intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

iệp khúc trong thơ Edgar Allen Poe

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Adgar Allen Poe viết bài thơ Con quạ (The raven) vào năm 1845. Đây là một câu chuyện được kể lại bằng thơ, nó đã trở nên rất nổi tiếng ngay sau khi đăng đàn. Nội

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: iệp khúc trong thơ Edgar Allen Poe

  1. Điệp khúc trong thơ Edgar Allen Poe Adgar Allen Poe viết bài thơ Con quạ (The raven) vào năm 1845. Đây là một câu chuyện được kể lại bằng thơ, nó đã trở nên rất nổi tiếng ngay sau khi đăng đàn. Nội dung của Con quạ có thể tóm lược như sau. Vào một đêm đông lạnh lẽo, trong một thư phòng cổ kính một chàng trai (đ ược vi ết từ ngôi thứ nhất) thương tiếc người tình vừa qua đời. Bỗng nhiên chàng nghe tiếng đập cửa. Lúc đầu chàng tưởng có khách nhưng thực ra là tiếng đập cánh của một con quạ ngoài cửa sổ. Con quạ lạ lùng, cổ quái như bay đến từ thế giới khác. Nó đáp lại mọi câu hỏi của chàng trai bằng từ duy nhất "nevermore" (không bao giờ nữa). Đây cũng chính là điệp khúc bất hủ của bài thơ. Một năm sau, Poe viết tiểu luận Triết lý về soạn tác (The philosophy of composition)(1), trong đó ông đã viết lại kỹ luỡng quá trình sáng tác bài Con quạ. Những dòng viết liên quan đến điệp khúc "nevermore" là những trang viết độc đáo, công phu và cũng được trích dẫn nhiều nhất trong bài viết đó. Không những thế, nó còn được trích dẫn trong những tiểu luận của nhiều văn nhân kiệt xuất như Charles Baudelaire, Jorge Luis Borges, Tzavetan Todorov... Trong Triết lý về soạn tác, Poe nhiều lần nhắc đến từ refrain, tiếng Việt có nghĩa là điệp khúc. Sử dụng điệp khúc cũng như sáng tạo ra nội dung của điệp khúc là một thủ pháp quen thuộc trong sáng tác văn học nhưng Edgar Allen Poe là nhà thơ đầu tiên mô tả rất kỹ lưỡng quá trình sáng tạo điệp khúc, đó là điệp khúc "nevermore" bất hủ trong bài Con quạ. Xác định được độ dài, lĩnh vực và giọng của bài thơ, Poe đã suy tính đến việc đạt được một kích động nghệ thuật gắt gao nào đó, có thể đem sử dụng như là một chủ âm trong sự kết cấu bài thơ, biến nó thành "một cái trục nào đó mà toàn bộ cấu trúc có thể xoay quanh đó". Sau khi cân nh ắc khá kỹ những "mánh lới" có thể sử dụng để đạt được "những hiệu quả nghệ thuật thông dụng" Poe thấy ngay rằng không một mánh l ới nào l ại
  2. được dùng phổ biến như điệp khúc. Poe cho rằng ấn tượng của điệp khúc phụ thuộc vào sự đơn điệu trong cả âm thanh lẫn tư tưởng. Và tốt nhất điệp khúc phải ngắn vì một câu dài mà đem biến thức liên tục thì sẽ là một khó khăn không thể vượt qua, chính vì thế điệp khúc phải là một từ đơn. Và đây là một bài thơ nhiều khổ thì điệp khúc sẽ là từ kết thúc mỗi khổ thơ. Mà một từ khép lại mỗi khổ thơ phải có sức mạnh ngân vang và gây được độ nhấn kéo dài. Từ những suy tính trên Poe đã chọn âm O vì nó là nguyên âm vang nhất và kết hợp với phụ âm r sẽ tạo thành một âm ngân vang lý tưởng. Sau khi xác định được âm của điệp khúc thì phải lựa chọn từ sao cho vừa biểu thị âm vừa phải đồng điệu với giọng thơ sầu muộn đã đề ra từ trước. Sau khi tìm tòi với những điều kiện như vậy Poe thấy rằng "tuyệt nhiên không thể nào bỏ qua từ "Nevermore"". Trên thực tế thì đây chính là từ đ ầu tiên hiện ra trong đầu ông. Có thể coi điệp khúc "Nevermore" là một sáng t ạo tuyệt vời nhất trong bài thơ. Từ này khi ngân lên vừa âm u, sầu muộn lại vừa tuyệt vọng, nhất là lại được bật lên từ một con quạ lạ lùng, cổ quái. Nó chính là linh hồn của bài thơ. Không phải vô cớ một tờ báo thời đó nhận định rằng nhiều độc giả đã "rùng mình bởi tiếng kêu kỳ lạ, huyền bí Nevermore". Điệp khúc này có vẻ như là một ý tưởng xuất thần nhưng nó lại là hệ quả của một quá trình tính toán rành mạch như Poe đã trình bày rất cụ thể(2). Thực ra đây không phải là lần đầu tiên từ "Nevermore" xuất hiện trong thơ Poe. Trước đấy hai năm Poe đã dùng từ "Nevermore" trong một bài thơ có tên là Lenore, cũng là những lời thơ thương tiếc nàng Lenore vừa qua đời nhưng từ "Nevermore" chỉ được sử dụng một lần duy nhất trong câu: And, Guy de Vere, hast thou no tear? - weep now or never more! (3) (Và, Guy de Vere, ngươi không trào nước mắt ư? - than khóc bây giờ hoặc không bao giờ nữa) Còn ở bài Con quạ điệp khúc này xuyên suốt 11 khổ thơ cuối cùng,
  3. bắt đầu từ khổ thứ tám khi chàng trai hỏi tên con quạ: Con quạ khủng khiếp và cổ lỗ bay lang thang thoát khỏi bờ Đêm Cho ta biết quí danh nơi bờ Đêm địa ngục Lời quạ kêu lên, "Không bao giờ nữa" Bảy khổ thơ đầu thì những từ khép lại mỗi khổ thơ cũng có âm tương tự như "Nevermore" đó là "Nothing more" (Không có gì nữa) và "Ever more (cũng có nghĩa là Không bao giờ nữa). Thí dụ câu kết của khổ thơ th ứ hai: Nameless here for evermore (Chẳng bao giờ còn tên nơi đây nữa) Như vậy là Poe đã sử dụng biến tấu của điệp khúc ở phần đầu bài thơ, đây cũng là cách dần dần gợi mở dẫn dắt câu chuyện đi đến đỉnh điểm. Và bản thân những biến tấu này cũng không khác lắm với điệp khúc chính. Ấn tượng của điệp khúc phụ thuộc vào sự đơn điệu trong cả âm thanh lẫn tư tưởng. Có thể thấy rõ là ông có ý thức duy trì "sự đơn đi ệu của âm" còn sự đơn điệu về tư tưởng của điệp khúc ông cố gắng biến tấu thường xuyên, có nghĩa là Poe đã "quyết định liên tục sản sinh những hi ệu quả nối tiếp bằng cách biến tấu việc ứng dụng điệp khúc". Để cho từ "Nevermore" vang lên 11 lần mà không gây ra sự nhàm chán, đơn điệu Poe phải đặt nó vào 11 khổ thơ thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau: ngạc nhiên, tò mò, thích thú, mê tín, sợ hãi, ph ẫn nộ... Và những câu trả lời "Nevermore" đơn điệu của con quạ phải cộng hưởng mạnh mẽ với những câu hỏi từ bỡn cợt cho đến nghiêm túc, thậm chí nghiêm trọng của chàng trai. Tất cả sự bố cục, dàn dựng này đã thể hiện năng lực kể chuyện cũng như xây dựng câu chuyện của Edgar Allan Poe.
  4. Trong quá trình sáng tác Poe cũng gặp khó khăn tìm một cái cớ cho việc sử dụng liên tục từ "Nevermore". Ông nhận thấy rằng nếu cứ giả định kẻ thốt lên từ này là một sinh thể "có tính người" thì sẽ khó khăn trong vi ệc "dung hoà sự lặp từ đơn điệu với hoạt động lý trí của sinh thể lặp đi lặp lại từ này". Vì thế tốt nhất là sử dụng một sinh thể không có năng lực suy lý mà có thể nói được như là con vẹt chẳng hạn. Nhưng hình ảnh con vẹt ngay lập tức được thay thế bởi hình ảnh con quạ, nó cũng có khả năng nói được như vậy nhưng "xét về mặt phù hợp với cái giọng (sầu muộn) đã được dự định thì đạt hơn muôn phần". Sau khi tìm được điệp khúc và lựa chọn được sinh thể sử dụng điệp khúc, Poe tiếp tục tìm cách "đạt tới độ cao tột đỉnh (supremeness)". Ông cho rằng cái chết của một người đàn bà đẹp là chủ đề sầu muộn nhất và cũng chứa chan thi hứng nhất. Tới giai đoạn này Poe lại tìm cách tổ hợp hai ý tưởng, ý tưởng một kẻ si tình than khóc cô bạn gái đã qua đời và ý t ưởng con quạ liên tục lặp lại từ "Nevermore". Ông nhận thấy "phương thức duy nhất hợp lý cho một sự tổ hợp như vậy là sự tưởng tượng con quạ dùng từ này trả lời những câu hỏi của kẻ si tình". Thuật "biến thức cách vận dụng" (variation of application) được sử dụng triệt để. Đọc bài thơ chúng ta có thể nhận thấy câu hỏi đầu tiên của chàng trai để nhận được câu trả lời "Nevermore" của con quạ là một câu hỏi tầm thường - câu hỏi thứ hai lại tầm thường hơn - câu hỏi thứ ba càng tầm thường hơn nữa và cứ như vậy - cho tới khi sau một chuỗi dài kẻ si tình "bừng tỉnh thoát khỏi trạng thái uể oải ban đầu do tính chất sầu muộn của bản thân từ này - do sự lặp đi l ặp lại - và do sự nghĩ ngợi về tai tiếng điềm gở của con quạ thốt ra từ này - và cứ thế dần dà anh ta đi đến sự mê tín và rồ dại đưa ra những câu hỏi mang một tính chất khác hẳn. Những câu hỏi mà sự giải quyết anh ta nung nấu tận đáy lòng - anh ta đưa ra những câu hỏi này có phần như là mê tín và có phần như là trạng thái tuyệt vọng, một thứ khoái cảm trong sự tự hành hạ. Anh ta đưa ra những câu hỏi không hoàn toàn vì anh ta tin ở tính ch ất báo gở và tính chất quỷ quái của con chim (lý trí khiến anh ta tin rằng con quạ
  5. chỉ lặp đi lặp lại một bài học thuộc lòng) mà vì anh ta thích thú đ ến điên cuồng đặt ra những câu hỏi sao cho nhận được ở từ "Nevermore" mà anh ta mong đợi nỗi u buồn ngọt ngào nhất vì chưng khó chịu đựng nhất" (4). Từ điệp khúc "nevermore" và cái cách Poe gọi con quạ là biểu hiệu của "Hồi ức đau buồn và bất tận", nhà phê bình Kenneth Silverman (Mỹ) đã đưa ra nhận định: "Tình huống kịch tính trong bài thơ là xung đ ột gi ữa Nh ớ và Quên". Chàng trai kia cố gắng lãng quên Lenore nhưng không th ể. Quá khứ đau buồn cứ ám ảnh mãi. Poe đã tinh tế nhấn chìm bài thơ vào một không gian cổ kính, hoài niệm. Ông cố tình tạo ra hình ảnh một con quạ c ổ lỗ đến từ những "ngày thiêng xưa cũ", những chồng sách chứa đựng "những tri thức đã bị lãng quên". Ngoài ra ông còn sử dụng nhi ều từ ti ếng Anh cổ như quoth (đã nói), methought (đối với tôi), surcease (sự dừng). Không những điệp khúc "nevermore" mà cách lặp lại âm, nhịp thậm chí láy từ toàn phần như "rapping, rapping," (vỗ cánh, vỗ cánh), "tell me - tell me" (kể với ta - kể với ta) hay "still is sitting, still is sitting" (vẫn ngồi - vẫn ng ồi) cũng kịch hoá sự ám ảnh quá khứ của chàng trai. Không những thế nh ững thủ pháp này còn khiến độc giả cũng như bị chìm trong nỗi ám ảnh đó. Chính vì vậy Nathaniel Parker Willis cho rằng bài thơ đã "xuyên thẳng vào ký ức người đọc". Từ hành động chàng trai gặng hỏi con quạ nhiều lần đ ể được nghe câu trả lời "Nevermore", từ đó cảm nhận "nỗi u buồn ngọt ngào nhất vì chưng khó chịu đựng nhất" - "một thứ khoái cảm tự hành hạ", giáo sư Silverman cho rằng chi tiết này có thể phản ánh một quan niệm khác của Poe: Người chết chỉ được yên nghỉ khi họ vẫn còn trong trí nhớ của những người đang sống. Nếu quên lãng, họ sẽ trở về cõi trần trong s ự gi ận dữ. Quên đi những người đã khuất là mang tội bất trung và phải chịu sự trả thù của họ. Từ điểm nhìn này bạn đọc sẽ thấy chàng trai si tình kia không những bất lực khi cố gắng ngừng nhớ thương bạn gái mà còn mang một nỗi sợ, sợ quên đi người đã khuất(5). Trong bài tiểu luận của mình Poe đã không nói gì đến những tác phẩm đã khơi gợi cảm hứng khi sáng tác bài thơ Con quạ. Năm 1826
  6. William Henry Leonad đã công bố một bài thơ với điệp khúc: "I'll ne'er forget - no - never" (Tôi sẽ không bao giờ quên - không - không bao gi ờ). Có ng ười còn cho rằng cái tên Leonor rất có thể liên quan đ ến Leonad và đi ệp khúc "nevermore" được nảy sinh từ câu thơ điệp khúc trên. Trước khi bài thơ Con quạ ra đời năm năm, một tạp chí của Anh cho đăng một bài ballad có tên The Raven; or The Power of Conscience (Con quạ; hay sức mạnh của lương tâm). Con quạ ở đây không kêu "Nevermore" như trong bài thơ của Poe mà kêu lên tên của người đã chết: "He croaks of my dead brother still" (Nó vẫn kêu tên người anh trai quá cố của tôi)(6). Trong quá trình sáng tạo, ảnh hưởng từ những tác phẩm khác là đương nhiên, vấn đề là ở chỗ tác phẩm đó đạt đến mức độ thành công nào. Con quạ đã trở nên nổi tiếng ngoài sức tưởng tượng của tác giả, bài thơ này đã làm lu mờ những tác phẩm cung cấp chất liệu cho Poe khi sáng tác nó. Bài thơ Con quạ thể hiện những sáng tạo lớn của Poe trong quá trình ứng dụng thi luật. Nhưng phải đến Những quả chuông (The bells), bài thơ cuối cùng, thì sự cách tân về thi pháp của Poe mới đạt đến đỉnh điểm. Từng dòng, từng chữ ngân lên vang vọng, tưởng chừng như được cuốn theo những hồi chuông biến ảo, khi rộn ràng tràn ngập niềm hoan l ạc, khi lảnh lót inh ỏi như những tiếng la hét hãi hùng. Điệp khúc "bells" của nó tuy âm hưởng chưa đạt tới "quỷ khóc thần sầu" như "nevermore" của Con quạ nhưng cũng khiến nhiều bạn đọc sửng sốt. Đó cũng là lý do khiến bài thơ này được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Bài thơ chia làm bốn đoạn tương ứng với những giai điệu chuông khác biệt: Chuông bạc, chuông vàng, chuông đồng thau, chuông sắt. Đ ầu tiên là những quả chuông bạc. Mỗi khi tiếng chuông ngân lên thì “ nh ững vì sao lấm tấm rải khắp những vùng trời với một niềm vui trong suốt pha lê" Những quả chuông vàng kế tiếp cũng dự báo một thế giới hạnh phúc bằng âm hưởng như được rung lên từ "những âm thanh vàng tan chảy". Nh ưng phần cuối của đoạn này tiếng chuông bắt đầu hối hả hơn, như "một luồng âm ngọt ngào vọt trào lênh láng". Đoạn thứ ba, những quả chuông đ ồng
  7. thau báo nguy đột ngột xuất hiện. Chúng kể về một "câu chuy ện rùng rợn" tràn ngập những tiếng la hét sợ hãi. Nhịp chuông trở nên kỳ quái, điên đ ảo với những âm thanh ầm ĩ chói tai. Đoạn cuối cùng: Những quả chuông s ắt. Thanh âm của chúng như những "lời ai điếu ngân nga một thế giới trầm tư xiết bao trang nghiêm". Phần cuối đoạn thơ này cũng là ph ần k ết thúc bài thơ đã khiến độc giả hết sức bất ngờ. Tác giả hé lộ bí mật về những hồi chuông rùng rợn, quái gở kia. Đó chính là hoà âm của quỉ, những con qu ỉ ngự trên gác chuông. Và vua quỉ chính là kẻ đã gióng chuông đ ể t ạo tác một bài tụng ca bằng một tiết tấu tà ma, hoan lạc. Chẳng rõ, sau khi viết Những quả chuông Poe có dự tính được một chiều hướng nhận thức khác từ phía độc giả? Nếu đắm mình theo những câu thơ rất giàu vần đi ệu lại được nhả ra theo thứ nhịp phách tự do phóng túng, điên đảo chẳng khác nào nhịp đập của một trái tim bất ổn, đặc biệt là điệp khúc bells, thì nhiều độc giả sẽ cảm nhận vua quỷ chính là tác giả bài thơ, người đã gióng lên bản hoà điệu chuông ngôn từ thần diệu và mãnh liệt. Từ khổ thơ thứ ba, sự thay đổi giọng chuông đột ngột từ hoan lạc, hạnh phúc sang rùng rợn, thê thảm với sự gia tăng dồn dập những trạng thái cảm xúc nặng nề khủng khiếp trong những câu thơ nhịp phách tự do, điên đảo đã khiến bạn đọc không khỏi bàng hoàng. Phải chăng, những tiếng chuông vàng chuông bạc dạo đầu ngắn ngủi kia chỉ là những ảo ảnh dối lừa, còn thế giới hiện hữu thì chìm trong nỗi ám sợ khủng khi ếp? Và có lẽ nào, cuộc đời này chỉ là bữa tiệc của quỷ(7)? Những năm tháng cuối đời Poe bị giới phê bình đem ra châm chọc rất ác ý. Bài thơ cũng thể hiện phần nào sự mệt mỏi và tuyệt vọng của ông . Những quả chuông đã trở thành bài thơ để đời thứ hai của Poe (sau bài Con quạ). Thực sự thì khó có bản dịch nào lột tả hết được cách gieo vần tài tình và kỹ năng điệp từ rất lành nghề và cũng đầy sáng tạo của ông. Chẳng hạn trong phần cuối của mỗi khổ thơ Poe thường nhấn nhá điệp từ bells dài đến bất thường. Trong tiếng Anh, danh từ bell nghĩa là quả chuông, số nhiều thêm s sau cùng (bells). Khi từ bells xuất hiện nối tiếp, dồn dập
  8. bạn đọc sẽ liên tưởng ngay đến âm thanh binh bong ngân vọng liên hồi. Và việc sử dụng điệp từ rất sáng tạo này khiến hiệu quả âm thanh cũng như hình ảnh được nhân lên gấp bội. Chúng ta thấy rằng Poe xử lý điệp khúc trong Những quả chuông khác với điệp khúc trong bài Con quạ. Điệp khúc "nevermore" vang lên 11 lần ở cuối mỗi khổ thơ. Có tới 4 câu kết thúc khổ là "Quoth the raven, Nevermore" (Con quạ kêu lên, "Không bao giờ nữa"). Còn một câu n ữa nghĩa cũng vậy nhưng dùng từ khác chút ít: "Then the bird said, Nevermore” (Sau đấy con quạ nói "Không bao giờ nữa"). Bài thơ con quạ có 18 khổ, mỗi khổ 6 dòng, điệp khúc nevemore, nothingmore, evermore xuất hi ện đ ều đặn cuối dòng thuộc dòng cuối của mỗi khổ thơ. Đây là một câu chuyện được kể bằng thơ còn "những quả chuông" là bài thơ mang nội dung mô t ả. Bài thơ chia làm bốn khổ. Độ dài ngắn giữa các khổ không bằng nhau. Điệp từ bells không xuất hiện ở dòng cuối của mỗi khổ mà là ngay trước câu thơ kết thúc của mỗi khổ. Chúng được sử dụng rất ngẫu hứng, mỗi khổ là một biến thức khác. Như kết thúc khổ một chẳng hạn: From the bells, bells, bells, bells Bells, bells, bells From the jingling and tinkling of the bells dịch thơ: Những quả chuông, từ những quả chuông leng keng, leng keng Hòa thành bản nhạc lung linh tuôn chảy từ những quả chuông, quả chuông, quả chuông, Chuông, chuông, chuông.
  9. hay kết thúc khổ hai: Of the bells, bells, bells, Of the bells, bells, bells, bells Bells, bells, bells, To the ryming and chiming of the bells. dịch thơ: Những quả chuông, chuông, chuông, chuông Những hồi chuông, chuông, chuông, chuông, Chuông, chuông, chuông, Sao mà nhịp nhàng bản hòa âm gióng giả những hồi chuông. Tuy Poe không viết một bài tiểu luận nào tương tự Triết lý về soạn tác cho Những quả chuông nhưng chúng ta có thể đoán được phần nào cách thức sử dụng điệp từ "bells" của ông. Chắc chắn số lượng điệp từ "bells" cũng như tần số xuất hiện của nó ở mỗi khổ được tính toán kỹ lưỡng. Chúng phụ thuộc vào vần điệu cũng như hiệu quả thanh âm ngôn từ của những câu thơ trong khổ. Poe là một bậc thầy về kỹ thuật ngôn từ. Điều này bộc lộ qua cả những lời chê bai thơ ông. Một số nhà phê bình cứng nhắc thời đó đã lớn tiếng chỉ trích coi sự sáng tạo thi luật trong Con quạ như "một mánh khoé vần điệu" và cho rằng "những ti ết tấu như một điệu nhảy điên đảo và những điệp âm màu mè dường như là khéo léo một cách vô dụng"(8). Nhưng cũng phải tính đến trường hợp Poe đã nhả "bells" theo mạch cảm xúc của mình. Quá trình tính toán sẽ không th ể hai năm rõ mười như công việc gẩy bàn tính. Trong sáng tạo, đặc biệt là thơ, ý thức, vô thức, cũng như trí tuệ cảm xúc cùng hoà quyện và bùng nổ mạnh mẽ. Bước
  10. tiếp theo sẽ là quá trình "tự chỉnh sửa". Lúc này sự tính toán, cân nhắc cho sự thêm, bớt, thay đổi sẽ đóng vai trò quan trọng. Và đi ệp từ "bells" ch ắc chắn đã được gia công kỹ lưỡng ở công đoạn này. Trong bài tiểu luận Bản chất thơ Poe viết: "Thơ là sự sáng tạo cái Đẹp có tiết tấu mà trọng tài duy nhất là thị hiếu". Có thể thấy là tiết tấu của thơ hiện đại đã xuất hiện trong Những quả chuông mà thể hiện rõ nhất ở điệp từ "bells" và những biến thức của nó. Những quả chuông luôn được đánh giá là một cuộc cách mạng về thi pháp. Sự cộng hưởng tuyệt vời giữa nhịp điệu và ngôn từ cùng với sự tuy ệt vọng và nỗi sợ như được chắt ra từ những cơn ác mộng mê loạn, vẫn làm sửng sốt bạn đọc hai thế kỷ sau. Rất giàu vần điệu nhưng hình th ức thơ thì bứt phá mạnh mẽ, vượt xa những thi phẩm đương thời. Trong thế kỷ XX, thơ tự do thống trị văn đàn và làm nên diện mạo của văn học hiện đ ại. Th ế nhưng ít người biết rằng ngay từ giữa thế kỷ XIX đã từng có một bài thơ mà chỉ lướt thoáng qua thôi người ta sẽ không khỏi sửng sốt trước hình thức hiện đại của nó. Bản thân Poe trong quá trình sáng tạo luôn cố gắng h ướng tới sự độc đáo. Ông cho rằng: " Những khả năng biến thức của vận luật và khổ thơ là vô cùng tận - ấy vậy mà trong nhiều thế kỷ, không một ai trong câu thơ, làm được, một điều độc đáo, mà xem ra cũng chẳng nghĩ đến làm điều độc đáo. Sự thực là tính độc đáo (trừ phi ở những trí tuệ có sức mạnh phi thường) tuyệt nhiên, như một số người giả định, không phải là vấn đề xung lực (bản năng) hoặc trực giác. Nhìn chung, để chớp được nó, tính đ ộc đáo phải được tìm kiếm công phu và mặc dù là một phẩm giá tích cực cao cấp, để đạt được nó đòi hỏi tinh thần phủ nhận nhiều hơn là óc sáng kiến"(9). Con quạ và Những quả chuông là hai bài thơ nổi tiếng nhất của Poe. Có thể nói sự sáng tạo điệp khúc cũng như biến thức cách vận dụng điệp khúc của Poe là đóng góp lớn nhất quyết định tầm vóc của hai tuyệt tác này. So với "nevermore" của Con quạ và "bells" của Những quả chuông thì những điệp khúc còn lại của Poe mờ nhạt hơn. Thế nhưng tách ra khỏi hai
  11. cái bóng khổng lồ kia thì không ít điệp khúc trong số đó cũng gây ấn tượng cho bạn đọc. Chẳng hạn điệp khúc "shadow" trong bài Miền đất Eldorado (Eldorado). Bài thơ kể về một chàng hiệp sĩ lang thang tìm kiếm miền đất theo truyền thuyết chứa chất nhiều vàng bạc, của cải mà cho đến giờ vẫn không xác định được chính xác nằm ở đâu tại châu Mỹ. Phục sức vui mắt Chàng hiệp sĩ ga lăng Trong ánh nắng và trong bóng râm Làm cuộc hành trình dài Hát một bài ca Trên đường tìm kiếm Eldorado Nhưng rồi hiệp sĩ cũng già đi Chàng đã mập ra Và bóng tối phủ lên tim chàng Vì chàng chẳng tìm thấy dấu vết của vùng đất Trông giống như Eldorado Và cuối cùng Khi sức lực tàn dần Chàng gặp một cái bóng du hành - `"Này bóng" chàng bảo - "Xứ Eldorado này Có thể ở đâu đây" Bóng trả lời,
  12. " Trên những dải núi của trăng Dưới những thung lũng của bóng tối Phi ngựa, phi ngựa hăng lên Nếu ngươi tìm kiếm Eldorado"(10) Điệp khúc "Shadow" (cái bóng, bóng râm, bóng tối) phủ bóng lên cả bài thơ. Nó xuất hiện đều đặn ở cuối dòng thứ ba tại mỗi khổ thơ. Chưa kể là khổ thơ cuối cùng còn có thêm từ shade, cũng có nghĩa là bóng, bóng t ối. Cái bóng du hành xuất hiện cuối bài thơ với câu trả lời vừa phi lý vừa mơ hồ, bí ẩn khiến không khí bài thơ từ bi quan chuyển sang ma quái, tuyệt vọng. Cái bóng (shadow) ở đây có thể là cái bóng của chính chàng hi ệp sĩ già nua, là ảo giác có thực của một tâm thể suy kiệt. Mà cũng có thể đó là một bóng ma, là thần chết đón hiệp sĩ đi vào thế giới của bóng tối. Trong bài Lenore, điệp khúc "died so young" (chết rất trẻ) ở hai khổ đầu cũng tạo một ấn tượng đặc biệt. Đây là bài thơ có bốn khổ, cũng tương tự như Con quạ, bài thơ là lời than vãn thương tiếc của một chàng trai trẻ cho người đẹp Lenore yểu mệnh. Hai khổ thơ đầu chỉ có 12 câu mà tới ba câu có "died so young". Ôi! Bát vàng đã vỡ rồi! Một linh hồn bay đi mãi! Hãy để chuông rung! Một linh hồn thánh thiện dập dềnh trôi trên sông Mê, Và, Guy de Vere, ngươi không trào nước mắt ư? - than khóc bây giờ hoặc không bao giờ nữa! Hãy trông kìa! trên cỗ quan tài cứng đanh ảm đạm xa kia người tình của mi nằm dưới, nàng Lenore! Nào! Hãy để tang lễ được cử hành - và tang khúc được hát! Một bài thánh ca cho người chết tôn quí nhất qua đời khi rất tr ẻ
  13. Một bài hát truy điệu cho nàng, người giống như chết hai lần vì nàng còn rất trẻ Đám đê tiện kia! Các người yêu nàng vì của cải và ghét nàng vì sự kiêu hãnh Và khi nàng đau yếu các người cầu Chúa cho nàng chết! Lễ nghi sẽ được cử hành thế nào? - bản cầu hồn sẽ được hát thế nào Bởi các người - ánh mắt hiểm ác của các người, - miệng lưỡi điêu trá của các người Nhằm vào người chết, cô gái thơ ngây đã chết và chết khi còn rất tr ẻ? (11) Điệp khúc "died so young" khiến cho không khí của Lenore tang tóc hơn Con quạ. Nếu như không gian trong Con quạ là thư phòng cổ kính rờn rợn lúc nửa đêm thì phòng tang lễ củaLenore lại tràn ngập không khí tang thương, chết chóc. "Died so young" xuất hiện ba lần giống lời xuýt xoa ti ếc nuối "chết trẻ quá, chết trẻ quá" trở đi, trở lại trong đám tang nh ững cô gái yểu mệnh. Và sự thương tiếc còn tăng thêm khi người qua đời là một thi ếu nữ trong trắng, thánh thiện. Kể cả không có điệp khúc "died so young" thì cả bài thơ cũng đã tràn ngập không khí tang tóc vì trong Lenore Poe dùng rất nhiều từ ngữ gợi đến chết chóc: đám tang, người chết, cái chết, sông Mê (Stygian river)... Cộng thêm sức nặng của điệp khúc "died so young", sự đau đớn, tiếc nuối của nhân vật "buồn thương người tình đã qua đời" được đẩy đến đỉnh điểm. Nó đã biến Lenore thành một trong những bài thơ tang tóc nhất của Edgar Allen Poe. Trong bài Annabel Lee, điệp khúc "by the see" (liền kề biển cả) lại tạo nên một hiệu quả khác. Nó xuất hiện ở hầu hết các khổ thơ (trừ khổ thứ năm) nhưng không ở một vị trí nhất định. Khổ 1,2,3 thì nằm ở cuối dòng
  14. thứ hai, khổ 4 thì nằm ở dòng thứ tư, khổ 6, khổ cuối cùng, nằm ở dòng thứ bẩy. Vào nhiều năm, nhiều năm trước đây Trên một vương quốc liền kề biển cả Có một trinh nữ mà bạn có thể biết đến Với cái tên Annabel Lee; Nàng trinh nữ này sống mà chẳng nghĩ ngợi gì Ngoài việc yêu và được tôi yêu Tôi và nàng hai đứa thơ ngây Trên một vương quốc liền kề biển cả; Nhưng chúng tôi yêu với một tình yêu còn hơn cả yêu - Tôi và Annabel Lee của tôi Với một tình yêu mà những thiên thần có cánh của thiên đường Thèm muốn ... Vì trăng không thể toả sáng nếu không mang lại cho tôi những giấc mơ Về Annabel Lee xinh đẹp; Và những vì sao không bao giờ mọc nếu tôi không nhìn thấy đôi mắt sáng của Annabel Lee đẹp xinh; Thế nên suốt cả đêm triều dâng, tôi nằm xuống bên nàng Người yêu tôi, người yêu tôi, cuộc đời tôi và cô dâu của tôi Trong huyệt mộ nơi liền kề biển cả
  15. Trong nấm mồ biển cả kề bên(12) Cũng giống như Con quạ, Lenore, bài thơ này cũng nằm trong số những bài thơ "tang tóc" với motif nhân vật "buồn thương người tình đã qua đời" quen thuộc. Nhưng khác với điệp khúc của hai bài thơ trên, điệp khúc "by the see" đã đặt cả bài thơ vào không gian mở, một không gian thiên nhiên thơ mộng, hoàn mỹ. Chính vì vậy không khí tang tóc trong bài th ơ này không nặng nề như Con quạ và Lenore. Chưa kể ở bốn khổ thơ đầu từ "vương quốc" (kingdom) đi liền với điệp khúc này còn tạo nên một không khí hoài cổ, thậm chí cổ tích. Còn không gian trong bài thơ Con quạ và Lenore là không gian khép kín (thư phòng cổ kính và nhà tang l ễ), không gian này tạo ra một hiệu quả khác, nó làm nổi bật sự mất mát, tang tóc thậm chí là không khí rờn rợn, quái lạ như trong bài Con quạ. Ngoài ra, thanh âm của điệp khúc "by the see" này rất phù hợp với cái tên Annabel Lee, một cụm từ cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ, như ở khổ cuối cùng chẳng hạn. For the moon never beams without bringing me dreams Of the beautiful Annabel Lee; And the stars never rise but I see the bright eyes Of the beautiful Annabel Lee; And so, all the night-tide, I lie down by the side Of my darling, my darling, my life and my bride, In her sepulchre there by the sea - In her tomb by the side of the see Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt không chuyển tải được vần điệu của bài thơ. Bản thân cụm từ "by the see" khi đọc lên ngay cả những ng ười không biết nghĩa của nó cũng có cảm giác thanh thoát, dễ chịu. Vậy là về cả mặt thanh âm lẫn ngữ nghĩa điệp khúc "by the see" rất thích hợp v ới mối
  16. tình trong trẻo, thậm chí thơ trẻ của đôi trai gái trong bài thơ. * Tuy Poe chỉ viết kỹ về quá trình sáng tạo điệp khúc trong Con quạ nhưng ta cũng có thể thấy rõ "điệp khúc" là một trong những thủ pháp sáng tác được Poe đặc biệt quan tâm. Từ nhu cầu sử dụng điệp khúc, đến sáng tạo nội dung, thanh âm của điệp khúc và sau đó là sự điều chỉnh nội dung cũng như vần điệu của bài thơ để điệp khúc nổi bật hay sự kết hợp tuyệt vời này đã khiến tác phẩm thăng hoa, ta có thể thấy tính chuyên nghiệp của Poe trong sáng tạo. Ông luôn được coi là bậc thầy về kỹ thuật ngôn từ. Những kinh nghiệm viết và luận điểm sáng tác Poe trong Triết lý về soạn tác cho thấy ông là người rất đề cao kỹ thuật viết và coi đó là điều kiện quyết định cho một tác phẩm lớn ra đời. Những bài thơ sử dụng điệp khúc trên đây thực sự là những bài thơ hay, chúng thường được đưa vào những hợp tuyển, được nhắc đến nhiều lần trong những bài phê bình nghiêm túc và có giá trị. Và chắc chắn điệp khúc chính là đóng góp quan trọng để những bài thơ trên, đặc biệt là Những quả chuông và Con quạ, được xếp vào hàng những tuyệt tác thi ca của nhân loại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2