intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô (Sách Cánh diều)

Chia sẻ: Lệ Minh Gia | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô (Sách Cánh diều) được biên soạn nhằm giúp học sinh cảm nhận và bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng biết ơn đối với thầy cô giáo thông qua các hoạt động âm nhạc như hát, vận động theo nhạc và nghe nhạc, qua đó giáo dục các em về truyền thống “tôn sư trọng đạo” và bồi dưỡng tình cảm đẹp trong môi trường học đường. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô (Sách Cánh diều)

  1. CHỦ ĐỀ 8 - BIẾT ƠN THẦY CÔ Tiết 31 - Hát: Biết ơn thầy cô giáo Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../04/202…. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Biết ơn thầy cô giáo. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát) - Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím. - Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Biết ơn thầy cô giáo. 2. Học sinh: Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ- rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi bước vào tiết học (3’) Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV mở file âm thanh bài hát Em thương thầy - Cả lớp hát kết hợp vận động bài hát Em mến cô. thương thầy mến cô.
  2. - GV trình chiếu tranh minh họa bài hát Em - HS trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? yêu trường em. (Tranh vẽ cảnh các bạn HS trên đường tới - GV chốt những hiểu biết của HS đã có để liên trường). hệ giới thiệu bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27’) Hát Biết ơn thầy cô giáo * Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Biết ơn thầy cô giáo. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp:HS học hát Biết ơn thầy - Giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát và tác giả cô giáo Bài hát Biết ơn thầy cô giáo của nhạc sĩ Hà - HS biết nội dung bài hát Biết ơn thầy cô Giang- Ngọc Hải. giáo của nhạc sĩ Hà Giang và Ngọc Hải là bài hát thể hiện tình cảm của các bạn HS đối với thầy cô giáo - Hướng dẫn HS đọc lời ca - HS chia câu hát - Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên: + 1 em đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, cả lớp đọc nhẩm theo: “Ai nâng cánh ước mơ cho em là thầy cô không quản ngày đêm ........ Là đội viên chúng em nguyện làm nghìn việc tốt, tuổi nhỏ góp phần kiến thiết quê hương.” - Lắng nghe cảm nhận ban đầu về bài hát. - Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn - GV hát mẫu của GV - HS học hát từng câu theo hướng dẫn của - GV hướng dẫn HS khởi động giọng giáo viên (câu + nối câu + cả bài) - HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui - Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn) tươi, hát với nhịp điệu ổn định.
  3. - GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS hát mỗi câu một vài lần. HS hát nối tiếp câu hát số 1 với câu hát số 2, câu hát số 3 với câu hát số 4.... GV giúp HS sửa những chỗ hát sai ( - HS hát ghép lời 1 theo nhạc đệm với các nếu có). hình thức: cá nhân, tổ, nhóm. - Hướng dẫn HS ghép cả lời 1 GV yêu cầu HS tự hát lời 2. - GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay nhịp nhàng. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi, trong sáng, hát với nhịp độ ổn định. * Hướng dẫn HS luyện tập thực hành - Hát gõ đệm theo nhịp hoặc theo nhịp chia đôi - GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS - Hướng dẫn vận động phụ họa
  4. - HS tự hát lời 2
  5. * Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV. * Hoạt động theo nhóm (tổ) + Hát gõ đệm theo nhịp hoặc theo nhịp kết hợp với nhạc đệm. - Luyện theo hướng dẫn của GV + Tổ 1 hát + Tổ 2,3 đệm và ngược lại * Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp - HS vận động phụ họa theo gợi ý của GV
  6. Câu hát Động tác Ai nâng cánh ước Hai tay đưa từ dưới mơ cho em, là lên trên cao sau đó thầy cô không đồng thời hai tay quản ngày đêm. hướng thẳng ra ngoài. Ai dạy dỗ chúng thầy cô em em nên người, l ghi nhớ suốt đời. Hai tay lần lượt vắt chéo lên vai sau đó đồng thời hai tay hướng thẳng ra ngoài. Học hành chăm Hai tay để trước ngực sao xứng với mô tả trang sách. công ơn này, Hai tay lần lượt đư lời thầy cô em ghi nhớ không bao giờ quên. Là đội viên Làm động tác đi đều. chúng em nguyện Vỗ tay, sau đó hai làm nghìn việc tay đưa lên cao rung tốt,tuổi nhỏ góp bàn tay. phần kiến thiết quê hương. thẳng ra ngoài. 3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút) *.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô,
  7. thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, làm nghìn việc tốt để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.) Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV hỏi: HS nêu nội dung bài hát? HS trả lời GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học. - HS nêu nội dung bài học Khen ngợi HS tích cực trong giờ học, hát hay. - HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị động tác minh thiết thực để xứng đáng là con ngoan trò giỏi họa cho bài hát. yêu bạn bè mái trường... - HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................
  8. Tiết 32 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4; Nghe nhạc: Thầy cô là tất cả Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện .../4/202… I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể. - Nghe bài Thầy cô là tất cả kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động đọc nhạc, nghe nhạc) - Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tập một số động tác vận động cho bài Thầy cô là tất cả. - Video bài hát Thầy cô là tất cả (Nhạc: Bùi Anh Tú; Lời thơ: Nguyễn Trọng Sửu). - Đọc thuần thục Bài đọc nhạc số 4 và thể hiện giai điệu bằng kí hiệu bàn tay. 2. Học sinh: Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ- rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động (2 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp GV mở nhạc đệm bài A ram sam sam HS vận động theo bài A ram sam sam 2. Hoạt động khám phá luyện tập (30’)
  9. Nội dung 1: Đọc nhạc:Bài đọc nhạc số 4 * Mục tiêu: Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng; thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp + GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, HS thực hiện theo hướng dẫn của GV hướng dẫn HS luyện đọc cao độ gam Đô + Luyện đọc cao độ gam Đô trưởng: trưởng bằng kí hiệu bàn tay - HS thực hiện lại theo GV - Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu (ví dụ vỗ tay theo tiết tấu), thực hiện ngắn gọn, khoảng 1-2 phút. - HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc) - Giải thích ngắn gọn về trường độ của nốt (theo SGK). + Luyện tập tiết tấu: - Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 4 theo kí hiệu bàn tay. GV yêu cầu các em vừa đọc vừa làm kí hiệu bàn tay. - Hướng dẫn HS đọc Bài đọc nhạc số 4 - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện theo bản nhạc trong SGK với nhịp độ vừa tiết tấu kết hợp với trống nhỏ hoặc nhạc cụ phải, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. khác - Mời HS đọc nhạc hình thức cá nhân, + Đọc nhạc Bài 4 theo kí hiệu bàn tay cặp, nhóm, tổ; hoặc mời HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc. - GV cho HS đọc nhạc kết hợp vận động + Luyện đọc: Tổ 1 đọc tổ làm kí hiệu bàn tay và ngược lại - Đọc cặp đôi bạn đọc bạn kí hiệu và ngược lại. - GV nhận xét chung - HS đọc nhạc kết hợp vận động nhịp nhàng theo giai điệu
  10. - HS nhận xét lẫn nhau Nội dung 2: Nghe nhạc: (10 phút) * Mục tiêu: - Nghe bài Thầy cô là tất cả kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ của - Tìm hiểu về bài hát: Bài hát Thầy cô là tất bài hát. cả nhạc Bùi Anh Tú lời thơ Nguyễn Trọng Sửu nói lên tình yêu thương của thầy cô đối - GV cho HS nghe nhạc lần thứ nhất để trả với HS... lời một số câu hỏi ngắn. - HS nghe nhạc lần 1 trả lời câu hỏi: + Nội dung bài hát nói về điều gì? + Nêu ý nghĩa của bài hát? +Trong bài hát, thầy cô được ví với những - GV cho HS nghe nhạc lần thứ hai, GV hình ảnh nào? hướng dẫn các em nghe kết hợp gõ đệm, - HS nghe nhạc lần 2 kết hợp gõ đệm, vận vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. động cơ thể. - GV cho HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung phong hát lại những câu các em nhớ, - HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung phong hoặc GV hát một câu khoảng 1-2 lần, ví dụ hát lại những câu các em nhớ. Thầy cô là vầng trăng, sáng soi những đêm rằm, rồi mời HS hát lại. GV có thể thực hiện với câu hát khác. 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 3’) *.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu lòng biết ơn của HS đối với thầy cô, Biết đọc nhạc kết hợp vận động) * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV nhắc lại yêu cầu của tiết học này, - Ghi nhớ nội dung của giờ học chốt lại nội dung tiết học Khen ngợi các - Về tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. em có ý thức tập luyện tích cực, đọc nhạc - Chuẩn bị bài cho tiết sau. tốt vận động chính xác, sáng tạo.... Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn
  11. cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học: Tập biểu diễn bài hát, tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................
  12. Tiết 33 Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu; Vận dụng Thời lượng 1 tiết; thời gian thực hiện .../5/202… I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài học. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động thể hiện nhạc cụ, vận dụng) - Về phẩm chất: Qua bài học, chúng ta cần thể hiện trách nhiệm với mái trường thông qua những hành động cụ thể, như yêu quý bạn bè, thầy cô, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Đàn phím điện tử, recorder và kèn phím. - Thể hiện được bài tập giai điệu bằng recorder và kèn phím. 2. Học sinh: Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ- rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát, hoặc nhạc cụ gõ tự làm. Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: recorder hoặc kèn phím. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Khởi động (2 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học *. Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
  13. GV mở nhạc bài Bim bum nhạc Mỹ - HS vận động cơ thể theo nhạc bài Bim - GV nhận xét, đánh giá. bum - HS dưới lớp nhận xét 1. Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu (khoảng 20 phút) Mục tiêu: - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. Cách tiến hành Hoạt động cả lớp a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu + Nhạc cụ thể hiện tiết tấu; - GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ - Cả lớp thể hiện tiết tấu thứ nhất nhất bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể. - GV hướng dẫn HS hát bài Biết ơn thầy cô giáo kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát (phần Vận dụng). - Ứng dụng tiết tấu 1 với bài hát Biết ơn - Tiết tấu thứ hai dành cho GV, để gõ hòa tấu thầy cô giáo cùng HS. - HS nghe tiết tấu 2 và gõ tiết tấu 1 hòa b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu (khoảng 12 cùng GV. phút) - GV hướng dẫn HS luyện tập theo các + Nhạc cụ thể hiện giai điệu; bước: Sáo recorder Kèn phím - Bước 1: GV thể hiện giai điệu làm mẫu. - Bước 3: HS luyện - Bước 3:HS luyện - Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát tập theo GV hướng tập: GV hướng dẫn giai điệu. dẫn : + Tập bấm nốt Đô, - Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập + Tập bấm nốt Si, Rê, Mi (chưa thổi). - Bước 4 : HS luyện tập La, Son (chưa thổi). + Tập bấm và thổi + Tập bấm và thổi nốt Đô, Rê, Mi. nốt Si, La, Son. + Luyện tập giai + Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu điệu (theo kí hiệu bàn tay; nghe và - GV cho 1 số em có năng khiếu lên thể bàn tay; nghe và lặp lặp lại; theo kí hiệu
  14. hiện giai điệu: Sáo recorder; Kèn phím lại; theo kí hiệu ghi ghi nhạc). - GV sửa sai, tuyên dương nhạc). - Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm. Luyện nhóm, cá nhân - HS lên thể hiện theo năng khiếu sở trường Sáo recorder hoặc Kèn phím Nội dung 2: Vận dụng Mục tiêu: - Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng recorder hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định. Cách tiến hành Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS trình bày nối tiếp Bài HS trình bày theo nhóm: tập ri-coóc-đơ số 5 và Bài tập ri-coóc-đơ số Nhóm 1 trình bày Bài tập ri-coóc-đơ số5 6; hoặc trình bày nối tiếp Bài tập kèn phím Nhóm 2 trình bày Bài tập ri-coóc-đơ số 5 số 5 và Bài tập kèn phím số 6 (phần Vận Và ngược lại dụng). Nhóm 1 trình bày Bài tập kèn phím số 5 - GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương Nhóm 2 trình bày Bài tập kèn phím số 5 và ngược lại 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: (khoảng 3 phút) *.Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn *.Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu nội dung chủ đề cho - HS nêu nội dung chủ đề 8: Hát, Nhạc cụ, HS tự đánh giá chủ đề 8 Nghe nhạc.
  15. - GV nhận xét chung - HS đánh giá học tập của mình, của bạn - GV khen ngợi các em có ý thức luyện tập khi học xong chủ đề. tích cực, chơi nhạc cụ tốt, sáng tạo,...Dặn các em về nhà biểu diễn Recocder hoặc kèn phím cho người thân nghe. Có thể vận - HS ghi nhớ dụng các câu nhạc khác có trong sách để chơi nhạc cụ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
60=>0