intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kapell – “cầu nhà nguyện” ở Lucerne

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến thăm Lucerne, thành phố cực kỳ duyên dáng của Thụy Sĩ, không ai bỏ qua cây cầu Kapell nổi tiếng thế giới nằm trong trung tâm thành phố, bắc qua con sông Reuss nối giữa hai khu phố mới và phố cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kapell – “cầu nhà nguyện” ở Lucerne

  1. Kapell – “cầu nhà nguyện” ở Lucerne Đến thăm Lucerne, thành phố cực kỳ duyên dáng của Thụy Sĩ, không ai bỏ qua cây cầu Kapell nổi tiếng thế giới nằm trong trung tâm thành phố, bắc qua con sông Reuss nối giữa hai khu phố mới và phố cổ. Cầu Kapell lung linh trong đêm Cầu Kapell được làm hoàn toàn bằng gỗ kể cả các chân cầu cắm xuống lòng sông và chỉ dành cho khách bộ hành. Mái che cầu được lợp bằng ngói đỏ lâu ngày đã được phủ một lớp rêu phong. Cầu có hình zic-zac, ở giữa có một tháp nước xây bằng đá, hai bên thành cầu mùa hè được trang trí bằng hàng loạt chậu hoa phong lữ xinh xắn làm cho cây cầu càng thêm duyên dáng.
  2. Đầu cầu phía trái dòng sông Reuss, nơi có thể bắt đầu việc tham quan Cầu Kapell là cây cầu gỗ có mái che lâu đời nhất châu Âu. Với chiều dài hiện tại là 204,7m nó cũng là cây cầu gỗ có mái che dài thứ hai ở châu lục này. Cầu được xây dựng từ năm 1365, thuở ban đầu nó còn có thêm một phần nối từ nhà nguyện Peter sang nhà thờ Hofkirche dài khoảng 75m. Trong quá trình xây dựng bờ kè sông Reuss năm 1835 người ta đã dỡ bỏ phần này. Vì nằm bên cạnh nhà nguyện nên cây cầu được đặt tên là Kapellbrücke (tiếng Đức có nghĩa là cầu nhà nguyện). Ở phần giữa cây cầu là một tháp nước tám cạnh được xây dựng từ năm 1300, trước cả khi cây cầu Kapell được xây dựng. Trong suốt cả lịch sử hàng trăm năm, ngọn tháp này đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: khi là tháp canh, lúc là một trụ cột của bức tường thành mà ngày nay vẫn còn một phần (bức tường Musegg), khi là nơi lưu trữ tài liệu hay nơi chứa châu báu của thành phố, lúc lại được sử dụng là nhà tù và nơi tra tấn tù nhân. Ngày nay trong tháp nước này có cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà hàng của câu lạc bộ pháo binh của thành phố Lucerne.
  3. Trong lòng cầu vào ban đêm Điểm đặc biệt và quý giá nhất của cây cầu này có lẽ là những bức tranh được treo trên các xà ngang phía dưới mái cầu. Những bức tranh kể lại những mốc quan trọng nhất trong lịch sử của Lucerne và đất nước Thụy Sĩ. Đáng tiếc ngày 18-8-1993 khi cây cầu gặp hỏa hoạn, 78 trong số 111 bức tranh đang được treo đã bị thiêu rụi hoặc bị phá hủy một phần. Sau vụ hỏa hoạn đó cây cầu này đã được dựng lại theo đúng nguy ên mẫu và được đưa vào sử dụng lại vào ngày 14-4-1994.
  4. Chỉ có 30 trong số 78 bức tranh bị thần lửa thiêu đốt được trùng tu và nay lại được treo đúng vị trí cũ. 25 bức tranh của phần cầu bị dỡ bỏ năm 1835 đ ã được đem ra thay thế một phần những bức tranh đã bị thiêu rụi. Tại vị trí của những bức tranh một thuở nay chỉ còn những khung tranh bị cháy đen để tưởng nhớ đến vụ hỏa hoạn và những khung tranh gỗ mới phải để trống. Những khung tranh giờ chỉ còn một màu đen Những bức tranh trên cầu Kapell được họa sĩ Hans Heinrich Wägmann và bốn người con trai của ông vẽ. Loạt tranh này được treo trên những khung tranh hình tam giác có chiều rộng khoảng 150-181cm, chiều cao 85-95 cm, phần lớn được làm bằng gỗ thông, một số ít được làm bằng gỗ sồi và gỗ phong.
  5. Thoạt đầu loạt tranh này gồm tất cả 158 bức tranh – trong đó có 147 bức được giữ trọn vẹn cho đến trước khi xảy ra hỏa hoạn năm 1993. Sau khi một phần đầu cầu phía bên nhà nguyện bị dỡ bỏ vào năm 1835, những bức tranh tại đây đã được đưa về cất giữ ở kho lưu trữ và sau khi cây cầu được làm lại sau vụ hỏa hoạn năm 1993, chúng lại được mang ra thay thế những bức tranh đã bị cháy. Bức tranh hình tam giác với những vần thơ trên khung tranh và những huy hiệu của người cung hiến tranh Chúng tôi đã đi qua cây cầu này rất nhiều lần trong 3 ngày lưu lại Lucerne và mải mê xem những bức tranh nói lên lịch sử cũng như sự tích của thành phố duyên dáng này. Trên các bức tranh phía bên góc trái (của người xem) có vẽ huy hiệu của người cung hiến tranh, phía bên phải là huy hiệu của phu nhân họ. Những người cung hiến này là thành viên của hội đồng nhân dân thành phố ngày ấy (Ratsmitglieder). Nếu biết tiếng Đức cổ, người ta có thể đọc những vần thơ trên khung các bức tranh để hiểu thêm nội dung những bức tranh ấy.
  6. Cây cầu biểu tượng của Lucerne thanh bình, nối phố cũ với phố mới Vì vậy khi qua cây cầu này nên đi theo cả hai chiều. Nếu đi từ đầu cầu bên trái dòng sông sang (tính theo chiều dòng chảy) thì sẽ được hiểu thêm về lịch sử của Lucerne và Thụy sĩ, còn vòng ngược lại sẽ cho ta thêm thông tin về cuộc đời của Leodegar, thánh phù trợ cho thành phố này cũng như những huyền thoại về thánh Mauritius, thánh phù trợ của Thụy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2