường sinh thái cho thủ đô văn minh, hiện đại
- * Phát triển nông nghiệp ven đô phải đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, giữ vững ổn định, kết hợp phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp ven đô nói riêng với an ninh quốc phòng. Quan điểm về huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm Một là, huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô Từ Liêm phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đồng thời tăng cường các quan hệ hợp tác với các địa phương khác, các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong khuôn khổ hợp tác quốc tế Hai là, cần tranh thủ sự hợp tác của các nhà khoa học trên địa bàn Thành phố, trước hết trong các lĩnh vực tư vấn và đào tạo.. 3.1.4. Định hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp Một là, Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ven đô Từ Liêm. Cần đẩy mạnh những biện pháp tuyên truyền thu hút các nhà đầu tư thấy một nền sản xuất nông nghiệp sạch, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thực phẩm có giá trị kinh tế cao và an toàn vệ sinh, những sản phẩm độc đáo, những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Hai là, Đầu tư có trọng tâm các nguồn vốn huy động được để phát triển cơ sở hạ tầng tiến tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, phong phú, cải thiện và bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch và nghỉ mát cho nhân dân đô thị và ngoại thành. Ba là, Từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng khu sinh học công nghệ cao, công nghiệp hóa nông nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và giải phóng lao động cho các ngành, nghề khác. 3.2. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn phát triển nông nghiệp tại huyện Từ Liêm, Hà Nội 3.2.1 Tích cực tăng nguồn thu NSNN, khai thác triệt để và huy động tổng lực nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp nông thôn 3.2.2 Cần đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn từ dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng và số lượng lao động nông nghiệp 3.2.3 Định hướng phát triển nguồn tín dụng để nguồn vốn tín dụng trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho phát triển nông nghiệp ven đô 3.3. Đề xuất với cấp trên và các cơ quan liên quan 3.3.1. Đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội Một là, Đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội chỉ đạo tạo điều kiện để trường dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm trên địa bàn... để xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học (phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn và trại trường...); củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên.
- Hai là, Đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, cần thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, nắm chắc số lượng và phân loại cán bộ huyện để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ hàng năm. Ba là, Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở hoạch định đầu tư của Sở, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu tài chính cho các trường dạy nghề trên địa bàn huyện. Bốn là, Đối với huyện, xã cần hoạch định chiến lược cán bộ để đưa đi đào tạo; phối hợp với các trường nghề, cơ sở nghiên cứu trên địa bàn Từ Liêm đào tạo các lớp ngắn hạn phổ biến rộng rãi kiến thức quản lý và kiến thức sản xuất cho nông dân. 3.2.2 . Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xây dựng các đề án đánh giá thực trạng, cơ chế và chính sách huy động vốn xã hội cho phát triển nông nghiệp trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở khoa học và đặt ra các chính sách , đề xuất các giải pháp huy động vốn cho phát triển các ngành nghề đem lại thu nhập cao cho nông dân. 3.3.3. Đề xuất với Nhà nước * Đổi mới chính sách quản lý Nhà nước để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp ven đô. Một là, Trước hết, cần phải đổi mới việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối với nông nghiệp ven đô. Hai là, Đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế. Cần sử dụng tổng hợp các công cụ quản lý, trong đó chú trọng công tác hoạch định phát triển, thực hiện đồng bộ các chính sách và coi pháp luật là một trong những công cụ đóng vai trò quyết định. Ba là, phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp ven đô trên cơ sở đổi mới chức năng quản lý; đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý cần phải đổi mới bộ máy quản lý. Kết luận chƣơng 3 Với dự báo tốc độ đô thị hóa cao ở Hà Nội, vấn đề phát triển nông nghiệp ven đô và huy động vốn cho phát triển của Từ Liêm, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội và thách thức như tạo được nguồn cung cấp thực phẩm chất lượng, sạch gần đô thị, môi trường sống ven đô và đô thị được cải thiện,.. Tuy nhiên, đứng trước nhiều cơ hội cũng là các thách thức như: yêu cầu tổng hợp và phân tích trong quá trình huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô sẽ thấy ưu điểm và nhược điểm của từng nguồn vốn làm tiền đề để xây dựng quy hoạch cho các huyện ngoại thành khác trong thành phố Hà Nội; đầu tư và quản lý các nguồn vốn huy động được như thế nào để tránh lãng phí, thất thoát, đảm bảo đầu tư đúng quy hoạch, đúng thế mạnh từng vùng để nâng cao đời sống cho nông dân. Để tăng cường huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô, Từ Liêm, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: tích cực tăng nguồn thu NSNN để tăng nguồn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp song song với việc tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo nghề nâng cao cả về số lượng và chất lượng cho lao động tham gia nông
- nghiệp ven đô, định hướng để nguồn vốn tín dụng trở thành nguồn vốn chủ yếu cho nông nghiệp. Đề xuất với các cơ quan cấp trên để đổi mới chính sách quản lý nhà nước để đảm bảo huy động vốn ngày càng hiệu quả hơn, đổi mới bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp ven đô trên cơ sở đổi mới chức năng quản lý,… nhằm khai thác tối đa nguồn vốn địa phương. KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài: “ Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm – Hà Nội” cho phép rút ra các kết luận sau: 1. Nông nghiệp ven đô là khu vực nông nghiệp ven các khu đô thị chịu ảnh hưởng của tính khu vực, sản xuất không ổn định do sự mở rộng đô thị, sự ô nhiễm môi trường và tính thời vụ cao. Tuy nhiên, nông nghiệp ven đô đem lại nguồn nông sản chất lượng cao, cung cấp đầu vào phối hợp với các ngành trong quá trình phát triển chung, bảo vệ môi trường và lưu giữ giá trị truyền thống. Vì thế, đầu tư vốn để phát triển nông nghiệp ven đô là cần thiết và đây là yếu tố chính thúc đẩy mô hình nông nghiệp sạch ven đô phát triển. 2. Để vốn đầu tư tăng nhanh, cần huy động vốn qua các kênh chủ yếu như: từ NSNN, từ dân cư, từ hệ thống tài chính – ngân hàng, từ nguồn vốn nước ngoài. Qua thực tiễn nghiên cứu huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô tại một số huyện ngoại thành cho thấy cần tập trung huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn khác nhau với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu cao về vốn trong nông nghiệp ven đô. Việc huy động vốn phải gắn với mục tiêu phát triển của từng vùng và nâng cao năng lực quản lý tài chính của người dân để tiếp cận nguồn tín dụng, tránh phụ thuộc chủ yếu vào NSNN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô. 3.Từ Liêm là một trong các huyện ngoại thành, Thủ đô Hà Nội. Trong những năm đổi mới, nông nghiệp ven đô ở Từ liêm đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn dân cư), với những phương thức huy động đa dạng, phong phú... đã từng bước giải quyết được tình trạng thiếu vốn phát triển nông nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư phát triển là nét nổi bật trong chương trình huy động vốn phát triển kinh tế hiện nay. Quá trình này đã bám sát định hướng nông nghiệp của Thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại cần tiếp tục giải quyết để đẩy mạnh huy động vốn vào phát triển nông nghiệp ven đô. Nguồn NSNN chưa đầu tư đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển nền nông nghiệp ven đô hiện đại, chưa khai thác triệt để nguồn nhàn rỗi trong dân cư, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay để nguồn tín dụng thực sự trở thành kênh chủ yếu. Như vậy, sau khi phân tích thì nguyên nhân của những tồn tại trên được xác định như công tác vận động nhân dân chưa tốt để sử dụng hợp lý nguồn vốn nhàn rỗi, nhiều vướng mắc về cơ chế chậm đổi mới, chưa có chính sách đầu tư tổng hợp và toàn diện, quản lý vốn còn chồng chéo làm giảm hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô.
- 4. Để tăng cường huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như sau: tích cực tăng nguồn thu NSNN để tăng nguồn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp song song với việc tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo nghề nâng cao cả về số lượng và chất lượng cho lao động tham gia nông nghiệp ven đô, định hướng để nguồn vốn tín dụng trở thành nguồn vốn chủ yếu cho nông nghiệp. Đề xuất cơ chế đổi mới chính sách quản lý nhà nước để đảm bảo huy động vốn ngày càng hiệu quả hơn, đổi mới chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp ven đô. References. 1. Nguyễn Tuấn Anh (1991), Chiến lược huy động và sử dụng vốn, tập 1 - Những giải pháp huy động vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 3. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 4. Trần Văn Chử (chủ biên) (1999), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Sinh Cúc (2000), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 6. Trần Dương (2005), Mở rộng và cải tiến công tác tín dụng nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 7. Vũ Thị Dậu (2009), “Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế & Kinh doanh, (1), tr 12. 8. Phan Huy Đường (2006), Tiêu thụ nông sản Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội. 9. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII, Nxb Hà Nội. 10. Lê Quốc Hội (2011), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị cho năm 2011, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (392), tr 32. 11. Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Vũ Văn Hùng (2011), Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quản trị chiến lược dựa trên tri thức trong khu vực Đông Nam Á: Thách thức, nhân tố và triển vọng”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Ngân hàng Thế giới (2010), Huy động và sử dụng vốn, Báo cáo phát triển Việt Nam.
- 14. Chu Tiến Quang (2011), “Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO – Những thay đổi về chính sách”, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, (61,62), tr 21 15. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học – xã hội, Hà Nội. 17. UBND huyện Từ Liêm (2010), Quy hoạch tổng thể huyện Từ Liêm, thời kỳ 2001-2010, Báo cáo. 18. UBND huyện Từ Liêm (2010), Thuyết minh quy hoạch tổng thể huyện Từ Liêm 2010-2020, Dự thảo báo cáo 19. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), Định hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn Hà Nội đến năm 2010, Hà Nội. 20. UBND Thành phố Hà Nội (2000), Phát triển kinh tế ngoại thành Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2000 - 2005, Hà Nội, Báo cáo tháng 4. 21. UBND Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư (2000), Phương hướng và giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành Hà Nội, Báo cáo tháng 4. 22. UBND huyện Từ Liêm (2011), Xây dựng nông thôn mới huyện Từ Liêm, Dự thảo đề án. 23. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn