intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Karl Guthe Jansky

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Karl Jansky sinh ra ở bang Oklahoma, miền trung Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành vật lý đại học Wincosin-Madison năm 1927, Jansky làm việc tại phòng thí nghiệm Bell tại New Jersey.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Karl Guthe Jansky

  1. Karl Guthe Jansky Karl Jansky sinh ra ở bang Oklahoma, miền trung Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành vật lý đại học Wincosin-Madison năm 1927, Jansky làm việc tại phòng thí nghiệm Bell tại New Jersey. Trong thời gian đó, phòng thí nghiệm Bell đang thực hiện một dự án dùng sóng ngắn (bước sóng từ 10-20 mét) để truyền tin radio vượt Đại Tây Dương. Ảnh: Karl Guthe Jansky Jansky được giao nhiệm vụ tìm hiểu các nguồn phát sóng (22/10/1905 – tự nhiên có thể gây nhiễu cho quá trình truyền. Jansky đã xây 14/02/1950) dựng một ăngten hoạt động tại tần số 20.5 MHz (tương ứng với bước sóng 14.6 mét). Ăngten có đường kính khoảng 33 mét, cao khoảng 6 mét, có khả năng quay để thu sóng tại mọi hướng. Sau một vài tháng thu thập dữ liệu, Jansky đã phân loại các nguồn phát sóng vô tuyến tự nhiên thành 3 nhóm: từ những cơn dông ở gần, từ những cơn dông ở xa và từ một nguồn chưa thể xác định. Ông tiếp tục nghiên cứu trong hơn 1 năm và nhận thấy sự biến đổi cường độ của sóng radio thu được từ "nguồn không xác định" có chu kỳ vào khoảng 23 giờ 56 phút (bằng đúng chu kỳ chuyển động của thiên cầu). So sánh với các bản đồ thiên văn, Jansky đã kết luận nguồn phát sóng vô tuyến "bí ẩn" đó chính là Ngân Hà và cường độ sóng thu được lớn nhất khi ăngten hướng về phía tâm Ngân Hà trong chòm sao Sagittarius. Jansky muốn tiếp tục theo đuổi vấn đề này và đã trình lên phòng thí nghiệm Bell một dự án xây dựng một ăngten mới nhậy hơn, chuyên dùng để nghiên cứu nguồn bức xạ vô tuyến của Ngân Hà. Tuy nhiên, dự án không được duyệt với lý do nguồn bức xạ vô tuyến này không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình truyền tin vượt Đại Tây Dương. Jansky được phân công những
  2. nhiệm vụ khác và từ đó cho đến khi qua đời, ông không làm thêm 1 công việc nào có liên quan đến thiên văn học. Đã có nhiều ý kiến cho rằng phát hiện của Jansky hoàn toàn xứng đáng để trao giải thưởng Nobel vật lý (tiếc thay, ông đã đột ngột qua đời ở tuổi 44). Jansky được tôn vinh là một trong những người khai sinh ra ngành thiên văn vô tuyến. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, cho đơn vị đo mật độ bức xạ vô tuyến dùng trong thiên văn học (Jy). Arthur Stanly Eddington - Một trong các nhà Thiên văn vĩ đại nhất của thế kỉ 20 Arthur Stanly Eddington sinh ngày 28/12/1882 và mất ngày 22/11/1944, được coi là một trong các nhà Thiên văn vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Eddington sinh tại Kendal (Anh) và tốt nghiệp đại học Cambridge năm 1905. Từ năm 1906 đến năm 1913, ông làm trợ lí ở đài thiên văn Greenwick. Từ năm 1913 ông nhận chức giáo sư môn Thiên văn học và làm giám đốc trung tâm Thiên văn của đại học Cambridge. Từ năm 1921 đến năm 1923, Eddington là chủ tịch hội thiên văn Hoàng gia London, từ năm 1930 đến năm 1932 là chủ tịch hội vật lí London. Từ năm 1938
  3. đến khi qua đời vào năm 1944, ông là chủ tịch hội Thiên văn Quốc tế, ngoài ra còn nhiều chức vụ và là thành viên của nhiều tổ chức khoa học trên thế giới. Eddington có nhiều đóng góp trong ngành Thiên văn học với nhiều nghiên cứu như : cấu tạo bên trong các sao, khí quyển các sao, vật chất giữa các sao và chuyển động tương đối của các sao trong Thiền hà. Ông đã sáng tạo ra lí thuyết ma trận để biểu diễn các hàm sóng Eddington là một trong những người đầu tiên trên thế giới nhận thức được chi tiết nội dung, tính chất cũng như tầm quan trọng của Thuyết tương đối Einstein. Lí thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán rằng trường hấp dẫn quanh một vật thể lớn (ví dụ điển hình là một ngôi sao) sẽ làm cong không - thời gian xung quanh nó và sẽ làm ánh sáng khi đi qua bị lệch về phía trong ngôi sao. Năm 1919, Eddington đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến đảo Principe để kiểm chứng sự kiện này qua việc hiẹn tượng nhật thực toàn phần xảy ra và thấy rõ nhất ở địa điểm này. Các quan sát của Eddington đã cho ra các kết quả hoàn toàn phù hợp với các tính toán trên lí thuyết của Einstein. Đây là một bằng chứng quan trong, góp phần rất lớn cho việc chứng minh sự đúng đắn của lí thuyết tương đối. Eddington mất năm 1944, hội thiên văn Hoàng gia London đã lấy tên ông để đặt tên cho huy chương tặng thưởng hàng năm cho các công trình về Thiên văn, vật lí. Yukawa Hideki Yukawa Hideki (23 tháng 1 năm 1907 - 8 tháng 9 năm 1981) là một nhà vật lý lý thuyết người Nhật Bản và là người Nhật đầu tiên được trao giải Nobel.
  4. Tiểu sử Yukawa sinh tại Tokyo, Nhật Bản. Năm 1929, sau khi nhận bằng tốt nghiệp trường Đại học Đế quốc Kyoto, ông trở thành giảng viên đại học trong 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, Yakawa trở nên đam mê với vật lý lý thuyết, đặc biệt là lý thuyết về hạt sơ cấp. Năm 1932, ông kết hôn với Sumi (スミ, Sumi?) và có hai người con, Harumi và Takaaki. Năm 1933, ở tuổi 26, ông trở thành phó giáo sư tại Đại học Osaka. Năm 1935, ông cho xuất bản lý thuyết về hạt meson, trong đó giải thích về sự tương tác giữa các hạt proton và neutron, đây là một phát hiện có tầm ảnh hưởng to lớn về hạt sơ cấp. Năm 1940, Yukawa trở thành giáo sư tại Đại học Kyoto. Năm 1940 ông dành Giải thưởng đế quốc học viện Nhật Bản. Năm 1943, ông nhận huân chương danh dự văn hóa của chính phủ Nhật. Năm 1949, ông trở thành giáo sư tại Đại học Columbia, cùng năm đó thì ông dành được giải Nobel vật lý sau khám phá của Cecil Powell dựa trên những dự đoán về pion của Yukawa năm 1947. Yukawa cũng là người dự đoán về sự bắt điện tử. Yakawa trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện vật lý lý thuyết Yakawa năm 1953. Ông cũng từng nhận được bằng tiến sĩ honoris causa của Đại học Paris và ông là thành viên danh dự của Hội Hoàng gia Edinburgh, Học viện Khoa học Ấn Độ, Học viện Triết học và Khoa học quốc tế và Pontificia Academia Scientiarum. Ông là người biên tập cuốn Progress of Theoretical Physics và cho xuất bản các bài báo Introduction to Quantum Mechanics (1946) và Introduction to the Theory of Elementary Particles (1948). Năm 1955, Yakawa cùng 10 nhà khoa học hàng đầu khác đã cùng nhau ký vào Bản tuyên ngôn Russell-Einstein, kêu gọi sự giải trừ vũ khí hạt nhân. Wilhelm Eduard Weber
  5. Wilhelm Eduard Weber (24-10-1804 - 23-6-1891) là một nhà Vật lý người Đức, cùng với Carl Friedrich Gauss đã phát minh ra máy điện báo. Weber sinh ra tại Wittenberg, cha ông, Michael Weber, là một giáo sư thần học. William là con thứ hai trong gia đình gồm ba anh em, là người rất có năng khiếu trong việc nghiên cứu khoa học. Sau khi giải thể trường Đại học Wittenberg cha ông đã chuyển đến Halle vào năm 1815. William đã nhận được bài học đầu tiên từ cha, nhưng được gửi đến các viện cứu tế trẻ mồ côi trường học ở Halle. Sau đó ông đã nhập trường đại học, và cống hiến mình cho khoa học tự nhiên . Năm 1831, ông đã là giáo sư vật lý, mặc dù mới hai mươi bảy tuổi. Bài giảng của ông rất thú vị. Weber cho rằng, để thấu hiểu được vật lý và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày, chỉ các bài giảng, mặc dù minh họa của các thí nghiệm, vẫn chưa đủ, và ông khuyến khích học sinh của mình làm thí nghiệm miễn phí tại phòng thí nghiệm trong các trường cao đẳng. Năm 1843 Ông dến nước Anh và trở thành giáo sư vật lý tại Leipzig từ 1843 đến 1849. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của ông là bản đồ des Erdmagnetismus ( "bản đồ địa chất"), một loạt các bản đồ từ trường, thông qua các quan sát được thiết lập từ Đài thiên văn quan sát sát từ trường Trái Đất. Ông nghiên cứu từ học với Gauss và 1864 xuất bản giáo trình điện động lực học.Ông được bầu là thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào năm 1855. Weber qua đời ở Göttingen, được an táng cùng một nghĩa trang với Max Planck và Max Born. Trong hệ SI đơn vị WB là đơn vị được sử dụng để đo từ thông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2