intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 7: Ước mơ (Sách Cánh diều)

Chia sẻ: Lệ Minh Gia | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 7: Ước mơ (Sách Cánh diều) được biên soạn nhằm giúp học sinh cảm nhận, thể hiện khát vọng, hoài bão và những ước mơ tuổi thơ qua giai điệu và ca từ bài hát, từ đó phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan, yêu đời và biết hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 7: Ước mơ (Sách Cánh diều)

  1. CHỦ ĐỀ 7 - ƯỚC MƠ Tiết 28 - Hát: Ước mơ Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện .../3/202... I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Ước mơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát và gõ đệm) - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh biết nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng trong những năm tháng tuổi thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử - Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Ước mơ. - Tập một số động tác vận động cho bài Ước mơ 2. Học sinh: - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ- rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút) *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học *. Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp GV cho HS chia sẻ những ước mơ của - HS chia sẻ ước mơ của mình: ước mơ làm mình. cô giáo, bác sỹ, công an, bộ đội...
  2. - GV bổ sung nhận xét, đánh giá. - HS dưới lớp nhận xét 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Học hát Ươc mơ *. Mục tiêu: -Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Ước mơ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. *.Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Ước mơ - Giới thiệu tác giả và tác phẩm - Biết về bài hát Ước mơ là bài hát nhạc Trung Quốc, do tác giả An Hòa đặt lời Việt. Bài hát có giai điệu thiết tha, trìu mến, nói về khung cảnh thiên nhiên trong sáng và những ước mơ của trẻ em được sống trong một thế giới bình yên, tươi đẹp. - Hướng dẫn HS đọc lời ca - Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên: + 1 HS đứng dậy đọc lời ca cả lớp đọc thầm - Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ - GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu). cảm xúc. - Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn - GV hướng dẫn HS khởi động giọng của GV - HS học hát từng câu theo hướng dẫn của - Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn) giáo viên (câu + nối câu + cả bài) - Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách. - HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các - Hướng dẫn HS ghép cả bài hình thức: cá nhân,tổ,nhóm. * Hướng dẫn HS luyện tập thực hành * Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo - Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo hướng dẫn của GV. nhịp hoặc nhịp phân đôi - GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS. * Hoạt động theo nhóm (tổ)
  3. + Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm. * Luyện tập- thực hành - Luyện theo hướng dẫn của GV + Tổ 1 hát + Tổ 2,3 đệm và ngược lại * Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút) *.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống ( có ước mơ cho bản thân, ước mơ sống trong bình yên). *.Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học - HS nêu nội dung bài học - Giáo viên trau dồi về phẩm chất qua bài - HS liên hệ bản thân: : qua bài học, chúng ta hát cần biết nuôi dưỡng những ước mơ, khát - Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố vọng trong những năm tháng tuổi thơ. mẹ, anh chị xem - HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ - Sáng tạo một số động tác phụ họa phù tay theo nhịp và vận động theo nhạc. hợp cho bài hát - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ .............................................................................................................................. TIẾT 28 Ôn tập bài hát: Ước mơ Nghe nhạc: Những người đấu bò Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện .../3/202... 1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Phát triển năng lực âm nhạc:
  4. - Biết hát thuần thục bài hát và thể hiện sắc thái mềm mại, uyển chuyển , biết hát kết hợp gõ đệm. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Biết vận động phụ họa theo bài hát - Nghe bản nhạc Những người đấu bò kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. 2. Năng lực chung và phẩm chất: - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ ứng dụng bài hát); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn). - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống tươi đẹp. - Biết nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng trong những năm tháng tuổi thơ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của GV - Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Ước mơ. - Tập một số động tác vận động cho bài Ước mơ và bản nhạc Những người đấu bò. - Video bản nhạc Những người đấu bò. Chuẩn bị của HS Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ- rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động (khoảng 5 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong giờ học,kết nối bài mới Cách tiến hành Hoạt động cả lớp GV mở nhạc cho học sinh hát bài Ước Học sinh hát kết hợp nhún theo nhịp bài hát Ước mơ mơ Nhận xét và để tìm hiểu kĩ hơn về bài hát thì ta đi vào ôn tập bài hát 2. Khám phá và luyện tập
  5. Nội dung 1: Ôn tập bài hát Ước mơ Mục tiêu: - Biết hát thuần thục bài hát và thể hiện sắc thái mềm mại, uyển chuyển , biết hát kết hợp gõ đệm. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Biết vận động phụ họa theo bài hát Cách tiến hành Hoạt động cả lớp - GV cho HS nghe bài hát Ước mơ. Học sinh lắng nghe - GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, Học sinh hát theo nhạc đệm và tập lấy hơi, thể tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. hiện sắc thái + GV hướng dẫn HS tập cách hát nối tiếp. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn. - GV nhận xét tuyên dương -Học sinh hát nối tiếp theo tổ Người Câu hát hát Tổ 1 Gió vờn cánh hoa bay dưới trời , đàn bướm xinh dạo chơi. Tổ 2 Trên cành cây chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ. Tổ 3 Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên, cuộc sống tươi đẹp thêm. Tổ 4 Cho đàn em tung tăng múa ca, + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp: trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà. - HS thực hiện hát đối đáp
  6. Người Câu hát hát HS Gió vờn cánh hoa bay dưới trời , nam đàn bướm xinh dạo chơi. HS nữ Trên cành cây chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ. + GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động HS Em khao khát ước mơ khắp nơi Câu hát Động tác nam bình yên, cuộc sống tươi đẹp Gió vờn cánh Hai tay đưa lên cao, thêm. hoa bay dưới đưa sang hai bên. HS nữ Cho đàn em tung tăng múa ca, trời, Hai tay dang rộng trong nắng xuân tô đẹp muôn đàn bướm xinh làm động tác bướm nhà. dạo chơi. bay. Học sinh hát đối đáp dưới sự hướng dẫn của Trên cành cây Hai tay chụm lên giáo viên chim ca líu lo, miệng như chim hót. Lần 1; Tốp nam- tốp nữ như hát lên bao Hai tay đan chéo Lần 2: 1 nam , 1 nữ lời mong chờ. trước ngực. Lần 3: 3 nam, 3 nữ Em khao khát Hai tay đan chéo vào + Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa ước mơ khắp nơi nhau đưa từ trong ra Lần 1 : Học sinh cả lóp vận động theo sự bình yên, ngoài ngang ngực hướng dẫn của giáo viên Áp hai cổ tay vào Lần 2: Học sinh vận động theo nhóm, cặp cuộc sống tươi nhau trước ngực Lần 3: Học sinh vận động cá nhân trước lớp đẹp thêm. nghiêng trái và phải. Cho đàn em tung Tay trái đưa lên cao, tăng múa ca, tay phải ngang ngực hai bàn tay cuộn từ ngoài vào trong và trong nắng xuân làm tương tự với tay tô đẹp muôn nhà. phải. Hai tay đưa lên cao rung bàn tay.
  7. - GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm 2. Nghe nhạc: Những người đấu bò (khoảng 18 phút) Mục tiêu: - Nghe bản nhạc Những người đấu bò kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu Cách tiến hành Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của Học sinh biết về bản nhạc: Carmen là vở nhạc bản nhạc. kịch nổi tiếng, được sáng tác bởi nhạc sĩ người Pháp là Georges Bizet. Bizet sáng tác vở nhạc kịch này dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Pháp là Prosper Merimee. Câu chuyện Carmen kể về những con người sống tại thành phố Sevilla ở Tây Ban Nha, khoảng những năm 1830. - GV cho HS nghe bản nhạc lần thứ nhất -Học sinh đọc lời giới thiệu và trả lời các câu để trả lời một số câu hỏi ngắn. hỏi: Người ta chơi những loại nhạc cụ nào trong bản nhạc? Nhịp độ bản nhạc nhanh hay chậm? - GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV -Học sinh nghe lại bản nhạc và cảm nhận về bản hướng dẫn các em nghe kết hợp vỗ tay nhạc. hoặc gõ đệm, rồi vận động theo tiết tấu. -Học sinh nghe và kết hợp vỗ tay theo bản nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đoạn A: 1. Vỗ bàn tay phải lên vai 2. Vỗ lưng bàn tay phải vào lòng bàn tay trái Đoạn B:
  8. 1. Vỗ bàn tay phải lên vai 2.Vỗ bàn tay trái lên vai 3. Hai tay búng ngón 4. Hai tay búng ngón Đoạn C: 1. Vỗ hai tay xuống đùi 2. Vỗ hai tay xuống đùi 3. Vỗ hai tay -Học sinh kết hợp vận động nhẹ nhàng theo bản nhạc Vận động theo tổ, nhóm, cá nhân. 3.Hoạt động vận dụng , trải nghiệm Mục tiêu: biết vận dụng bài học vào cuộc sống Cách tiến hành Hoạt động của cả lớp GV yêu cầu học sinh vận động theo cách Học sinh thực hiện theo tổ, nhóm, các nhân riêng của mình trên nền nhạc Những người -Lắng nghe giáo viên nhận xét tiết học đấu bò GV nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ...............................................................................................................
  9. Tiết 29 Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Bá Nha và Tử Kỳ Thời lượng 1 tiết ngày thực hiện .../3/202... 1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phát triển năng lực âm nhạc: - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. - Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ, biết kể lại câu chuyện 2.Năng lực chung và phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ ứng dụng bài hát); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn). - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh thể hiện tình yêu đối với âm nhạc và tìm hiểu các câu chuyện âm nhạc trên thế giới II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV - Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím. - Thuộc nội dung câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ - Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ. - Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím. 2. Chuẩn bị của HS - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  10. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái trước khi vào bài học Cách tiến hành Hoạt động của cả lớp GV mở nhạc cho học sinh nghe bản nhạc Học sinh nghe nhạc kết hợp vận động theo Những người đấu bò và cho học sinh vận bản nhạc động theo bản nhạc. Lắng nghe nhận xét của giáo viên Gv nhận xét và giới thiệu bài mới Hoạt động khám phá Nội dung 1: Nhạc cụ Mục tiêu: - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. Cách tiến hành Hoạt động của cả lớp a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu + Luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ - GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất gõ bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể. Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân - GV hướng dẫn HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát. - Tiết tấu thứ hai dành cho GV, để gõ hòa tấu cùng HS. -Hát Ước mơ kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu để đệm theo bài hát - GV hướng dẫn HS luyện tập + Luyện tiết tấu giai điệu. Sáo recorder Kèn phím - Bước 1: GV thể hiện giai điệu làm mẫu. - Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu. - Bước 3: GV - Bước 3: GV hướng hướng dẫn HS dẫn HS luyện tập : luyện tập : + Tập bấm nốt Đô, + Tập bấm nốt Si, Rê, Mi (chưa thổi).
  11. La, Son (chưa + Tập bấm và thổi nốt thổi). Đô, Rê, Mi. + Tập bấm và thổi + Luyện tập giai điệu nốt Si, La, Son. (theo kí hiệu bàn tay; + Luyện tập giai nghe và lặp lại; theo điệu (theo kí hiệu kí hiệu ghi nhạc). bàn tay; nghe và lặp lại; theo kí hiệu ghi nhạc). Thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên Thực hiện bấm phím trên Sáo và kèn phím - Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm. Nội dung 2. Thường thức âm nhạc Câu chuyện âm nhạc: Bá Nha và Tử Kỳ Mục tiêu: - Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ, biết kể lại câu chuyện Cách tiến hành Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của câu - HS nhận biết, tìm hiểu câu chuyên qua chuyện. GV giới thiệu: Bá Nha và Tử Kỳ là một câu chuyện phổ biến ở Trung Quốc từ thời xa xưa. Đây là một câu chuyện cảm động, kể về tình bạn giữa hai người có tài năng âm nhạc và giàu lòng yêu thương, chung thủy. - GV mời HS đọc truyền cảm từng đoạn của - Một bạn đọc truyền cảm đoạn 1 câu chuyện. - HS khác đọc truyền cảm tiếp đoạn2 - GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời theo cảm - HS trả lời câu hỏi : nhận riêng. Tại sao Bá Nha và Tử Kỳ lại kết nghĩa
  12. anh em? - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập củng cố: - HS thực hiện nối Nối thông tin ở hai cột cho phù hợp với nội Học sinh làm bài tập củng cố dung câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ Một tối mùa thu, ông cho dừng thuyền khi Bá Nha cùng ven bờ, mang đàn ra quân lính đi gảy. thuyền đến cửa sông Hán Dương… Tiếng đàn của Bá còn Tử Kỳ cảm nhận Nha trầm bổng và bình luận rất giỏi. vang xa… Ngạc nhiên vì bỗng cây đàn đứt một thấy một người ở dây. rừng núi am hiểu về âm nhạc… Trong đêm trăng tiễn biệt người bạn tri thanh gió mát, Bá âm. Nha chơi đàn - GV theo dõi và sửa sai cho HS tuyệt hay… Bá Nha mang cây Bá Nha liền mời đàn ra, tấu một chàng trai xuống khúc nhạc buồn… thuyền. Từ đó, ông bỏ thấu hiểu được tiếng chơi đàn vì không đàn của mình. còn ai… 3.Hoạt động vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng bài học vào cuộc sống Cách tiến hành Hoạt động của cả lớp - GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện theo HS tập kể lại câu chuyện theo cách riêng cách riêng hoặc ý nghĩa của câu chuyện. Hoặc hoặc ý nghĩa của câu chuyện.
  13. cho HS đóng vai các nhân vật trong câu chuyện Học sinh nghe bản nhạc và nêu cảm nhận (nếu có điều kiện). về bản nhạc - GV cho HS nghe bản nhạc Cao sơn lưu thủy để cảm nhận về câu chuyện sâu sắc hơn. Tham khảo địa chỉ: https://www.youtube.com/watch? v=4mvPCzyfQKM Lắng nghe giáo viên nhận xét về tiết học Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, chơi nhạc cụ tốt,… IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................. TIẾT 30 Ôn tập nhạc cụ Vận dụng Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện .../4/202… 1.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phát triển năng lực âm nhạc: - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. - Biết sử dụng các nhạc cụ gõ một cách thuần thục - Biết vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào bài mới 2.Năng lực chung và phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân khi thể hiện nhạc cụ ứng dụng bài hát); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp ); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn).
  14. - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục học sinh thể hiện tình yêu đối với âm nhạc và biết vận dụng âm nhạc vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của GV - Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím. - Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Ước mơ. - Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ. - Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím. Chuẩn bị của HS Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ- rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: Mục tiêu:Tạo tâm thế thoải mái trước khi vào bài mới Cách tiến hành Hoạt động của cả lớp GV mở nhạc cho học sinh chơi trò chơi Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ GV nhận xét Lắng nghe giáo viên nhận xét 2. Khám phá và luyện tập Nội dung 1: Ôn tập Nhạc cụ Mục tiêu: - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. - Biết sử dụng các nhạc cụ gõ một cách thuần thục -Biết vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào bài mới Cách tiến hành Hoạt động của cả lớp a) Ôn tập bài tập tiết tấu - GV hướng dẫn cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất, Cả lớp gõ tiết tấu thứ nhất
  15. riêng GV gõ tiết tấu thứ hai, hòa tấu cùng HS. - GV mời HS, nhóm xung phong: một em gõ tiết tấu thứ nhất, một em gõ tiết tấu thứ hai. Một học sinh gõ tiết tấu thứ 2 Luyện tập theo nhóm - GV hướng dẫn HS luyện tập và thể hiện Nhóm 1 gõ tiết tấu thứ 1, nhóm 2 gõ tiết tấu tiết tấu đã học đệm cho bài hát Ước mơ. thứ 2. - GV hướng dẫn HS thực hiện vận động cơ Thể hiện tiết tấu đã học đệm cho bài Ước mơ thể đệm cho bài hát: Ước mơ (phần vận Học sinh vận động cơ thể đệm cho bài hát dụng). GV mời tổ, nhóm trình bày bài hát Ước mơ và vận động cơ thể. Thực hiện theo nhóm, tổ, cá nhân b) Ôn tập bài tập giai điệu - GV hướng dẫn HS thể hiện Bài tập ri- coóc-đơ số 5 hoặc Bài tập kèn phím số 5 - Thể hiện bài tập kèn phím số 5 theo các theo các nhịp độ khác nhau. nhịp độ khác nhau - GV hướng dẫn HS chơi giai điệu cùng nhạc đệm. Thực hiện chơi giai điệu cùng nhạc đệm Nội dụng 2: Vận dụng Mục tiêu: HS biết vận dụng các nội dung đã học và bài tập Cách tiến hành Hoạt động cả lớp a) Nghe âm sắc và mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ - GV cho HS nghe âm sắc riêng từng nhạc - Nhận biết âm sắc của các loại nhạc cụ. cụ: trống, sáo recorder, guitar. - GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện - Nhớ lại động tác chơi một số nhạc cụ. động tác chơi một số nhạc cụ: trống, sáo recorder, guitar. - GV cho HS từng tổ nghe âm thanh từng - Hoạt động tổ, nhóm
  16. loại nhạc cụ biểu diễn, mỗi nhạc cụ diễn Mô phỏng động tác chơi nhạc cụ: tấu trong khoảng 20 giây. HS phải nhận Tổ 1: sáo recorder, guitar biết âm sắc và mô phỏng động tác chơi Tổ 2: sáo recorder, trống nhạc cụ đó. Tổ 3: guitar, trống - Nếu có thời gian, GV cho HS nghe và Tổ 4: guitar, sáo recorder phân biệt âm sắc của những nhạc cụ khác. b) Đọc nhạc kết hợp vỗ tay và bước chân nhịp nhàng - GV hướng dẫn cách thực hiện chơi - HS thực hiện các bước chơi HS thực hiện với GV cùng bước chân nhịp nhàng (theo SGK); lượt thứ nhất, khi HS chỉ - GV đọc nhạc kết hợp vỗ tay HS bước bước chân nhịp nhàng. chân - GV giơ hai tay lên thì HS phải lặp lại -Lượt thứ hai, đọc nhạc kết hợp vỗ tay như GV vừa thực hiện. 3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn Cách thực hiện Hoạt động của cả lớp - GV đọc những giai điệu khác nhau từ cao Học sinh lắng nghe độ 3 nốt: Mi, Son, La. - GV có thể thay đọc nhạc bằng đọc nguyên âm (A, U, I, Ô, Ê,…) để tạo không Học sinh vận động theo cách của mình khí vui vẻ. - GV yêu cầu HS nhắc nội dung chủ đề 4 HS nhắc lại nội dung đã học trong chủ đề 7. - HS tự đánh giá, bạn đánh giá - GV cho HS tự đánh giá chủ đề Lắng nghe giáo viên nhận xét - GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập
  17. tích cực, chơi nhạc cụ tốt, sáng tạo,... IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ...............................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0